Có thể xem TPHCM là nơi đầu tiên của cả nước triển khai mô hình bác sĩ gia đình. Mô hình này mang lại nhiều cái lợi cho người bệnh.
Tuy nhiên, để có được mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) thật sự, có lẽ ngành y tế còn phải mất thời gian dài với nhiều thách thức cần vượt qua. Bởi không ít người vẫn lầm tưởng BSGĐ là “bác sĩ dạo”.
Bệnh nhân khám tại phòng khám chuyên khoa gia đình BV Bình Tân sáng ngày 17/4. Bỏ một số tiền như nhau, nhưng họ được khám và tư vấn kỹ lưỡng. Ngoài ra, bệnh nhân diện BHYT vẫn được chi trả như bình thường. Ảnh: Thanh Hảo
15 phút một lần khám
Sáng ngày 17/4, phòng khám chuyên khoa gia đình của bệnh viện Bình Tân (phối hợp giữa bệnh viện này và đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch triển khai) khá vắng lặng so với những phòng khám chuyên khoa kế cận. Đơn giản vì phòng khám mới “vận hành thử” một ngày trước đó, chưa mấy người biết đến. Sau khi được ThS.BS Nguyễn Trường Tâm khám xong, chị X., 40 tuổi, bị xơ gan nhiễm mỡ, vui vẻ nói: “Khám ở đây rất thích, vì được bác sĩ khám kỹ, tư vấn mọi thứ và lại còn được hỏi bác sĩ thoải mái, chứ không như khi đi khám chỗ khác”.
Hỏi BS Tâm, điểm khác nhau giữa phòng khám này và những phòng khám khác như thế nào, anh trả lời: “Ở đây chúng tôi chỉ khám tổng quát. Nếu thấy bệnh nhân mắc các bệnh chuyên khoa sâu, vượt quá tầm, chúng tôi mới liên hệ chuyên khoa phù hợp gửi bệnh nhân đến khám. Khi khám bệnh, chúng tôi tăng cường giao tiếp với bệnh nhân, tư vấn cho họ mọi chuyện từ dinh dưỡng, tập luyện cho đến lối sống, tạo niềm tin cho họ để họ gắn bó với BSGĐ. Tại đây mỗi bệnh nhân sẽ được khám trung bình 15 phút, chứ không phải 1 – 2 phút như ở các bệnh viện quá tải hiện nay”.
Tuy nhiên, đây chỉ là mục tiêu ban đầu của phòng khám, những mục tiêu xa hơn mới là điều khó khăn. TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, phó chủ nhiệm bộ môn y học gia đình đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết: “Ở các nước tiên tiến, mô hình BSGĐ ra đời từ lâu. Khi có bệnh mọi người dân đều phải đi qua hệ thống này, chứ không thể tự ý chạy lên tuyến trên hoặc tìm bác sĩ chuyên khoa chữa bệnh”.
“Khi ra đời và hoạt động đúng bài bản, mô hình BSGĐ sẽ phát hiện bệnh cho bệnh nhân ngay khi họ bị bệnh nhẹ, thậm chí còn giúp họ phòng ngừa bệnh. Nhờ điều này, mô hình BSGĐ sẽ mang lại sự hợp lý trong chăm sóc sức khoẻ. Bởi khi bệnh nhân được bác sĩ phát hiện bệnh từ sớm, họ chỉ tốn mất vài trăm ngàn để chữa thay vì bỏ một số tiền lớn cho việc chữa bệnh ở giai đoạn nặng”.
BS Nguyễn Thế Dũng
(nguyên giám đốc sở Y tế TPHCM)
Theo TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, ở những nước này, mỗi cá nhân được BSGĐ theo dõi liên tục và toàn diện từ khi lọt lòng cho đến qua đời, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chính vì thế chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân được nâng lên và xã hội cũng không hề biết đến chuyện quá tải bệnh viện.
Không phải là “bác sĩ dạo”
Có thể xem TP.HCM là nơi đầu tiên của cả nước manh nha ý tưởng hình thành mô hình BSGĐ. Tuy vậy, một cái khó là trước đây không ít nhà quản lý, thậm chí cả người trong ngành y, vẫn lầm tưởng BSGĐ là “bác sĩ dạo”, đến nhà khám bệnh theo yêu cầu của bệnh nhân, hoặc “bác sĩ bao” cho những người có tiền. Thế nhưng dần dà nhiều người đã hiểu được vai trò thực sự của BSGĐ, đặc biệt là sự cần thiết phải có mô hình này để giúp giảm tải bệnh viện.
Tuy nhiên, để có được mô hình BSGĐ thật sự, có lẽ ngành y tế còn phải mất thời gian dài với nhiều rào cản để vượt qua. TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp nói: “Để làm tốt vai trò giảm tải bệnh viện, mô hình cần liên kết được với bảo hiểm y tế (BHYT), khi đó bệnh nhân tham gia BHYT muốn khám chuyên khoa hay lên tuyến trên phải được sự đồng ý của BSGĐ. Nhưng để làm được điều này, điều quan trọng là nâng chất lượng đào tạo BSGĐ và tạo ra một hành lang pháp lý để BSGĐ hoạt động”.
Sau khi vận hành thành công phòng khám BSGĐ tại bệnh viện quận Bình Tân, cuối năm nay ngành y tế sẽ tổng kết và triển khai tiếp ở những quận khác trên địa bàn thành phố, với mục tiêu lâu dài là triển khai đến tận các trạm y tế phường, xã. Con đường còn nhiều khó khăn, nhưng có đi rồi mới tới được.
AloBacsi.
