Khi nhìn vàomắt trẻ, nếu thấy có một khối màu trắng hoặc sau đồng tử có ánh màu trắng,chứng tỏ trẻ đã bị một bệnh nặng như đục thủy tinh thể, ung thư võng mạc, nhiễm ký sinh trùng... Nếu không được điều trị sớm, trẻ có thể bị hỏng mắt.
Hầu hết các bệnh gây đồng tử trắng đều không có triệu chứng rõ rệt (không đau, không nhức, nhìn vàokhông thấy có gì đặc biệt...). Trẻ lại không diễn đạt được tình trạng của mình nên bệnh chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám một bệnhkhác. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi đôi mắt của con; nếu thấy đồng tử cómàu trắng, cần nghĩ ngay đến các bệnh sau và đưa trẻ đi khám ngay:
- Đục thủy tinh thể: Thường do vi khuẩn Rubeola(do bà mẹ mắc phải khi có thai 3 tháng) gây ra. Cách điều trị là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Sau này, trẻ có thể nhìn thấy bình thường.
- Ung thư võng mạc: Thường gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi, đa số trước 6 tuổi. Ngoài chứng đồng tửtrắng, trẻ mắc bệnh này còn có thể bị lé, mắt đau, đỏ, tăng nhãn áp. Nếu thấy các dấu hiệu trên, cần cho trẻ đi khám ngay vì đây là bệnh rất nguy hiểm,cần chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Bác sĩ sẽ cho trẻ siêu âm, chụp CThay MRI để xác định bệnh. Tùy theo giai đoạn bệnh và kích thước của u, bác sĩsẽ quyết định điều trị bằng tia, làm lạnh đông, hóa trị hay múc bỏ mắt.
- Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: Thường gặp ở những trẻ có cân nặng khi sinh dưới 1,5 kg và tuổi thaidưới 36 tuần. Bệnh ở thể nặng thường gặp ở trẻ có trọng lượng dưới 1,2 kg vàtuổi thai dưới 28 tuần. Cách điều trị: phẫu thuật, lạnh đông hayquang đông. Nếu bệnh nhẹ, tỷ lệ phẫu thuật thành công có thể lên đến 75%. Trong một số ít trường hợp nhẹ, bệnh sẽ tự lành.
- Giãn mạch võng mạc (bệnh Coat): Thường xảy ra ởtrẻ nam, dưới 10 tuổi, bị ở một mắt. Ngoài chứng đồng tử trắng trẻ, còn có thểbị lé. Khi khám, bác sĩ thấy ở võng mạc có mạch máu giãn nở, ngoằn ngoèo, thoátra các chất mỡ màu hơi trắng ở cực sau hay ngoại biên của mắt. Bệnh có thể tiếntriển thành bong võng mạc, đục thủy tinh thể hoặc viêm màng bồ đào. Việc điềutrị (áp lạnh đông hay dùng laser) không giúp cải thiện thị lực mà chỉ có thể không cho bệnh tiến triểnnặng thêm.
- Nhiễm ký sinh trùng của loài chó (Toxocara): Thường thấy ởtrẻ lớn. Ngoài chứng đồng tử trắng, trẻ còn có những u hạt ở phần sau mắt hoặcbị viêm pha lê thể. Xác định bệnh bằng cách thử máu.
Lời khuyên của Chuyên gia Nhãn khoa, các bà mẹ hãycho con đến khám mắt ở các trung tâm nhãn khoa kể cả khi chưa thấy có biểu hiệncủa bệnh nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu sinh bệnh một cách kịp thời.
Biên tập: Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga
Để được tư vấn kỹ hơn xin liên hệ về số máy 043793 1969 hoặc 0962 97 6869
Hầu hết các bệnh gây đồng tử trắng đều không có triệu chứng rõ rệt (không đau, không nhức, nhìn vàokhông thấy có gì đặc biệt...). Trẻ lại không diễn đạt được tình trạng của mình nên bệnh chỉ được phát hiện một cách tình cờ khi đi khám một bệnhkhác. Vì vậy, cha mẹ cần chú ý theo dõi đôi mắt của con; nếu thấy đồng tử cómàu trắng, cần nghĩ ngay đến các bệnh sau và đưa trẻ đi khám ngay:
- Đục thủy tinh thể: Thường do vi khuẩn Rubeola(do bà mẹ mắc phải khi có thai 3 tháng) gây ra. Cách điều trị là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo. Sau này, trẻ có thể nhìn thấy bình thường.
- Ung thư võng mạc: Thường gặp nhất ở trẻ 1-3 tuổi, đa số trước 6 tuổi. Ngoài chứng đồng tửtrắng, trẻ mắc bệnh này còn có thể bị lé, mắt đau, đỏ, tăng nhãn áp. Nếu thấy các dấu hiệu trên, cần cho trẻ đi khám ngay vì đây là bệnh rất nguy hiểm,cần chẩn đoán sớm và điều trị tích cực. Bác sĩ sẽ cho trẻ siêu âm, chụp CThay MRI để xác định bệnh. Tùy theo giai đoạn bệnh và kích thước của u, bác sĩsẽ quyết định điều trị bằng tia, làm lạnh đông, hóa trị hay múc bỏ mắt.
- Bệnh võng mạc ở trẻ sinh non: Thường gặp ở những trẻ có cân nặng khi sinh dưới 1,5 kg và tuổi thaidưới 36 tuần. Bệnh ở thể nặng thường gặp ở trẻ có trọng lượng dưới 1,2 kg vàtuổi thai dưới 28 tuần. Cách điều trị: phẫu thuật, lạnh đông hayquang đông. Nếu bệnh nhẹ, tỷ lệ phