Các vụ trẻ tử vong vì hóc thạch trái cây xảy ra gần đây không chỉ làm phụ huynh hoang mang mà các bác sĩ cũng thấy lo ngại vì cơ hội cứu sống rất thấp.
Ăn nhiều thạch: hại hơn lợi
Không nên cho trẻ dưới năm tuổi ăn thạch vì phản xạ đường thở của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị hóc. Ảnh: Lê Kiên
TS.BS Nguyễn Thị Thanh, hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết: “Thạch trái cây là một món quà ưa thích của đa số trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người đã ngộ nhận khi nghe tên gọi thì tưởng thạch được chế biến từ các loại trái cây tươi, giàu dưỡng chất.
Thật ra, thành phần chủ yếu của thạch là các hoá chất như: carrageenan (một loại polymer sinh học được tách chiết từ cây rong sụn và một số loại rong khác, có những lợi ích nhất định đối với chức năng ruột, nhưng ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thu chất khoáng), nước, đường, chất nhũ hoá sodium alginate, bột agar, hương liệu...
Chúng chỉ đem lại sự ngon miệng nhất thời, như một loại bánh kẹo chứ về giá trị dinh dưỡng thì không nhiều. Trẻ ăn nhiều thạch chỉ có hại. Một số tác hại có thể nhận thấy như ảnh hưởng đến sự hấp thu chất đạm, chất béo trong cơ thể và giảm đi khả năng hấp thu các nguyên tố vi lượng quan trọng như sắt, kẽm…”
Cũng theo BS Thanh, với các loại thạch không rõ nguồn gốc, khả năng lạm dụng hoá chất công nghiệp để tạo mùi, làm dai… rất thường xảy ra, nếu trẻ ăn phải lượng nhiều có thể dẫn đến ngộ độc hoá chất. Ngoài ra, thói quen ăn thạch cũng dễ làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ, ảnh hưởng đến hấp thụ cân bằng dinh dưỡng, “Ở trẻ em, khả năng bài tiết và đào thải các hoá chất tại thận, gan rất yếu nên nếu tích trữ nhiều hoá chất có thể gây cản trở quá trình trao đổi chất, dễ dẫn đến viêm dạ dày…”, BS Thanh khuyến cáo.
Hóc thạch: đa phần là chết
Lưu ý khi sơ cứu tại chỗ
Khi phát hiện trẻ bị hóc thạch, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn. Trong trường hợp trẻ tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, trẻ sẽ dễ thở hơn. Sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được xử trí cấp cứu ngay.
Theo ThS.BS Hoàng Đình Ngọc, bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, hóc dị vật là tai nạn rất thường xảy ra ở trẻ em, trong đó hóc thạch là loại nguy hiểm nhất vì rất dễ đưa đến tử vong. Nếu với những ca hóc dị vật khác (hóc hạt trái cây, đồng xu, đồ chơi…) thời gian cấp cứu phải trong vòng năm đến mười phút thì với hóc thạch, khoảng “thời gian vàng” này chỉ có thể trong hai, ba phút nhưng đa phần cũng không thể cứu sống vì mất thời gian di chuyển từ nhà đến bệnh viện. “Thạch vốn mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng, bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu”, BS Ngọc nói.
Thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi cho trẻ ăn nhiều người hay bóc lớp vỏ ngoài rồi bóp ở đầu chóp thạch, thạch sẽ được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều trẻ bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt, “Hóc dị vật là tai nạn bất ngờ, có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên người lớn phải luôn chú ý tới trẻ.
Riêng với hóc thạch, tốt hơn hết các gia đình không nên cho trẻ dưới năm tuổi ăn vì phản xạ đường thở của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị hóc. Với trẻ lớn hơn, nếu có cho ăn thì dùng muỗng giằm nhỏ miếng thạch, cho vào chén rồi ngồi canh chừng trẻ ăn từ từ. Khi trẻ đang ăn bình thường bỗng có các dấu hiệu ho sặc sụa, ngưng thở, tím tái, trợn mắt thì phải nhanh chóng đưa tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời”, BS Ngọc lưu ý.
AloBacsi.
Ăn nhiều thạch: hại hơn lợi
Không nên cho trẻ dưới năm tuổi ăn thạch vì phản xạ đường thở của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị hóc. Ảnh: Lê Kiên
TS.BS Nguyễn Thị Thanh, hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết: “Thạch trái cây là một món quà ưa thích của đa số trẻ em. Tuy nhiên, nhiều người đã ngộ nhận khi nghe tên gọi thì tưởng thạch được chế biến từ các loại trái cây tươi, giàu dưỡng chất.
