Tại nhiều quốc gia phát triển, việc phát hiện và can thiệp sớm với trẻ tự kỷ rất quan trọng, vì trẻ sẽ có nhiều cơ hội (trên 30%) hòa nhập xã hội tốt. Trong khi đó, tỉ lệ thành công khi trẻ tự kỷ được phát hiện muộn là rất ít.
Giai đoạn vàng
Bé M.T., 20 tháng tuổi, được cha mẹ đưa đến một cơ sở đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ với biểu hiện chậm nói, gọi không đáp ứng, không chơi với bạn cùng tuổi, không đáp ứng mắt... Bé chưa được chẩn đoán chính xác do chưa đủ tuổi chẩn đoán chứng rối loạn phát triển, nhất là chứng tự kỷ. Tuy nhiên, bé vẫn được đưa vào chương trình can thiệp sớm với các khiếm khuyết chính về ngôn ngữ và quan hệ xã hội. Sau một thời gian can thiệp, bé cải thiện rất nhiều, phát âm được một số từ, biết hát theo các bài của giáo viên dạy, khả năng chơi với bạn tốt hơn.
Trẻ tự kỷ cần được can thiệp sớm
Trường hợp của A.L., 5 tuổi, ngược lại. Bé có biểu hiện tương tự khi 2 tuổi, được cha mẹ đưa đi khám, tuy nhiên bác sĩ cho rằng bé cần đi học lớp mẫu giáo bình thường để hòa nhập, không cần can thiệp đặc biệt. Hậu quả đến 5 tuổi bé vẫn chưa thể nói, chỉ nói được vài từ vô nghĩa và lặp lại, có biểu hiện rối loạn hành vi, khuyết tật trí tuệ và rất khó hòa nhập cộng đồng.
Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy tỉ lệ mắc chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ chiếm 5-10/10.000 trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn phụ huynh phát hiện dấu hiệu tự kỷ chậm mất 13 tháng. Đây là điều đáng tiếc. 30 năm trước, các nhà chuyên môn trên thế giới đã đề cao hướng can thiệp sớm, rất nhiều mô hình can thiệp sớm ra đời nhằm giúp trẻ có thể phục hồi tốt nhất.
Sự phát triển đặc biệt về ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp và nhận thức trong ba năm đầu đời cực kỳ quan trọng. Trẻ em phát triển ngôn ngữ chủ yếu là giai đoạn trước 3 tuổi. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn chẩn đoán, để đánh giá chính xác chứng tự kỷ phải sau 3 tuổi, như vậy nếu chẩn đoán chính xác thì việc can thiệp cho trẻ mắc chứng tự kỷ rất hạn chế. Và việc can thiệp trẻ tự kỷ, chậm ngôn ngữ trong “giai đoạn vàng” là trước 3 tuổi, được các nhà chuyên môn gọi là can thiệp sớm.
Dấu hiệu nhận biết
* Các triệu chứng không đặc hiệu (trước 12 tháng tuổi)
Tăng động (kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị cơn đau quặn bụng do đầy hơi, khó chịu không lý do); hoặc trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình, ít đòi hỏi cha mẹ chăm sóc; khả năng tập trung kém: không chú ý hoặc tập trung như các trẻ cùng tuổi.
* Các triệu chứng đặc hiệu hơn (sau 12 tháng) liên quan đến kỹ năng giao tiếp và xã hội
Mất đáp ứng với âm thanh (cảm giác bị điếc hoặc khiếm thính), ít hoặc không cười trong giao tiếp, không có hoặc giảm kỹ năng giao tiếp không lời hay ít bập bẹ, khó tham gia các trò chơi, các tác động qua lại bằng phát âm, hoạt động giảm; hành vi quan sát bằng mắt đặc biệt (có thể quay đi, tránh không nhìn chăm chăm, ánh mắt đờ đẫn, trống vắng hoặc tránh không nhìn khi giao tiếp).
* 5 dấu hiệu cờ đỏ phát hiện sớm chứng tự kỷ
Viện hàn lâm Thần kinh học của Mỹ đã đưa ra các dấu hiệu báo động của tự kỷ là những trẻ:
- Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, dấu vào khoảng 12 tháng.
- Không biết nói từ đơn khi 16 tháng.
- Không biết đáp lại khi được gọi tên.
- Không tự nói được câu có hai từ khi 24 tháng.
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.
Can thiệp sớm
Thường các chuyên gia sẽ đánh giá sớm trẻ tự kỷ bằng các công cụ trắc nghiệm tâm lý chuyên ngành. Trên cơ sở đó, các nhà chuyên môn sẽ xác định rõ tình trạng và khiếm khuyết của trẻ để có thể xây dựng chương trình can thiệp sớm phù hợp. Nhiều trẻ chỉ có những dấu hiệu tự kỷ nhẹ thì chỉ cần can thiệp một phần thời gian ở cơ sở chuyên biệt, thời gian còn lại sẽ được đưa vào các lớp bình thường hòa nhập. Nếu trẻ có dấu hiệu nặng hơn thường được khuyến cáo phải đưa vào chương trình can thiệp chuyên biệt.
Nếu trẻ có dấu hiệu tự kỷ sớm mà không được đưa vào can thiệp chuyên biệt thường rất khó hòa nhập, nhiều khi di chứng sang các rối loạn khác như rối loạn hành vi, chậm phát triển...
