Thuốc Đông y - Cỏ bấc đèn là loài thảo dược có tác dụng thanh tâm, giáng hỏa, lợi thủy, thông lâm. Với nhiều công dụng được sử dung trong đông y để chữa trị tâm phiền, tiểu tiện khó, ho, sốt, viêm họng.
Đặc điểm cây cỏ bấc đèn
Cỏ bấc đèn phần làm thuốc là lõi thân hay còn gọi là ruột bấc. Lõi thân dược liệu này sau khi thu hoạch đã phơi khô thì được gọi là Đăng tâm thảo. Thường cây bấc đèn được thu hoạch vào khoảng tháng 9 – 10. Dược liệu sau khi thu hái về thì được rạch dọc thân để lấy lõi và bó chúng thành từng bó đem phơi hay sấy khô để dùng.
Theo đông y, đăng tâm thảo có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, vào các kinh tâm, phế, tiểu trường nên có tác dụng lợi tiểu, giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu thông lâm.
Công dụng: dùng để chữa trị các chứng mất ngủ, thủy thũng, viêm họng, ho, sốt cao đau họng , nhiệt lâm, trẻ em bị khóc đêm, mụn nhọt, ,…
Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng hạ sốt, chữa tâm phiền, tim hồi hộp, khó ngủ, lợi tiểu, tiêu phù thũng, vàng da, miệng lưỡi lở loét. Liều dùng: Uống 2 – 8g/ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Một số bài thuốc dân gian từ cây cỏ bấc đèn
Chữa trị tiểu tiện ít, khó tiểu, phù thũng: bấc đèn 8 g, với nước 250 ml. Đun sôi trong 15 phút, uống trong ngày. chia ba lần. Hoặc dùng bài bấc đèn 8 g, xa tiền tử, cỏ xước, mộc thông, mỗi vị 12 g. Sắc uống trong 3 lần/ngày.
Chữa trị tiểu buốt, tiểu đục, tiểu ra máu: Bấc đèn, bạch mao căn mỗi vị 8g, sắc uống trong ngày.
Chữa trị tiểu đỏ, tiểu gắt: Bấc đèn 9 g, Biển súc, Hoàng bá Xa tiền tử, mỗi vị 9 g, Mộc thông, Hoạt thạch mỗi vị 6g. Săc với 800 ml nước, đun nhỏ còn 250 ml, Uông chia 3 lần trong ngày. Uống liên tục 10 ngày.
Chữa mất ngủ: Cỏ bấc 2 g, cùng với 400 ml nước, đun nhỏ lửa còn 100ml, uống thay trà hàng ngày. Uống 1 liệu trình liên tuc trong 15 ngày. Ngoài ra, theo bác sĩ giảng viên YHCT tại Cao đẳng Y Dược TPHCM dược liệu này còn chữa trị trẻ em bị hay khóc về đêm, cảm sốt do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản, trị mắt đỏ sưng đau do phong nhiệt ứ tại kinh can chữa chướng hơi chứng lạnh bụng, mệt mỏi do nhiễm nấm đường ruột mãn tính
Lưu ý khi sử dụng cỏ bấc đèn
Tuy Dược liệu bấc đèn lành tính nhưng trước khi sử dụng cũng cần chú ý:
– Do dược liệu có tính hàn nên không dùng cho người bị trúng hàn hoặc tiểu tiện không kiểm soát.
– Không nên sử dụng dược liệu này để chữa trị trong thời gian dài. Liều khuyến cáo khi sử dụng cỏ Bấc đèn ở dạng sắc uống hoặc dạng tán bột là 1g – 2g/ ngày
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cây bấc đèn là dược liệu mọc hoang có nhiều ở nước ta, với nhiều công dụng trong những bài thuốc dân gian Bấc đèn giúp hạ sốt, tim hồi hộp, tâm phiền muộn, ngủ khó, lợi tiểu, tiêu phù thũng, vàng da, viêm họng, miệng lưỡi lở loét,. Các bài thuốc từ dược liệu này có độ an toàn tương đối cao nên có thể.áp dụng cho cả trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên do dược liệu có tính hàn nên người dùng cần sử dụng với liều lượng thích hợp và nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng./.
