Đặc điểm sinh lý nước tiểu của trẻ em là:
92% trẻ sơ sinh đi tiểu lần đầu trong 24 giờ
7% trẻ sơ sinh đi tiểu lần đầu trong ngày thứ 2.
1% trẻ sơ sinh đi tiểu lần đầu trong ngày thứ 3.
Dung tích bàng quang của trẻ sơ sinh đủ tháng trung bình là 6ml có thể tới 44ml. Trong ngày đầu trẻ đái ít hoặc vô niệu do có tình trạng mất nước sinh lý (kể cả việc cho bú muộn).
Nước tiểu thường có màu vàng nhạt và trong. Đôi khi màu vàng sẫm hơn do đái ít và không có mùi.
Ở trẻ lớn, phụ thuộc vào chế độ ăn và uống nước mà có những biểu hiện khác nhau. Khi trẻ ăn thức ăn có muối oxalat, cacbonat trong rau xanh hoặc hoa quả như chuối, quýt, hồng…thì một vài loại muối trong nước tiểu tăng, khi gặp lạnh sẽ kết tinh khiến nước tiểu đục. Loại nước tiểu này không có hại. Cho trẻ uống nhiều nước vài ngày sẽ khỏi. Hoặc khi trẻ bị viêm miệng mà mẹ cho uống vitamin B2 thì nước tiểu có màu vàng của thuốc. Trong trường hợp nước tiểu có màu đỏ đậm như nước vối thì cần theo dõi bệnh ở cầu thận mà thường là viêm cầu thận cấp hoặc nước tiểu có máu tươi cần theo dõi tổn thương ở bàng quang và niệu đạo. Lúc này cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi.
Bs. Phạm Thị Thục
Theo Mattroibetho.vn
92% trẻ sơ sinh đi tiểu lần đầu trong 24 giờ
7% trẻ sơ sinh đi tiểu lần đầu trong ngày thứ 2.
1% trẻ sơ sinh đi tiểu lần đầu trong ngày thứ 3.
Dung tích bàng quang của trẻ sơ sinh đủ tháng trung bình là 6ml có thể tới 44ml. Trong ngày đầu trẻ đái ít hoặc vô niệu do có tình trạng mất nước sinh lý (kể cả việc cho bú muộn).
Nước tiểu thường có màu vàng nhạt và trong. Đôi khi màu vàng sẫm hơn do đái ít và không có mùi.
Ở trẻ lớn, phụ thuộc vào chế độ ăn và uống nước mà có những biểu hiện khác nhau. Khi trẻ ăn thức ăn có muối oxalat, cacbonat trong rau xanh hoặc hoa quả như chuối, quýt, hồng…thì một vài loại muối trong nước tiểu tăng, khi gặp lạnh sẽ kết tinh khiến nước tiểu đục. Loại nước tiểu này không có hại. Cho trẻ uống nhiều nước vài ngày sẽ khỏi. Hoặc khi trẻ bị viêm miệng mà mẹ cho uống vitamin B2 thì nước tiểu có màu vàng của thuốc. Trong trường hợp nước tiểu có màu đỏ đậm như nước vối thì cần theo dõi bệnh ở cầu thận mà thường là viêm cầu thận cấp hoặc nước tiểu có máu tươi cần theo dõi tổn thương ở bàng quang và niệu đạo. Lúc này cần cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi.
Bs. Phạm Thị Thục
Theo Mattroibetho.vn
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,359
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,313
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,166