(Tuổi trẻ)
Giai đoạn vàng
Bé M.T., 20 tháng tuổi, được cha mẹ đưa đến một cơ sở đánh giá và can thiệp trẻ tự kỷ với biểu hiện chậm nói, gọi không đáp ứng, không chơi với bạn cùng tuổi, không đáp ứng mắt... Bé chưa được chẩn đoán chính xác do chưa đủ tuổi chẩn đoán chứng rối loạn phát triển, nhất là chứng tự kỷ. Tuy nhiên, bé vẫn được đưa vào chương trình can thiệp sớm với các khiếm khuyết chính về ngôn ngữ và quan hệ xã hội. Sau một thời gian can thiệp, bé cải thiện rất nhiều, phát âm được một số từ, biết hát theo các bài của giáo viên dạy, khả năng chơi với bạn tốt hơn.
Trẻ tự kỷ cần được can thiệp sớm
Trường hợp của A.L., 5 tuổi, ngược lại. Bé có biểu hiện tương tự khi 2 tuổi, được cha mẹ đưa đi khám, tuy nhiên bác sĩ cho rằng bé cần đi học lớp mẫu giáo bình thường để hòa nhập, không cần can thiệp đặc biệt. Hậu quả đến 5 tuổi bé vẫn chưa thể nói, chỉ nói được vài từ vô nghĩa và lặp lại, có biểu hiện rối loạn hành vi, khuyết tật trí tuệ và rất khó hòa nhập cộng đồng.
Các nghiên cứu dịch tễ cho thấy tỉ lệ mắc chứng tự kỷ ở trẻ nhỏ chiếm 5-10/10.000 trẻ được sinh ra. Tuy nhiên, một số nghiên cứu gần đây cho thấy phần lớn phụ huynh phát hiện dấu hiệu tự kỷ chậm mất 13 tháng. Đây là điều đáng tiếc. 30 năm trước, các nhà chuyên môn trên thế giới đã đề cao hướng can thiệp sớm, rất nhiều mô hình can thiệp sớm ra đời nhằm giúp trẻ có thể phục hồi tốt nhất.
Sự phát triển đặc biệt về ngôn ngữ, quan hệ giao tiếp và nhận thức trong ba năm đầu đời cực kỳ quan trọng. Trẻ em phát triển ngôn ngữ chủ yếu là giai đoạn trước 3 tuổi. Tuy nhiên, theo tiêu chuẩn chẩn đoán, để đánh giá chính xác chứng tự kỷ phải sau 3 tuổi, như vậy nếu chẩn đoán chính xác thì việc can thiệp cho trẻ mắc chứng tự kỷ rất hạn chế. Và việc can thiệp trẻ tự kỷ, chậm ngôn ngữ trong “giai đoạn vàng” là trước 3 tuổi, được các nhà chuyên môn gọi là can thiệp sớm.
Dấu hiệu nhận biết
* Các triệu chứng không đặc hiệu (trước 12 tháng tuổi)
Tăng động (kích động khó ngủ, khóc nhiều, khó dỗ dành, hay bị cơn đau quặn bụng do đầy hơi, khó chịu không lý do); hoặc trẻ thờ ơ, yên lặng, dường như thích ở một mình, ít đòi hỏi cha mẹ chăm sóc; khả năng tập trung kém: không chú ý hoặc tập trung như các trẻ cùng tuổi.
* Các triệu chứng đặc hiệu hơn (sau 12 tháng) liên quan đến kỹ năng giao tiếp và xã hội
Mất đáp ứng với âm thanh (cảm giác bị điếc hoặc khiếm thính), ít hoặc không cười trong giao tiếp, không có hoặc giảm kỹ năng giao tiếp không lời hay ít bập bẹ, khó tham gia các trò chơi, các tác động qua lại bằng phát âm, hoạt động giảm; hành vi quan sát bằng mắt đặc biệt (có thể quay đi, tránh không nhìn chăm chăm, ánh mắt đờ đẫn, trống vắng hoặc tránh không nhìn khi giao tiếp).
* 5 dấu hiệu cờ đỏ phát hiện sớm chứng tự kỷ
Viện hàn lâm Thần kinh học của Mỹ đã đưa ra các dấu hiệu báo động của tự kỷ là những trẻ:
- Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, dấu vào khoảng 12 tháng.
- Không biết nói từ đơn khi 16 tháng.
- Không biết đáp lại khi được gọi tên.
- Không tự nói được câu có hai từ khi 24 tháng.
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.
Can thiệp sớm
Thường các chuyên gia sẽ đánh giá sớm trẻ tự kỷ bằng các công cụ trắc nghiệm tâm lý chuyên ngành. Trên cơ sở đó, các nhà chuyên môn sẽ xác định rõ tình trạng và khiếm khuyết của trẻ để có thể xây dựng chương trình can thiệp sớm phù hợp. Nhiều trẻ chỉ có những dấu hiệu tự kỷ nhẹ thì chỉ cần can thiệp một phần thời gian ở cơ sở chuyên biệt, thời gian còn lại sẽ được đưa vào các lớp bình thường hòa nhập. Nếu trẻ có dấu hiệu nặng hơn thường được khuyến cáo phải đưa vào chương trình can thiệp chuyên biệt.
Nếu trẻ có dấu hiệu tự kỷ sớm mà không được đưa vào can thiệp chuyên biệt thường rất khó hòa nhập, nhiều khi di chứng sang các rối loạn khác như rối loạn hành vi, chậm phát triển...
(Tuổi trẻ)
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,360
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,134
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,314
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,167