Thuốc Đông y - Cải xoong, còn gọi là xà lách xoong là vị thuốc khá tốt cho con người, nhất là những ai muốn cai thuốc lá, ngừa ung thư vú…
Theo Đông y: cải xoong có vị đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, giảm đau, thanh phế.
Cải xoong có công dụng thanh nhiệt khí ở phổi và bao tử, đối với chứng huyết nóng cũng có hiệu quả. Những ngày nóng bức mùa hè, người nóng nảy, mệt mỏi: dùng 60g cải xoong, rửa sạch, giã nát, thêm nước, lọc và pha đường uống. Có thể xay như xay sinh tố để uống cũng được.
Công dụng tuyệt vời của cải xoong
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ: theo các nhà nghiên cứu cải xoong chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, ma-giê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua. Việc ăn khoảng 100g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú cũng như suy giảm nguy cơ ung thư nói chung.
Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C trong lá cải xoong cao càng làm gia tăng hiệu quả chống ung thư. Đồng thời các hoạt chất trong cải xoong cũng gây ra hiệu ứng apoptosis (giết tế bào ung thư). Tương tự như vậy, chiết xuất từ cải xoong thô cũng là “vệ sĩ” cho các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ruột kết nhờ ngăn chặn được sự di căn của các tế bào ác tính.
Nếu người quá suy nhược, thay vì uống nước vắt để sống, nên đun cho sôi rồi mới uống sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu đem chưng chín thì công hiệu của nó sẽ bị sút giảm đi nhiều. Dù uống sống hoặc chưng chín, nếu cho thêm vào một ít muối ăn, công hiệu cầm máu sẽ mau hơn.
Ở một số nước, dân gian đã dùng cải xoong để hỗ trợ cho bệnh nhân lao, thấp khớp, đau lưng, thiếu máu, tiểu đường, tim mạch, giảm thị lực, sỏi mật. Đặc biệt, cải xoong có thể giải độc nicotin, dùng để giúp bệnh nhân cai thuốc lá.
Món ăn bài thuốc
Phụ trợ trị lao phổi: 150g cải xoong nấu canh cùng với 150g phổi heo ăn vào buổi sáng. Buổi chiều lấy 1 nắm cải xoong trộn giấm với 100g thịt bò xào tái. Ăn liên tục trong nhiều ngày. Món ăn bài thuốc này vừa ngon miệng, dễ ăn, lại hỗ trợ làm cho mát phổi, đỡ tức ngực, khó thở.
Trị viêm phế quản: lấy 150g cải xoong, 50g lá tía tô, 5g gừng tươi. Sắc với 3 chén nước còn 1 chén, uống 3 lần/ngày.
Nhuận phế hóa đờm: những người trong phổi lúc nào cũng cảm thấy nóng nực, ho khạc nhiều đờm do phổi bị nhiệt, nên nấu canh rau cải xoong, quả la hán và thịt nạc, ăn hằng ngày.
Người lúc nào cũng cảm thấy nóng, nhất là vùng ngực và vùng dạ dày: cải xoong nấu với cà rốt, chắt lấy nước uống.
Phụ trị tiểu đường: 100g cải xoong, củ cải, cần tây, mùi tây, cà rốt, cải bắp, tỷ lệ bằng nhau, ép lấy nước uống, giúp giảm được lượng đường. Ngoài ra 100g cải xoong chỉ cung cấp 48 calo, không lo tăng nhiệt lượng. Bã của cải xoong cung cấp nhiều chất xơ, giúp người bệnh no, không cảm thấy thèm ăn nhiều.
Trị ngoài da lở loét, rụng tóc: rau cải xoong giã nát đắp lên chỗ đau hoặc da đầu.
Trị phù thũng: rau cải xoong nấu với cá chép trong bữa cơm hằng ngày.
Trị tàn nhang: dùng 3 phần dịch cải xoong, 1 phần mật ong quấy đều, dùng vải mềm tẩm thuốc xoa sáng và chiều, để khô rồi rửa sạch.
Giúp cai nghiện thuốc lá: người nghiện thuốc lá nên ăn nhiều cải xoong.
Làm chắc chân răng và làm đỡ hôi miệng: dùng nước dịch của cải xoong súc miệng.
Điều dưỡng viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM lưu ý: Tuy là cải xoong là loại rau cải có tính hàn, nhưng nếu nấu lâu, tính hàn của cải xoong sẽ mất, trở thành thức uống mát. Nếu uống lúc còn nóng, có thể đề phòng hàn khí ảnh hưởng tới phổi và bao tử.
Khi uống nước canh hoặc nước cải xoong nấu chín sẽ đi tiểu nhiều, vì vậy người bệnh không nên uống vào buổi tối, để khỏi phải thức dậy đi tiểu, làm mất giấc ngủ.
Cải xoong là vị thuốc khá tốt cho con người
Theo Đông y: cải xoong có vị đắng, mùi thơm, tính mát, có tác dụng thanh huyết, giải nhiệt, giảm đau, thanh phế.
