Rau má món ăn bài thuốc tốt với sức khỏe – Đông y


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Đông y - Rau má là một loại rau dại mọc ở những nơi ẩm ướt như bờ mương, thung lũng thuộc những vùng nhiệt đới như Việt Nam, Lào, Cambuchia, Indonesia,… Lá cây rau má có cuống dài mọc ra từ gốc hoặc các mấu. Trong dược học Việt Nam, rau má là một loại cây thảo cược được sử dụng nhiều trong chữa bệnh.



Cây rau má có tác dụng gì?

Dưới đây là những công dụng của cây rau má đối với sức khỏe không phải ai cũng biết.

Rau má tốt cho người bị bệnh tim mạch.


Rau má có tác dụng giảm sưng và cải thiện lưu thông trong cơ thể, đặc biệt là với các bệnh liên quan đến tĩnh mạch như giãn tĩnh mạch và suy tĩnh mạch. Một nghiên cứu được công bố năm 2001 cho biết, những người có tĩnh mạch tăng huyết áp dùng giả dược hoặc rau má trong khoảng thời gian 4 tuần thì đến tuần cuối cùng có thể nhận thấy giảm đáng kể phù mắt cá chân, sưng, đau, chuột rút và mỏi ở chân so với giả dược.

Rau má có tác dụng làm lành vết thương.


Trong thành phần của rau má có chứa triterpenoids có tác dụng tăng tốc độ chữa lành vết thương, tăng cường chất chống oxy hóa tại vị trí vết thương, tăng cung cấp máu cho khu vực bị thương. Một số nghiên cứu cho thấy các vết thương được điều trị với nước chiết xuất từ lá rau má lá có thể chữa lành nhanh hơn đáng kể hơn so với các vết thương không được điều trị bằng chiết xuất này.



Rau má có tác dụng làm lành vết thương

Những công dụng khác của rau má.


Từ xa xưa, người ta đã dùng rau má để điều trị các bệnh như nhiễm trùng hô hấp, vẩy nến, viêm gan, cảm lạnh, mệt mỏi, động kinh, sốt, hen suyễn và bệnh giang mai…

Trong y học cổ truyền, rau má cũng được biết đến là cây thuốc quý dễ trồng “nguồn mạch sự sống” bởi vì nó giúp làm tăng tuổi thọ. Mặc dù nghiên cứu khoa học vẫn chưa chứng minh hiệu quả của của loại thảo dược này đối với các rối loạn trong cơ thể, tuy nhiên cũng không phủ nhận tác dụng của rau má trong việc điều trị chứng mất ngủ, xơ cứng bì, ung thư, rối loạn tuần hoàn, tăng huyết áp, mất trí nhớ, liền sẹo và giảm nốt cục trên da cellulite.

Một số tác dụng phụ có thể gặp khi dùng rau má.


Rau má có thể tương tác với các thuốc gây buồn ngủ và thuốc chống co giật, barbiturat, benzodiazepin, thuốc mất ngủ, và các thuốc chống trầm cảm… Nó cũng có thể làm giảm hiệu quả của insulin và thuốc tiểu đường uống khác, cũng như các thuốc hạ cholesterol. Rau má cũng có thể có một tác dụng làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc khi uống rượu.

Trong một số trường hợp, rau má làm tăng lượng cholesterol và lượng đường trong máu, vì vậy những người có cholesterol cao và bệnh tiểu đường nên tránh lạm dụng sử dụng rau má quá nhiều. Thảo mộc này cũng có thể dẫn đến sẩy thai nếu sử dụng trong thời kỳ mang thai. Do vậy, trẻ em, phụ nữ mang thai và đang cho con bú cũng nên tránh dùng loại rau này.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.