Thuốc Đông y - Sò huyết hay còn được gọi với tên khác là bạng hoa, đây là một loại cây được trồng khá nhiều để làm cảnh, tuy nhiên ít ai nghĩ rằng Sò huyết còn là một vị thuốc Đông y với vô số công dụng chữa bệnh thần kỳ.
Thông tin sơ lược về cây Sò huyết
Theo chia sẻ của dược sĩ Nguyễn Thị Thắm hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết sò huyết là một loại cây thuộc họ thài lài Cmmelinaceae, có tên khoa học là Rhoeo discolor. Sò huyết là một loại cỏ dai, cao tới 50 cm, thân thô ngắn, hoặc không có thân lá mọc như ngói lợp, phiến lá dài 20cm -30cm, rộng 4cm-6cm, mép nguyên đầu nhọn, trông hơi mọng nước, mặt dưới màu tím sẫm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, có tổng bao nhiêu màu tím nhạt trông giống hình con sò, do đó có tên là cây sò huyết. Mặt trong hoa bao màu xanh nhạt. Cụm hoa nhiều màu hoa trắng. Cuống cụm hoa mọng nước. Mùa hoa kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu. Phân bố Cây từ châu Mỹ nhiệt đới được truyền vào nước ta. Cây này mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm cảnh vì cây tím đẹp, cụm hoa hình đặc biệt, màu dịu dàng đẹp mắt.
Theo Y học cổ truyền, Sò huyết có vị ngọt và nhạt, tính hàn. Có công dụng: Thanh nhiệt nhuận phế, hóa đờm chống ho, lương huyết giải độc.
Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Sò huyết
Ngạc nhiên với công dụng chữa bệnh từ cây Sò huyết
Thông tin sơ lược về cây Sò huyết
Theo chia sẻ của dược sĩ Nguyễn Thị Thắm hiện đang là giảng viên khoa Cao đẳng Dược tại Trường Cao đẳng Y dược TPHCM cho biết sò huyết là một loại cây thuộc họ thài lài Cmmelinaceae, có tên khoa học là Rhoeo discolor. Sò huyết là một loại cỏ dai, cao tới 50 cm, thân thô ngắn, hoặc không có thân lá mọc như ngói lợp, phiến lá dài 20cm -30cm, rộng 4cm-6cm, mép nguyên đầu nhọn, trông hơi mọng nước, mặt dưới màu tím sẫm. Cụm hoa mọc ở kẽ lá, có tổng bao nhiêu màu tím nhạt trông giống hình con sò, do đó có tên là cây sò huyết. Mặt trong hoa bao màu xanh nhạt. Cụm hoa nhiều màu hoa trắng. Cuống cụm hoa mọng nước. Mùa hoa kéo dài từ mùa xuân đến mùa thu. Phân bố Cây từ châu Mỹ nhiệt đới được truyền vào nước ta. Cây này mọc hoang và được trồng ở khắp nơi trong nước ta để làm cảnh vì cây tím đẹp, cụm hoa hình đặc biệt, màu dịu dàng đẹp mắt.
Theo Y học cổ truyền, Sò huyết có vị ngọt và nhạt, tính hàn. Có công dụng: Thanh nhiệt nhuận phế, hóa đờm chống ho, lương huyết giải độc.
Bài thuốc chữa bệnh áp dụng với cây Sò huyết
Sò huyết là một loại cây cảnh được trồng khá nhiều ở nước ta
- Chữa viêm khí quản cấp: Sò huyết 10 g thêm đường và cho nước lượng gấp đôi, đun sôi uống.
- Chữa viêm khí quản mạn tính: Lá Sò huyết 15 g, Núc nắc 3 g sắc lấy nước uống.
- Trị lao bạch huyết: Lá Sò huyết tươi 30-60 g sắc lấy nước uống.
- Chữa ho do phế nhiệt, đờm đặc: Sò huyết 40 g, để tươi, rửa sạch, giã nát, thêm nước, gạn uống hoặc phơi khô 30 g, cho vào ấm đổ 3 bát nước sắc còn 1 bát uống làm một lần trong ngày, dùng liền 1 tuần.
- Chữa viêm khí quản: Sò huyết 15 g, rửa sạch, thái nhỏ, trộn với đường phèn hoặc mật ong 10 g. Đem hấp cách thủy trong 15 – 20 phút. Để nguội, uống làm 2 – 3 lần trong ngày. Hoặc có thể áp dụng cách sau: Sò huyết 15g, vỏ núc nác 5 g, thái nhỏ, sắc với 550 ml nước còn 100ml, uống làm hai lần trong ngày.
- Trị cảm sốt, ho, đau đầu: Sò huyết 15g, rễ cây chòi mòi 10 g, vỏ cây kim phượng hoa vàng 10g, phơi khô, thái nhỏ. Tất cả cho vào ấm đổ 500ml nước còn 100 ml, uống làm hai lần trong ngày. dùng liền 5 ngày.
- Trị bí tiểu tiện: Sò huyết 15g, diếp cá 15g, rau má 20 g, rễ cỏ tranh 10g, râu ngô 10g. Tất cả dùng tươi, rửa sạch, sắc với 700ml nước, đun nhỏ lửa còn 250 ml chia 2 lần uống trong ngày. Dùng 10 ngày 1 liệu trình.