Thuốc Đông y - Sài đất là loài cây mọc bò lan, bò sát mặt đất. Đặc điểm là mọc lan, mọc tới đâu ra rễ tới đó, từng khúc thân có thể biến hóa thành một cây độc lập khi chúng được ngắt ra khỏi thân chính.
Sài đất còn được gọi là húng trám vì một số vùng địa phương ngắt sài đất ăn sống như ăn rau húng, nhưng khi vò nát cây ra lại có mùi hương của quả trám nên được gọi là húng trám. Một số vùng khác gọi là ngổ núi, vì trông như cây rau ngổ song có thể mọc bò trên vách núi.
Cây sài đất có thân màu xanh, lá gần như dính sát vào thân, không có cuống, mọc đối nhau, hình bầu dục, mép có răng cưa nhỏ, phủ lông ở mặt trên cũng như mặt dưới của lá. Hoa mọc thành cụm hoa, mọc ở đầu, màu vàng tươi. Chú ý cần phân biệt sài đất với cây lỗ địa cúc hoặc sài hồ. Sài đất được thu hoạch lúc đang ra hoa. Sài đất dùng toàn cây, có thể dạng cây tươi hoặc sấy khô đều được cả.
Trong Y học cổ truyền, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, quy kinh can- thận, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu đờm, cầm ho, mát máu, mát gan, chữa viêm cơ, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, cảm mạo, sốt liên miêm, mụn nhọt, lở loét ngoài da. Thường dùng sài đất tươi, có thể dùng khô nhưng tác dụng không bằng tươi.
Sau đây, ban biên tập Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật và giới thiệu một số tác dụng của cây sài đất:
Tác dụng chữa bệnh của Sài Đất
– Bài thuốc thanh vị nhiệt thang: sài đất 16g, thạch môn 12g, thục địa 16g, rễ cỏ xước 10g, thạch cao 16g. Sắc ngày 01 thang uống chia 2 lần. Bài thuốc này trị miệng hôi, miệng lưỡi nhiệt, chân răng sưng mủ, ăn nhiều chóng đói, đau bụng cả lúc no và đói.
– Bài thuốc trị rôm nổi thành đám: Sài đất 100g, giã nát, cho thêm ít muối ăn, thêm 100ml nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước chia 2 lần uống trong ngày. Bã có thể dùng đắp lên nơi có rôm nổi thành đám mảng trong vòng 30 phút. Hoặc có thể dùng cây khô, ngày dùng 50g thêm nửa lít nước, sắc và cô cho đến khi còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
– Bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết: Sài đất 15g, cỏ nhọ nồi 15g, rễ cỏ tranh 15g, lá cối xay (sao vàng) 10g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, hoa hòe 8g. Sắc cùng 3 lát gừng tươi, uống ấm chia 2 lần trong ngày.
– Bài thuốc chống cảm cúm: Sài đất 12g, kim ngân hoa 20g, mạn kinh tử 10g, tía tô 8g, kinh giới 8g, cam thảo 4g. Sắc cùng 3 lát gừng uống ngày 1 thang chia 3 lần.
– Bài thuốc ngứa da có mọc mụn trên da: Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 4g, ké đầu ngựa 6g, liên kiều 10g, nhân trần 12g, sa sâm 12g, tân quy 15g. Sắc ngày 1 thang lấy 300ml uống chia 2 lần. Bài thuốc này có thể trị ghẻ lở, ghẻ ruồi, ngứa, mọc mụn toàn thân. Nếu trẻ em từ 4 tuổi đến 12 tuổi uống lượng bằng 1/3 thang thuốc trên.
– Bài thuốc trị ngứa do mụn: Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, thiên niên kiện 8g, diệp hạ châu 10g, nhân trần 10g, ngưu tất 12g, hà thủ ô 12g, sinh địa 15g, cam thảo 4g, thạch cao 6g, sa sâm 12g. Sắc ngày 1 thang uống chia 2 lần.
– Bài thuốc giảm sưng vú: Sài đất 20g giã nát đắp lên tuyến vú bị sưng đỏ viêm. Ngày đắp 2 lần, mỗi lần 60 phút sau đó nhấc ra rửa lại với nước sạch.
Lưu ý khi sử dụng cây sài đất
Điều dưỡng viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng sài đất trị bệnh tại nhà
Một số trường hợp có thể quá mẫn với thành phần của sài đất. Trước khi sắc uống hoặc đắp sài đất trên diện rộng, nên bôi một ít nước ra cổ tay. Nếu trong 1 ngày da không có biểu hiện bị kích ứng thì có thể dùng được.
Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng sài đất cùng lúc với thuốc điều trị bệnh trong tây y vì chúng có thể tương tác gây ra phản ứng phụ có hại cho sức khỏe.
Cây sài đất rất dễ bị nhầm lẫn với cây lỗ cúc địa nên cần chú ý nhận biết để không hái nhầm thuốc. Cây lỗ cúc địa thường có lá ngắn hơn, hoa có hình dáng tương tự như sài đất nhưng màu vàng nhạt.
Sài đất dạng cây tươi
Sài đất còn được gọi là húng trám vì một số vùng địa phương ngắt sài đất ăn sống như ăn rau húng, nhưng khi vò nát cây ra lại có mùi hương của quả trám nên được gọi là húng trám. Một số vùng khác gọi là ngổ núi, vì trông như cây rau ngổ song có thể mọc bò trên vách núi.