Đặc điểm cây cỏ bấc đèn
Cỏ bấc đèn phần làm thuốc là lõi thân hay còn gọi là ruột bấc. Lõi thân dược liệu này sau khi thu hoạch đã phơi khô thì được gọi là Đăng tâm thảo. Thường cây bấc đèn được thu hoạch vào khoảng tháng 9 – 10. Dược liệu sau khi thu hái về thì được rạch dọc thân để lấy lõi và bó chúng thành từng bó đem phơi hay sấy khô để dùng.
Theo đông y, đăng tâm thảo có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, vào các kinh tâm, phế, tiểu trường nên có tác dụng lợi tiểu, giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu thông lâm.
Công dụng: dùng để chữa trị các chứng mất ngủ, thủy thũng, viêm họng, ho, sốt cao đau họng , nhiệt lâm, trẻ em bị khóc đêm, mụn nhọt, ,…
Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng hạ sốt, chữa tâm phiền, tim hồi hộp, khó ngủ, lợi tiểu, tiêu phù thũng, vàng da, miệng lưỡi lở loét. Liều dùng: Uống 2 – 8g/ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.
Một số bài thuốc dân gian từ cây cỏ bấc đèn
Chữa trị tiểu tiện ít, khó tiểu, phù thũng: bấc đèn 8 g, với nước 250 ml. Đun sôi trong 15 phút, uống trong ngày. chia ba lần. Hoặc dùng bài bấc đèn 8 g, xa tiền tử, cỏ xước, mộc thông, mỗi vị 12 g. Sắc uống trong 3 lần/ngày.
Chữa trị tiểu buốt, tiểu đục, tiểu ra máu: Bấc đèn, bạch mao căn mỗi vị 8g, sắc uống trong ngày.
Chữa trị tiểu đỏ, tiểu gắt: Bấc đèn 9 g, Biển súc, Hoàng bá Xa tiền tử, mỗi vị 9 g, Mộc thông, Hoạt thạch mỗi vị 6g. Săc với 800 ml nước, đun nhỏ còn 250 ml, Uông chia 3 lần trong ngày. Uống liên tục 10 ngày.
Chữa mất ngủ: Cỏ bấc 2 g, cùng với 400 ml nước, đun nhỏ lửa còn 100ml, uống thay trà hàng ngày. Uống 1 liệu trình liên tuc trong 15 ngày. Ngoài ra, theo bác sĩ giảng viên YHCT tại Cao đẳng Y Dược TPHCM dược liệu này còn chữa trị trẻ em bị hay khóc về đêm, cảm sốt do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản, trị mắt đỏ sưng đau do phong nhiệt ứ tại kinh can chữa chướng hơi chứng lạnh bụng, mệt mỏi do nhiễm nấm đường ruột mãn tính
Lưu ý khi sử dụng cỏ bấc đèn
Tuy Dược liệu bấc đèn lành tính nhưng trước khi sử dụng cũng cần chú ý:
– Do dược liệu có tính hàn nên không dùng cho người bị trúng hàn hoặc tiểu tiện không kiểm soát.
– Không nên sử dụng dược liệu này để chữa trị trong thời gian dài. Liều khuyến cáo khi sử dụng cỏ Bấc đèn ở dạng sắc uống hoặc dạng tán bột là 1g – 2g/ ngày
Theo giảng viên Trường Cao đẳng Dược Sài Gòn cây bấc đèn là dược liệu mọc hoang có nhiều ở nước ta, với nhiều công dụng trong những bài thuốc dân gian Bấc đèn giúp hạ sốt, tim hồi hộp, tâm phiền muộn, ngủ khó, lợi tiểu, tiêu phù thũng, vàng da, viêm họng, miệng lưỡi lở loét,. Các bài thuốc từ dược liệu này có độ an toàn tương đối cao nên có thể.áp dụng cho cả trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên do dược liệu có tính hàn nên người dùng cần sử dụng với liều lượng thích hợp và nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng./.