Trong giai đoạn chuyển giao từ mùa khô sang mùa mưa thì người cao tuổi, thường mắc nhiều bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiêu hóa, tim mạch, huyết áp…
Các bệnh người cao tuổi thường gặp trong mùa mưa
Bác sĩ Đỗ Thị Xuân Hương, trưởng khoa lão - tâm thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM, cho biết: Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ của người cao tuổi càng rõ nét mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là trong giai đoạn giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa.
Lúc này, người già có thể mắc đủ các loại bệnh nhưng thường dễ mắc phải nhiều nhất là các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiếp đến là các bệnh đường tiêu hóa, một số cũng ảnh hưởng đến tim mạch, tăng huyết áp và dễ đột quỵ hơn.
Chức năng của các cơ quan trong cơ thể người cao tuổi đều suy giảm nên bệnh tật dễ dàng tấn công, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đa số bệnh nhân mắc các chứng bệnh này đều có tiền sử viêm nhiễm ở một khu vực ở đường hô hấp do vi trùng, virus, vi nấm... và yếu tố thay đổi thời tiết có vai trò thúc đẩy qua cơ chế làm giảm thêm sự thích nghi, giảm sức đề kháng của cơ thể vốn đã suy yếu, khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh và diễn tiến bệnh thường nhanh và nặng. Các bệnh đường hô hấp thường gặp ở người cao tuổi trong mùa mưa xếp từ nhẹ nhất là viêm mũi họng cấp chỉ biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho, sốt nhẹ, có thể tự khỏi hoặc chỉ cần uống vài viên thuốc cảm cúm thông thường; nặng hơn là viêm phế quản cấp, biểu hiện sốt cao, ho đàm, có khi kèm khò khè, khó thở phải nhập viện điều trị; nặng nhất là viêm phổi thường xảy ra ở cơ địa người già bị suy nhược với những biểu hiện rầm rộ dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Vì thế, người cao tuổi không nên coi thường các viêm nhiễm nhẹ, bởi khoảng cách từ nhẹ chuyển thành nặng không xa lắm và có thể đó là cách kết thúc cuộc sống của một số đông những bệnh nhân cao tuổi.
Biện pháp phòng bệnh và chăm lo cho người cao tuổi trong mùa mưa
Giao mùa từ khô sang mưa là thời điểm người già dễ phát sinh bệnh nhưng vẫn có thể phòng tránh được. Nhiều người già không tự lo cho mình được thì gia đình, con cháu phải có trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho cha mẹ, ông bà mình.
Theo bác sĩ Xuân Hương, trước tiên cần cho người cao tuổi ăn đủ cữ, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và giữ tinh thần sảng khoái.
Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, tăng cường rau quả trái cây có nhiều vitamin C: cam, bưởi, chanh, quýt, lê, táo, cà chua, rau salad, đậu…
Để phòng bệnh hô hấp, người già cần mặc ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa, tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh, người cao tuổi không chống đỡ kịp, như để chế độ máy lạnh quá lạnh, ngủ bật quạt suốt đêm hay dầm mưa quá lâu… Người già cũng nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm khi trời còn lạnh hoặc đang có gió mùa, tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà thì tốt hơn.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày, đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý ở những người già có bệnh viêm lợi và nha chu.
Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào, nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mãn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang và cơ địa suy nhược.
Đi khám bệnh tổng quát và răng miệng định kỳ, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.
(Tuổi trẻ)
Các bệnh người cao tuổi thường gặp trong mùa mưa
Bác sĩ Đỗ Thị Xuân Hương, trưởng khoa lão - tâm thần kinh Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, TP.HCM, cho biết: Sự yếu kém trong việc tự bảo vệ của người cao tuổi càng rõ nét mỗi khi thời tiết thay đổi, nhất là trong giai đoạn giao mùa giữa mùa khô và mùa mưa.
