Năng lượng và dưỡng chất cần được bù trừ nhanh chóng và hợp lý sau giấc ngủ trăn trở. Chính vì thế nên theo nhiều chuyên gia ngành dinh dưỡng, bữa ăn sáng quan trọng hơn các bữa khác.
Trong nhận thức đó, chuyên gia ở Đại học Yale (Mỹ) sau khi phân tích và so sánh buổi điểm tâm của nhiều chủng tộc đã rút ra một số nhận xét như sau:
- Người có thói quen chỉ uống cà phê mà không ăn sáng là người tự chuốc hại vào thân. Sau 1-2 giờ đầu gây hưng phấn thần kinh, cà phê khi một mình một chợ trong dạ dày sẽ có tác dụng ngược lại, vừa giảm thiểu lượng máu đến não vừa hạ lượng đường trong máu. Người uống cà phê mà không ăn lót lòng trên thực tế chỉ có đủ năng lượng để tập trung tinh thần trong thời gian rất ngắn, nghĩa là sẽ sớm bó tay quy hàng trong công việc nếu không được hà hơi tiếp sức.
- Bữa điểm tâm theo kiểu Tây thiên về chất đường với bánh mì, mứt lại thêm bơ sữa tuy trước mắt cung cấp năng lượng đủ để lên đường đến công sở nhưng lại là gánh nặng buộc gan, tụy tạng, tuyến thượng thận sau đó phải làm việc nhiều hơn gia chủ để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Người ăn sáng theo kiểu này tuy có thừa năng lượng để hăng hái trong những giờ đầu nhưng sau đó dễ rơi vào tình trạng “cạn xăng hết vốn” do lượng đường trong máu bất ngờ xuống thấp. Tầm tai hại của thói quen ăn sáng quá ngọt không dừng lại ở đó. Nhiều nhà nghiên cứu về bệnh nội tiết đang thắc mắc liệu có mối liên hệ nào giữa hình thức ăn sáng quá ngọt và bệnh đái tháo đường đang thịnh hành ở nhiều nước phương Tây? Ở nước mình thì phải suy đi tính lại với ly cà phê đá pha ngọt hơn chè!
- Với hình thức lót lòng dưới dạng đủ món mặn, ngọt thì thực khách rõ ràng có thừa năng lượng để làm việc suốt ngày. Nhờ đó mà nhiều người Mỹ không cần ăn trưa. Cũng vì thế mà giờ nghỉ để ăn trưa của người Mỹ rất ngắn. Với lối điểm tâm này, bên cạnh gánh nặng biến dưỡng cho gan và tụy tạng còn có thêm nhược điểm nếu trong công việc không có nhu cầu tiêu thụ năng lượng tương xứng. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều người Mỹ khổ tâm vì chứng béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường, dị ứng thực phẩm...
Như thế thì còn chờ gì mà không tiếp tục ăn sáng theo kiểu của ta? Hơn thế nữa, bữa điểm tâm phong phú theo kiểu Việt với các món có nước sẽ thêm phần hoàn chỉnh về mặt dinh dưỡng nếu chúng ta tập thói quen dùng thêm hoa quả tươi để vừa cung ứng cho cơ thể chất xơ cần thiết cho chức năng tiêu hóa vừa tiếp tế sinh khoáng tố cho quy trình biến dưỡng. Với một chút kiến thức, tập quán tốt có thể đi thêm bước nữa để trở thành thói quen hoàn hảo.
Bữa ăn sáng vì thế có thể là đòn bẩy cho một ngày đầy sức sống hay ngược lại, là nguyên nhân của cảnh “gãy gánh dọc đường”!
Nld.com.vn
Trong nhận thức đó, chuyên gia ở Đại học Yale (Mỹ) sau khi phân tích và so sánh buổi điểm tâm của nhiều chủng tộc đã rút ra một số nhận xét như sau:
- Người có thói quen chỉ uống cà phê mà không ăn sáng là người tự chuốc hại vào thân. Sau 1-2 giờ đầu gây hưng phấn thần kinh, cà phê khi một mình một chợ trong dạ dày sẽ có tác dụng ngược lại, vừa giảm thiểu lượng máu đến não vừa hạ lượng đường trong máu. Người uống cà phê mà không ăn lót lòng trên thực tế chỉ có đủ năng lượng để tập trung tinh thần trong thời gian rất ngắn, nghĩa là sẽ sớm bó tay quy hàng trong công việc nếu không được hà hơi tiếp sức.
- Bữa điểm tâm theo kiểu Tây thiên về chất đường với bánh mì, mứt lại thêm bơ sữa tuy trước mắt cung cấp năng lượng đủ để lên đường đến công sở nhưng lại là gánh nặng buộc gan, tụy tạng, tuyến thượng thận sau đó phải làm việc nhiều hơn gia chủ để điều chỉnh lượng đường trong máu.
Người ăn sáng theo kiểu này tuy có thừa năng lượng để hăng hái trong những giờ đầu nhưng sau đó dễ rơi vào tình trạng “cạn xăng hết vốn” do lượng đường trong máu bất ngờ xuống thấp. Tầm tai hại của thói quen ăn sáng quá ngọt không dừng lại ở đó. Nhiều nhà nghiên cứu về bệnh nội tiết đang thắc mắc liệu có mối liên hệ nào giữa hình thức ăn sáng quá ngọt và bệnh đái tháo đường đang thịnh hành ở nhiều nước phương Tây? Ở nước mình thì phải suy đi tính lại với ly cà phê đá pha ngọt hơn chè!
- Với hình thức lót lòng dưới dạng đủ món mặn, ngọt thì thực khách rõ ràng có thừa năng lượng để làm việc suốt ngày. Nhờ đó mà nhiều người Mỹ không cần ăn trưa. Cũng vì thế mà giờ nghỉ để ăn trưa của người Mỹ rất ngắn. Với lối điểm tâm này, bên cạnh gánh nặng biến dưỡng cho gan và tụy tạng còn có thêm nhược điểm nếu trong công việc không có nhu cầu tiêu thụ năng lượng tương xứng. Đó là lý do vì sao ngày càng nhiều người Mỹ khổ tâm vì chứng béo phì, bệnh tim mạch, đái tháo đường, dị ứng thực phẩm...
Như thế thì còn chờ gì mà không tiếp tục ăn sáng theo kiểu của ta? Hơn thế nữa, bữa điểm tâm phong phú theo kiểu Việt với các món có nước sẽ thêm phần hoàn chỉnh về mặt dinh dưỡng nếu chúng ta tập thói quen dùng thêm hoa quả tươi để vừa cung ứng cho cơ thể chất xơ cần thiết cho chức năng tiêu hóa vừa tiếp tế sinh khoáng tố cho quy trình biến dưỡng. Với một chút kiến thức, tập quán tốt có thể đi thêm bước nữa để trở thành thói quen hoàn hảo.
Bữa ăn sáng vì thế có thể là đòn bẩy cho một ngày đầy sức sống hay ngược lại, là nguyên nhân của cảnh “gãy gánh dọc đường”!
Nld.com.vn