Thật ra, thành phần chủ yếu của thạch là các hoá chất như: carrageenan (một loại polymer sinh học được tách chiết từ cây rong sụn và một số loại rong khác, có những lợi ích nhất định đối với chức năng ruột, nhưng ăn quá nhiều sẽ khiến cơ thể khó hấp thu chất khoáng), nước, đường, chất nhũ hoá sodium alginate, bột agar, hương liệu...
Chúng chỉ đem lại sự ngon miệng nhất thời, như một loại bánh kẹo chứ về giá trị dinh dưỡng thì không nhiều. Trẻ ăn nhiều thạch chỉ có hại. Một số tác hại có thể nhận thấy như ảnh hưởng đến sự hấp thu chất đạm, chất béo trong cơ thể và giảm đi khả năng hấp thu các nguyên tố vi lượng quan trọng như sắt, kẽm…”
Cũng theo BS Thanh, với các loại thạch không rõ nguồn gốc, khả năng lạm dụng hoá chất công nghiệp để tạo mùi, làm dai… rất thường xảy ra, nếu trẻ ăn phải lượng nhiều có thể dẫn đến ngộ độc hoá chất. Ngoài ra, thói quen ăn thạch cũng dễ làm giảm cảm giác thèm ăn ở trẻ, ảnh hưởng đến hấp thụ cân bằng dinh dưỡng, “Ở trẻ em, khả năng bài tiết và đào thải các hoá chất tại thận, gan rất yếu nên nếu tích trữ nhiều hoá chất có thể gây cản trở quá trình trao đổi chất, dễ dẫn đến viêm dạ dày…”, BS Thanh khuyến cáo.
Hóc thạch: đa phần là chết
Lưu ý khi sơ cứu tại chỗ
Khi phát hiện trẻ bị hóc thạch, tuyệt đối không dùng tay móc họng trẻ, tránh nguy cơ làm dị vật vào sâu hơn, hay có thể làm trầy xước vùng họng, gây phù nề khiến trẻ khó thở hơn. Trong trường hợp trẻ tím tái, ngưng thở, cần sơ cứu bằng cách dốc ngược đầu trẻ xuống đất và dùng tay vỗ mạnh vào lưng để dị vật qua khỏi thanh môn, trẻ sẽ dễ thở hơn. Sau đó đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để được xử trí cấp cứu ngay.
Theo ThS.BS Hoàng Đình Ngọc, bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, hóc dị vật là tai nạn rất thường xảy ra ở trẻ em, trong đó hóc thạch là loại nguy hiểm nhất vì rất dễ đưa đến tử vong. Nếu với những ca hóc dị vật khác (hóc hạt trái cây, đồng xu, đồ chơi…) thời gian cấp cứu phải trong vòng năm đến mười phút thì với hóc thạch, khoảng “thời gian vàng” này chỉ có thể trong hai, ba phút nhưng đa phần cũng không thể cứu sống vì mất thời gian di chuyển từ nhà đến bệnh viện. “Thạch vốn mềm nên khi trôi xuống đường thở rất dễ thay đổi hình dáng, bám chặt lấy đường thở nên có thể khiến bệnh nhân tử vong ngay lập tức. Chưa kể, khi dùng dụng cụ gắp thạch ra cũng rất dễ gây vỡ vụn, những mảnh vụn này lại tiếp tục rơi sâu xuống đường thở, gây khó khăn cho việc cấp cứu”, BS Ngọc nói.
Thạch vốn trơn, lại thường được sản xuất dưới hình trụ, khi cho trẻ ăn nhiều người hay bóc lớp vỏ ngoài rồi bóp ở đầu chóp thạch, thạch sẽ được đẩy ra rất nhanh, mạnh. Nhiều trẻ bị cả miếng thạch đẩy vào miệng nhanh, bất ngờ trôi tọt vào cuống họng nên bị hóc dị vật, gây ngạt, “Hóc dị vật là tai nạn bất ngờ, có thể xảy ra bất cứ lúc nào nên người lớn phải luôn chú ý tới trẻ.
Riêng với hóc thạch, tốt hơn hết các gia đình không nên cho trẻ dưới năm tuổi ăn vì phản xạ đường thở của trẻ chưa hoàn thiện nên rất dễ bị hóc. Với trẻ lớn hơn, nếu có cho ăn thì dùng muỗng giằm nhỏ miếng thạch, cho vào chén rồi ngồi canh chừng trẻ ăn từ từ. Khi trẻ đang ăn bình thường bỗng có các dấu hiệu ho sặc sụa, ngưng thở, tím tái, trợn mắt thì phải nhanh chóng đưa tới bệnh viện để cấp cứu kịp thời”, BS Ngọc lưu ý.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,351
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,140