Cây sài đất có thân màu xanh, lá gần như dính sát vào thân, không có cuống, mọc đối nhau, hình bầu dục, mép có răng cưa nhỏ, phủ lông ở mặt trên cũng như mặt dưới của lá. Hoa mọc thành cụm hoa, mọc ở đầu, màu vàng tươi. Chú ý cần phân biệt sài đất với cây lỗ địa cúc hoặc sài hồ. Sài đất được thu hoạch lúc đang ra hoa. Sài đất dùng toàn cây, có thể dạng cây tươi hoặc sấy khô đều được cả.
Trong Y học cổ truyền, sài đất có vị ngọt, hơi chua, tính mát, quy kinh can- thận, có tác dụng thanh nhiệt, tiêu độc, tiêu viêm, tiêu đờm, cầm ho, mát máu, mát gan, chữa viêm cơ, viêm bàng quang, viêm tuyến vú, cảm mạo, sốt liên miêm, mụn nhọt, lở loét ngoài da. Thường dùng sài đất tươi, có thể dùng khô nhưng tác dụng không bằng tươi.
Sau đây, ban biên tập Cao đẳng Dược – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cập nhật và giới thiệu một số tác dụng của cây sài đất:
Tác dụng chữa bệnh của Sài Đất
- Thanh nhiệt, tiêu độc
– Bài thuốc thanh vị nhiệt thang: sài đất 16g, thạch môn 12g, thục địa 16g, rễ cỏ xước 10g, thạch cao 16g. Sắc ngày 01 thang uống chia 2 lần. Bài thuốc này trị miệng hôi, miệng lưỡi nhiệt, chân răng sưng mủ, ăn nhiều chóng đói, đau bụng cả lúc no và đói.
- Trị rôm sảy
– Bài thuốc trị rôm nổi thành đám: Sài đất 100g, giã nát, cho thêm ít muối ăn, thêm 100ml nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước chia 2 lần uống trong ngày. Bã có thể dùng đắp lên nơi có rôm nổi thành đám mảng trong vòng 30 phút. Hoặc có thể dùng cây khô, ngày dùng 50g thêm nửa lít nước, sắc và cô cho đến khi còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
- Trị viêm nhiễm ngoài da
- Trị sốt cao
– Bài thuốc hỗ trợ điều trị sốt xuất huyết: Sài đất 15g, cỏ nhọ nồi 15g, rễ cỏ tranh 15g, lá cối xay (sao vàng) 10g, kim ngân hoa 12g, bồ công anh 12g, hoa hòe 8g. Sắc cùng 3 lát gừng tươi, uống ấm chia 2 lần trong ngày.
– Bài thuốc chống cảm cúm: Sài đất 12g, kim ngân hoa 20g, mạn kinh tử 10g, tía tô 8g, kinh giới 8g, cam thảo 4g. Sắc cùng 3 lát gừng uống ngày 1 thang chia 3 lần.
- Trị mẩn ngứa ngoài da, do eczema, dị ứng các loại
– Bài thuốc ngứa da có mọc mụn trên da: Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, cam thảo 4g, ké đầu ngựa 6g, liên kiều 10g, nhân trần 12g, sa sâm 12g, tân quy 15g. Sắc ngày 1 thang lấy 300ml uống chia 2 lần. Bài thuốc này có thể trị ghẻ lở, ghẻ ruồi, ngứa, mọc mụn toàn thân. Nếu trẻ em từ 4 tuổi đến 12 tuổi uống lượng bằng 1/3 thang thuốc trên.
– Bài thuốc trị ngứa do mụn: Sài đất 15g, kim ngân hoa 12g, thiên niên kiện 8g, diệp hạ châu 10g, nhân trần 10g, ngưu tất 12g, hà thủ ô 12g, sinh địa 15g, cam thảo 4g, thạch cao 6g, sa sâm 12g. Sắc ngày 1 thang uống chia 2 lần.
Sài đất sấy khô
- Trị mụn nhọt ngoài da
- Trị viêm tuyến vú
– Bài thuốc giảm sưng vú: Sài đất 20g giã nát đắp lên tuyến vú bị sưng đỏ viêm. Ngày đắp 2 lần, mỗi lần 60 phút sau đó nhấc ra rửa lại với nước sạch.
- Trị viêm bàng quang
- Trị viêm gan, vàng da
Lưu ý khi sử dụng cây sài đất
Điều dưỡng viên, giảng viên Cao đẳng Điều dưỡng – Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur cho biết: Bệnh nhân cần tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng sài đất trị bệnh tại nhà
Một số trường hợp có thể quá mẫn với thành phần của sài đất. Trước khi sắc uống hoặc đắp sài đất trên diện rộng, nên bôi một ít nước ra cổ tay. Nếu trong 1 ngày da không có biểu hiện bị kích ứng thì có thể dùng được.
Hỏi ý kiến bác sĩ khi dùng sài đất cùng lúc với thuốc điều trị bệnh trong tây y vì chúng có thể tương tác gây ra phản ứng phụ có hại cho sức khỏe.
Cây sài đất rất dễ bị nhầm lẫn với cây lỗ cúc địa nên cần chú ý nhận biết để không hái nhầm thuốc. Cây lỗ cúc địa thường có lá ngắn hơn, hoa có hình dáng tương tự như sài đất nhưng màu vàng nhạt.