Cỏ Bấc đèn: Khám phá vị thuốc quý có nhiều tác dụng bất ngờ – Đông y


dungcpc1

Active Member
2,594
3
38
Xu
1,157
Thuốc Đông y - Cỏ bấc đèn là loài thảo dược có tác dụng thanh tâm, giáng hỏa, lợi thủy, thông lâm. Với nhiều công dụng được sử dung trong Đông để chữa trị tâm phiền, tiểu tiện khó, ho, sốt, viêm họng.

Hãy cùng Giảng viên Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur tìm hiểu về cây thảo dược có tên lạ và những những công dụng bất ngờ từ nó nhé!



Cây bấc đèn

1. Đặc điểm cây cỏ bấc đèn


Tên thường được gọi là cây Bấc, Bích ngọc thảo,Tim bấc, Đăng tâm thảo.

Tên khoa học: Juncus effuses L- Họ: Bấc (Juncaceae)

1.1. Mô tả thực vật:


Theo giảng viên Cao đẳng Y dược TPHCM cây Bấc đèn là cây thảo thường xanh sống lâu năm, có chiều cao trung bình từ 0,6m -1 m.

Thân tròn cứng và mọc thành cụm dày. Có đường kính ~ 1 -2 mm, màu xanh nhạt. Lõi của thân cây được cấu tạo từ các tế bào có hình ngôi sao.

Lá của cây bị giảm rất nhiều, chỉ còn lại bẹ ở gốc thân.

Hoa thảo dược này mọc ở giữa thân, phân nhánh xếp hình cầu gồm có rất nhiều hoa, màu xanh nhạt. Quả hình nang chứa nhiều hạt nhỏ. Mùa ra hoa và kết quả vào tầm từ tháng 3 – 7 trong năm.

1.2. Phân bố:


Là những loài cỏ thân thảo sống lâu năm Hiện trên thế giới có hơn 50 loài cỏ bấc đèn khác nhau, và phân bố rải khắp các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới ẩm. như: Ấn đọ, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam….

Riêng ở nước ta có 4 loài, trong đó Juncus effuses L. được dùng để bào chế thuốc. Cây cỏ bấc đèn này có khả năng mọc vươn theo mức nước bị ngập, nhữn vùng đầm lầy, nên chúng hầu như có mặt ở hầu hết các tỉnh, từ vùng ven biển đến trung du và cả vùng núi. như Hà Nam, Thanh Hóa Nam Định, Ninh Bình …



Hoa của cây Bấc đèn

2. Bộ phận dùng


Dược liệu.làm thuốc là Lõi thân hay còn gọi là ruột bấc

Lõi thân dược liệu này sau khi thu hoạch đã phơi khô thì được gọi là Đăng tâm thảo.

Thường cây bấc đèn được thu hoạch vào khoảng tháng 9 – 10.

Dược liệu sau khi thu hái về thì được rạch dọc thân để lấy lõi và bó chúng thành từng bó đem phơi hay sấy khô để dùng.

3. Thành phần hóa học


Trong cây bấc có tinh dầu.

– Tinh dầu gồm linalool..Ngoài ra còn có araban, phlobaphen, methyl pentosane,.

– Trong cành non và quả có acid amin, glucose. Galactose, saccharose. đường tự do,

– Ruột bấc có dầu béo, cellulose, và protein.

4. Công dụng và liều dùng của cây cỏ bấc đèn


Theo YHCT, đăng tâm thảo có vị ngọt, nhạt, tính hơi hàn, vào các kinh tâm, phế, tiểu trường nên có tác dụng lợi tiểu, giáng tâm hỏa, thanh phế nhiệt, lợi tiểu thông lâm.

Công dụng: dùng để chữa trị các chứng mất ngủ, thủy thũng, viêm họng, ho, sốt cao đau họng , nhiệt lâm, trẻ em bị khóc đêm, mụn nhọt, ,…

Ngoài ra, dược liệu này còn có tác dụng hạ sốt, chữa tâm phiền, tim hồi hộp, khó ngủ, lợi tiểu, tiêu phù thũng, vàng da, miệng lưỡi lở loét.

Liều dùng: Uống 2 – 8g/ngày dưới dạng thuốc sắc, thuốc bột hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

Theo thuốc đông y chú ý: Vì vị thuốc có tính hàn nên người bị trúng hàn hoặc tiểu tiện không khống chế được, không được sử dụng.

5. Một số bài thuốc dân gian từ cây cỏ bấc đèn

1. Chữa trị tiểu tiện ít, khó tiểu, phù thũng


Bấc đèn 8 g, với nước 250 ml. Đun sôi trong 15 phút, uống trong ngày. chia ba lần,

Bấc 8 g, Xa tiền tử, Cỏ xước, Mộc thông, mỗi vị 12 g. Sắc uống trong 3 lần/ngày.

2. Chữa trị tiểu buốt, tiểu đục, tiểu ra máu


Bấc đèn, bạch mao căn mỗi vị 8g, sắc uống trong ngày.

3. Chữa trị tiểu đỏ, tiểu gắt


Bấc đèn 9 g, Biển súc, Hoàng bá Xa tiền tử, mỗi vị 9 g, Mộc thông, Hoạt thạch mỗi vị 6g.

Săc với 800 ml nước, đun nhỏ còn 250 ml, Uông chia 3 lần trong ngày. Uống liên tục 10 ngày.

4. Chữa mất ngủ


Cỏ bấc 2 g, cùng với 400 ml nước, đun nhỏ lửa còn 100ml, uống thay trà hàng ngày.

Uống 1 liệu trình liên tuc trong 15 ngày.

Ngoài ra, dược liệu này còn. Chữa trị trẻ em bị hay khóc về đêm, cảm sốt do viêm họng, viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản, trị mắt đỏ sưng đau do phong nhiệt ứ tại kinh can chữa chướng hơi chứng lạnh bụng, mệt mỏi do nhiễm nấm đường ruột mãn tính

6. Lưu ý khi sử dụng:


Tuy Dược liệu bấc đèn lành tính nhưng trước khi sử dụng cũng cần chú ý:

– Do dược liệu có tính hàn nên không dùng cho người bị trúng hàn hoặc tiểu tiện không kiểm soát.

– Không nên sử dụng dược liệu này để chữa trị trong thời gian dài. Liều khuyến cáo khi sử dụng cỏ Bấc đèn ở dạng sắc uống hoặc dạng tán bột là 1g – 2g/ ngày

Theo giảng viên Cao đẳng Dược cây Bấc đèn là dược liệu mọc hoang có nhiều ở nước ta, với nhiều công dụng trong những bài thuốc dân gian Bấc đèn giúp hạ sốt, tim hồi hộp, tâm phiền muộn, ngủ khó, lợi tiểu, tiêu phù thũng, vàng da, viêm họng, miệng lưỡi lở loét,. Các bài thuốc từ dược liệu này có độ an toàn tương đối cao nên có thể.áp dụng cho cả trẻ nhỏ, người cao tuổi và phụ nữ mang thai. Tuy nhiên do dược liệu có tính hàn nên người dùng cần sử dụng với liều lượng thích hợp và nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên môn trước khi sử dụng./.

DsCKI. Nguyễn Quốc Trung

XEM THÊM: THUOCVIET.EDU.VN
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.