Tuy nhiên, để có được mô hình bác sĩ gia đình (BSGĐ) thật sự, có lẽ ngành y tế còn phải mất thời gian dài với nhiều thách thức cần vượt qua. Bởi không ít người vẫn lầm tưởng BSGĐ là “bác sĩ dạo”.
Bệnh nhân khám tại phòng khám chuyên khoa gia đình BV Bình Tân sáng ngày 17/4. Bỏ một số tiền như nhau, nhưng họ được khám và tư vấn kỹ lưỡng. Ngoài ra, bệnh nhân diện BHYT vẫn được chi trả như bình thường. Ảnh: Thanh Hảo
15 phút một lần khám
Sáng ngày 17/4, phòng khám chuyên khoa gia đình của bệnh viện Bình Tân (phối hợp giữa bệnh viện này và đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch triển khai) khá vắng lặng so với những phòng khám chuyên khoa kế cận. Đơn giản vì phòng khám mới “vận hành thử” một ngày trước đó, chưa mấy người biết đến. Sau khi được ThS.BS Nguyễn Trường Tâm khám xong, chị X., 40 tuổi, bị xơ gan nhiễm mỡ, vui vẻ nói: “Khám ở đây rất thích, vì được bác sĩ khám kỹ, tư vấn mọi thứ và lại còn được hỏi bác sĩ thoải mái, chứ không như khi đi khám chỗ khác”.
Hỏi BS Tâm, điểm khác nhau giữa phòng khám này và những phòng khám khác như thế nào, anh trả lời: “Ở đây chúng tôi chỉ khám tổng quát. Nếu thấy bệnh nhân mắc các bệnh chuyên khoa sâu, vượt quá tầm, chúng tôi mới liên hệ chuyên khoa phù hợp gửi bệnh nhân đến khám. Khi khám bệnh, chúng tôi tăng cường giao tiếp với bệnh nhân, tư vấn cho họ mọi chuyện từ dinh dưỡng, tập luyện cho đến lối sống, tạo niềm tin cho họ để họ gắn bó với BSGĐ. Tại đây mỗi bệnh nhân sẽ được khám trung bình 15 phút, chứ không phải 1 – 2 phút như ở các bệnh viện quá tải hiện nay”.
Tuy nhiên, đây chỉ là mục tiêu ban đầu của phòng khám, những mục tiêu xa hơn mới là điều khó khăn. TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, phó chủ nhiệm bộ môn y học gia đình đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch, cho biết: “Ở các nước tiên tiến, mô hình BSGĐ ra đời từ lâu. Khi có bệnh mọi người dân đều phải đi qua hệ thống này, chứ không thể tự ý chạy lên tuyến trên hoặc tìm bác sĩ chuyên khoa chữa bệnh”.
“Khi ra đời và hoạt động đúng bài bản, mô hình BSGĐ sẽ phát hiện bệnh cho bệnh nhân ngay khi họ bị bệnh nhẹ, thậm chí còn giúp họ phòng ngừa bệnh. Nhờ điều này, mô hình BSGĐ sẽ mang lại sự hợp lý trong chăm sóc sức khoẻ. Bởi khi bệnh nhân được bác sĩ phát hiện bệnh từ sớm, họ chỉ tốn mất vài trăm ngàn để chữa thay vì bỏ một số tiền lớn cho việc chữa bệnh ở giai đoạn nặng”.
BS Nguyễn Thế Dũng
(nguyên giám đốc sở Y tế TPHCM)
Theo TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp, ở những nước này, mỗi cá nhân được BSGĐ theo dõi liên tục và toàn diện từ khi lọt lòng cho đến qua đời, từ thế hệ này qua thế hệ khác. Chính vì thế chất lượng chăm sóc sức khoẻ cho người dân được nâng lên và xã hội cũng không hề biết đến chuyện quá tải bệnh viện.
Không phải là “bác sĩ dạo”
Có thể xem TP.HCM là nơi đầu tiên của cả nước manh nha ý tưởng hình thành mô hình BSGĐ. Tuy vậy, một cái khó là trước đây không ít nhà quản lý, thậm chí cả người trong ngành y, vẫn lầm tưởng BSGĐ là “bác sĩ dạo”, đến nhà khám bệnh theo yêu cầu của bệnh nhân, hoặc “bác sĩ bao” cho những người có tiền. Thế nhưng dần dà nhiều người đã hiểu được vai trò thực sự của BSGĐ, đặc biệt là sự cần thiết phải có mô hình này để giúp giảm tải bệnh viện.
Tuy nhiên, để có được mô hình BSGĐ thật sự, có lẽ ngành y tế còn phải mất thời gian dài với nhiều rào cản để vượt qua. TS.BS Nguyễn Thanh Hiệp nói: “Để làm tốt vai trò giảm tải bệnh viện, mô hình cần liên kết được với bảo hiểm y tế (BHYT), khi đó bệnh nhân tham gia BHYT muốn khám chuyên khoa hay lên tuyến trên phải được sự đồng ý của BSGĐ. Nhưng để làm được điều này, điều quan trọng là nâng chất lượng đào tạo BSGĐ và tạo ra một hành lang pháp lý để BSGĐ hoạt động”.
Sau khi vận hành thành công phòng khám BSGĐ tại bệnh viện quận Bình Tân, cuối năm nay ngành y tế sẽ tổng kết và triển khai tiếp ở những quận khác trên địa bàn thành phố, với mục tiêu lâu dài là triển khai đến tận các trạm y tế phường, xã. Con đường còn nhiều khó khăn, nhưng có đi rồi mới tới được.
AloBacsi.