(thaythuocvietnam.vn) - Còn ống động mạch (CODM) là một trong những bệnh tim bẩm sinh (TBS) thường gặp nhất, tần suất mắc là 1/1600 trẻ sơ sinh đủ tháng, chiếm 10% trong tổng số các loại TMS. CODM gặp với tỉ lệ rất cao ở trẻ đẻ non, tùy thuộc vào tuổi thai và trọng lượng thai lúc sinh (tỉ lệ là 21% ở trẻ có tuổi thai từ 24 – 36 tuần, 77% nhóm trẻ ở tuổi thai 28 - 30 tuần).
TS. Phạm Hữu Hòa
Trưởng khoa Tim mạch Bệnh viện Nhi TW
Bệnh nhân gặp chủ yếu là ở trẻ gái (2 – 3 nữ/nam) nguyên nhân gây bệnh chưa rõ, song các yếu tố liên quan bao gồm: một số bệnh mạn tính của mẹ(đái tháo đường, lupus ban đỏ hệ thống...), mẹ sử dụng một số thuốc (an thần, nội tiết tố...), mẹ nghiện rượu tiếp xúc với các chất độc, hóa chất, tia xạ...Đặc biệt mẹ bị nhiễm virus Rubella trong 3 tháng đầu của thai kì. Trong một số trường hợp CODM ở trẻ em liên quan đến yếu tố địa dư và gia đình.Trong thời kì bào thai từ cuối tuần thứ 4 hệ tuần hoàn nguyên thủy bắt đầu được thiết lập và hoàn thiện dần. Do phổi chưa có chức năng trao đổi khí nên hệ tuần hoàn chưa hoạt động. Ống động mạch (OĐM) được thiết lập khá hoàn chỉnh từ cuối tuần thứ 6 nối động mạch chủ sang động mạch phổi để đảm bảo dẫn phần lớn lưu lượng máu từ tim phải qua OĐM cùng với tim trái theo động mạch chủ tới tuần hoàn rốn và nhau thai. Tại đây có sự trao đổi khí và dưỡng chất giữa mẹ và con. Sự tồn tại OĐM trong thời kì bào thai là sinh lý bắt buộc. Sự thông thương OĐM lúc này phụ thuộc vào prostaglandin E1 và E2(tác dụng dãn mạch).
Khi trẻ được cắt rốn sau sinh, tuần hoàn bào thai hết tác dụng, phổi hoạt động thực hiện chức năng trao đổi khí, nồng độ oxy cao đột ngột trong máu động mạch cùng với sự giảm nồng độ prostaglandin lưu hành trong máu do tác động của tuần hoàn phổi và hiệu ứng do nhau thai gây ra làm co thắt OĐM gây cơ chế tự đóng ống.
Sự giảm áp lực nội phế nang, giảm áp lực động mạch phổi, cấu tạo giải phẫu OĐM... cũng là những yếu tố góp phần cho cơ chế tự đóng ống.
Ở trẻ sơ sinh bình thường OĐM đóng về mặt chức năng khoảng 6- 12 giờ và sự đóng về mặt giải phẫu từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh , một số trường hợp ống đóng muộn hơn.
Ở trẻ đẻ non nồng độ prostaglandin không giảm và dao động mạnh tình trạng phổi chưa trưởng thành gây thiếu oxy và tăng sức kháng mạch phổi, những bất thường về cấu trúc OĐM...là các yếu tố làm chậm quá trình đóng OĐM.
Khi OĐM không đóng(COĐM), do áp lực ở động mạch chính và thất trái luôn cao hơn động mạch phải và thất phải nên có một luồng máu chạy từ động mạch chính sang động mạch phải trong cả thời kì tâm thu và tâm trương, gây tăng lưu lượng máu lên phổi, tăng lượng máu trở về tim trái, làm dãn nhĩ trái tăng gánh thất trái với thời kì tâm trường gây suy tim. Tăng lưu lượng máu lên phổi.
Cũng làm tăng áp lực động mạch phổi. Nếu không được điều trị các tiểu động mạch phổi, mao mạch phổi sẽ bị thoái biến và xơ hóa làm tăng sức kháng mạch phổi. Áp lực động mạch phổi và thất khi tăng cao hơn áp lực động mạch chính, luồng máu sẽ đổi chiều từ động mạch phổi sang động mạch chính qua OĐM (hội chứng esenmenger) gây tím nửa dưới cơ thể, giai đoạn này không còn chỉ định điều trị.
Luồng máu đi qua OĐM cũng dễ làm tổn thương nội mạc của tim, là điều kiện để mắc các bệnh như viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, phình OĐM, phình động mạch phổi, phình tách động mạch chính…
Trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ thiếu tháng bị COĐM lớn, do dòng máu chảy ngược từ động mạch chính vào động mạch phổi trong thời kì tâm trương làm giảm tưới máu một số cơ quan như não, thận, mạc treo…gây một số biến chứng như xuất huyết não, suy thận, viêm ruột hoại tử, bệnh phổi mạn tính…
Triệu chứng lâm sàng bệnh COĐM phu thuộc vào kích thước OĐM, sức kháng động mạch phổi các tổn thương bẩm sinh khác phối hợp, thời điểm phát hiện bệnh…
CODM nhỏ: bệnh nhân hầu như không có triệu chứng cơ năng đặc biệt trong thời gian dài thậm chí hàng chục năm. Bệnh chỉ được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám sức khỏe hoặc đi khám vì một bệnh khác. NGhe tim thấy tiếng thổi liên tục ở liên sườn II bờ trái xương ức hoặc lan lên xương đòn trái. Tiếng thổi nghe như tiếng cối xay lúa, tiếng máy chạy hoặc tiếng sấm rền, bắt đầu sau tiếng thứ nhất và mạnh lên dần ở thời kì tâm thu, giảm dần ở tâm trương và kéo dài hết kì tâm trương.