Lúc này, người già có thể mắc đủ các loại bệnh nhưng thường dễ mắc phải nhiều nhất là các chứng bệnh liên quan đến đường hô hấp, tiếp đến là các bệnh đường tiêu hóa, một số cũng ảnh hưởng đến tim mạch, tăng huyết áp và dễ đột quỵ hơn.
Chức năng của các cơ quan trong cơ thể người cao tuổi đều suy giảm nên bệnh tật dễ dàng tấn công, đặc biệt là những bệnh liên quan đến đường hô hấp. Đa số bệnh nhân mắc các chứng bệnh này đều có tiền sử viêm nhiễm ở một khu vực ở đường hô hấp do vi trùng, virus, vi nấm... và yếu tố thay đổi thời tiết có vai trò thúc đẩy qua cơ chế làm giảm thêm sự thích nghi, giảm sức đề kháng của cơ thể vốn đã suy yếu, khiến người cao tuổi dễ mắc bệnh và diễn tiến bệnh thường nhanh và nặng. Các bệnh đường hô hấp thường gặp ở người cao tuổi trong mùa mưa xếp từ nhẹ nhất là viêm mũi họng cấp chỉ biểu hiện hắt hơi, sổ mũi, đau họng, ho, sốt nhẹ, có thể tự khỏi hoặc chỉ cần uống vài viên thuốc cảm cúm thông thường; nặng hơn là viêm phế quản cấp, biểu hiện sốt cao, ho đàm, có khi kèm khò khè, khó thở phải nhập viện điều trị; nặng nhất là viêm phổi thường xảy ra ở cơ địa người già bị suy nhược với những biểu hiện rầm rộ dẫn đến suy hô hấp và tử vong.
Vì thế, người cao tuổi không nên coi thường các viêm nhiễm nhẹ, bởi khoảng cách từ nhẹ chuyển thành nặng không xa lắm và có thể đó là cách kết thúc cuộc sống của một số đông những bệnh nhân cao tuổi.
Biện pháp phòng bệnh và chăm lo cho người cao tuổi trong mùa mưa
Giao mùa từ khô sang mưa là thời điểm người già dễ phát sinh bệnh nhưng vẫn có thể phòng tránh được. Nhiều người già không tự lo cho mình được thì gia đình, con cháu phải có trách nhiệm chăm lo sức khỏe cho cha mẹ, ông bà mình.
Theo bác sĩ Xuân Hương, trước tiên cần cho người cao tuổi ăn đủ cữ, ngủ đủ giấc, tập thể dục đều đặn và giữ tinh thần sảng khoái.
Đảm bảo chế độ ăn đủ dinh dưỡng, tăng cường rau quả trái cây có nhiều vitamin C: cam, bưởi, chanh, quýt, lê, táo, cà chua, rau salad, đậu…
Để phòng bệnh hô hấp, người già cần mặc ấm, ngủ ấm, tránh gió lùa, tránh thay đổi nhiệt độ môi trường đột ngột từ nóng chuyển sang lạnh, người cao tuổi không chống đỡ kịp, như để chế độ máy lạnh quá lạnh, ngủ bật quạt suốt đêm hay dầm mưa quá lâu… Người già cũng nên hạn chế ra khỏi nhà lúc sáng sớm khi trời còn lạnh hoặc đang có gió mùa, tập thể dục hoặc đi lại, vận động thân thể ở trong nhà thì tốt hơn.
Vệ sinh răng miệng hằng ngày, đánh răng đều đặn trước và sau khi ngủ dậy, nên súc miệng bằng nước muối sinh lý ở những người già có bệnh viêm lợi và nha chu.
Cần bỏ thuốc lá, thuốc lào, nhất là những người cao tuổi đã bị các bệnh mãn tính như viêm họng, viêm phế quản, hen suyễn, viêm xoang và cơ địa suy nhược.
Đi khám bệnh tổng quát và răng miệng định kỳ, phát hiện bệnh sớm để điều trị kịp thời.
(Tuổi trẻ)