Cải xoong có công dụng thanh nhiệt khí ở phổi và bao tử, đối với chứng huyết nóng cũng có hiệu quả. Những ngày nóng bức mùa hè, người nóng nảy, mệt mỏi: dùng 60g cải xoong, rửa sạch, giã nát, thêm nước, lọc và pha đường uống. Có thể xay như xay sinh tố để uống cũng được.
Công dụng tuyệt vời của cải xoong
- Lợi ích chống ung thư
Bác sĩ, giảng viên Cao đẳng Dược TPHCM chia sẻ: theo các nhà nghiên cứu cải xoong chứa nhiều vitamin, sắt, canxi, ma-giê, mangan, kẽm và kali hơn so với bông cải xanh, táo và cà chua. Việc ăn khoảng 100g cải xoong mỗi ngày có thể ngăn ngừa ung thư vú cũng như suy giảm nguy cơ ung thư nói chung.
Thêm vào đó, hàm lượng vitamin C trong lá cải xoong cao càng làm gia tăng hiệu quả chống ung thư. Đồng thời các hoạt chất trong cải xoong cũng gây ra hiệu ứng apoptosis (giết tế bào ung thư). Tương tự như vậy, chiết xuất từ cải xoong thô cũng là “vệ sĩ” cho các tế bào ung thư tuyến tiền liệt và ruột kết nhờ ngăn chặn được sự di căn của các tế bào ác tính.
Canh cải xoong rất mát, có công hiệu giải nhiệt, phòng nhiệt
- Thanh huyết, giải nhiệt
Nếu người quá suy nhược, thay vì uống nước vắt để sống, nên đun cho sôi rồi mới uống sẽ an toàn hơn. Tuy nhiên, nếu đem chưng chín thì công hiệu của nó sẽ bị sút giảm đi nhiều. Dù uống sống hoặc chưng chín, nếu cho thêm vào một ít muối ăn, công hiệu cầm máu sẽ mau hơn.
- Một số tác dụng có ích cho sức khỏe khác
Ở một số nước, dân gian đã dùng cải xoong để hỗ trợ cho bệnh nhân lao, thấp khớp, đau lưng, thiếu máu, tiểu đường, tim mạch, giảm thị lực, sỏi mật. Đặc biệt, cải xoong có thể giải độc nicotin, dùng để giúp bệnh nhân cai thuốc lá.
Món ăn bài thuốc từ cải xoong
Món ăn bài thuốc
Phụ trợ trị lao phổi: 150g cải xoong nấu canh cùng với 150g phổi heo ăn vào buổi sáng. Buổi chiều lấy 1 nắm cải xoong trộn giấm với 100g thịt bò xào tái. Ăn liên tục trong nhiều ngày. Món ăn bài thuốc này vừa ngon miệng, dễ ăn, lại hỗ trợ làm cho mát phổi, đỡ tức ngực, khó thở.
Trị viêm phế quản: lấy 150g cải xoong, 50g lá tía tô, 5g gừng tươi. Sắc với 3 chén nước còn 1 chén, uống 3 lần/ngày.
Nhuận phế hóa đờm: những người trong phổi lúc nào cũng cảm thấy nóng nực, ho khạc nhiều đờm do phổi bị nhiệt, nên nấu canh rau cải xoong, quả la hán và thịt nạc, ăn hằng ngày.
Người lúc nào cũng cảm thấy nóng, nhất là vùng ngực và vùng dạ dày: cải xoong nấu với cà rốt, chắt lấy nước uống.
Phụ trị tiểu đường: 100g cải xoong, củ cải, cần tây, mùi tây, cà rốt, cải bắp, tỷ lệ bằng nhau, ép lấy nước uống, giúp giảm được lượng đường. Ngoài ra 100g cải xoong chỉ cung cấp 48 calo, không lo tăng nhiệt lượng. Bã của cải xoong cung cấp nhiều chất xơ, giúp người bệnh no, không cảm thấy thèm ăn nhiều.
Trị ngoài da lở loét, rụng tóc: rau cải xoong giã nát đắp lên chỗ đau hoặc da đầu.
Cải xoong nhiều chất xơ, giúp người bệnh tiểu đường không cảm thấy thèm ăn
Trị phù thũng: rau cải xoong nấu với cá chép trong bữa cơm hằng ngày.
Trị tàn nhang: dùng 3 phần dịch cải xoong, 1 phần mật ong quấy đều, dùng vải mềm tẩm thuốc xoa sáng và chiều, để khô rồi rửa sạch.
Giúp cai nghiện thuốc lá: người nghiện thuốc lá nên ăn nhiều cải xoong.
Làm chắc chân răng và làm đỡ hôi miệng: dùng nước dịch của cải xoong súc miệng.
Điều dưỡng viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng TPHCM lưu ý: Tuy là cải xoong là loại rau cải có tính hàn, nhưng nếu nấu lâu, tính hàn của cải xoong sẽ mất, trở thành thức uống mát. Nếu uống lúc còn nóng, có thể đề phòng hàn khí ảnh hưởng tới phổi và bao tử.
Khi uống nước canh hoặc nước cải xoong nấu chín sẽ đi tiểu nhiều, vì vậy người bệnh không nên uống vào buổi tối, để khỏi phải thức dậy đi tiểu, làm mất giấc ngủ.