Tiếng thứ 2 bình thường: điện tâm đồ bình thường, X quang ngực tim không to, phổi bình thường huyết ứ phổi không đáng kể. Siêu âm sẽ giúp chẩn đoán mức độ xác định và đánh giá mức độ bệnh.
Còn ống động mạch trung bình và lớn
(còn tiếp) xin hãy đọc ở đây http://thaythuocvietnam.vn/vn/Benh-con-ong-dong-mach-o-tre-em-di1224-Benh-con-ong-dong-mach-o-tre-em-n4939
Khi trẻ được cắt rốn sau sinh, tuần hoàn bào thai hết tác dụng, phổi hoạt động thực hiện chức năng trao đổi khí, nồng độ oxy cao đột ngột trong máu động mạch cùng với sự giảm nồng độ prostaglandin lưu hành trong máu do tác động của tuần hoàn phổi và hiệu ứng do nhau thai gây ra làm co thắt OĐM gây cơ chế tự đóng ống.
Sự giảm áp lực nội phế nang, giảm áp lực động mạch phổi, cấu tạo giải phẫu OĐM... cũng là những yếu tố góp phần cho cơ chế tự đóng ống.
Ở trẻ sơ sinh bình thường OĐM đóng về mặt chức năng khoảng 6- 12 giờ và sự đóng về mặt giải phẫu từ 4 đến 6 tuần sau khi sinh , một số trường hợp ống đóng muộn hơn.
Ở trẻ đẻ non nồng độ prostaglandin không giảm và dao động mạnh tình trạng phổi chưa trưởng thành gây thiếu oxy và tăng sức kháng mạch phổi, những bất thường về cấu trúc OĐM...là các yếu tố làm chậm quá trình đóng OĐM.
Khi OĐM không đóng(COĐM), do áp lực ở động mạch chính và thất trái luôn cao hơn động mạch phải và thất phải nên có một luồng máu chạy từ động mạch chính sang động mạch phải trong cả thời kì tâm thu và tâm trương, gây tăng lưu lượng máu lên phổi, tăng lượng máu trở về tim trái, làm dãn nhĩ trái tăng gánh thất trái với thời kì tâm trường gây suy tim. Tăng lưu lượng máu lên phổi.
Cũng làm tăng áp lực động mạch phổi. Nếu không được điều trị các tiểu động mạch phổi, mao mạch phổi sẽ bị thoái biến và xơ hóa làm tăng sức kháng mạch phổi. Áp lực động mạch phổi và thất khi tăng cao hơn áp lực động mạch chính, luồng máu sẽ đổi chiều từ động mạch phổi sang động mạch chính qua OĐM (hội chứng esenmenger) gây tím nửa dưới cơ thể, giai đoạn này không còn chỉ định điều trị.
Luồng máu đi qua OĐM cũng dễ làm tổn thương nội mạc của tim, là điều kiện để mắc các bệnh như viêm màng trong tim nhiễm khuẩn, phình OĐM, phình động mạch phổi, phình tách động mạch chính…
Trẻ sơ sinh đặc biệt là trẻ thiếu tháng bị COĐM lớn, do dòng máu chảy ngược từ động mạch chính vào động mạch phổi trong thời kì tâm trương làm giảm tưới máu một số cơ quan như não, thận, mạc treo…gây một số biến chứng như xuất huyết não, suy thận, viêm ruột hoại tử, bệnh phổi mạn tính…
Triệu chứng lâm sàng bệnh COĐM phu thuộc vào kích thước OĐM, sức kháng động mạch phổi các tổn thương bẩm sinh khác phối hợp, thời điểm phát hiện bệnh…
CODM nhỏ: bệnh nhân hầu như không có triệu chứng cơ năng đặc biệt trong thời gian dài thậm chí hàng chục năm. Bệnh chỉ được phát hiện tình cờ khi bệnh nhân đi khám sức khỏe hoặc đi khám vì một bệnh khác. NGhe tim thấy tiếng thổi liên tục ở liên sườn II bờ trái xương ức hoặc lan lên xương đòn trái. Tiếng thổi nghe như tiếng cối xay lúa, tiếng máy chạy hoặc tiếng sấm rền, bắt đầu sau tiếng thứ nhất và mạnh lên dần ở thời kì tâm thu, giảm dần ở tâm trương và kéo dài hết kì tâm trương.
Tiếng thứ 2 bình thường: điện tâm đồ bình thường, X quang ngực tim không to, phổi bình thường huyết ứ phổi không đáng kể. Siêu âm sẽ giúp chẩn đoán mức độ xác định và đánh giá mức độ bệnh.
Còn ống động mạch trung bình và lớn
(còn tiếp) xin hãy đọc ở đây http://thaythuocvietnam.vn/vn/Benh-con-ong-dong-mach-o-tre-em-di1224-Benh-con-ong-dong-mach-o-tre-em-n4939
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 911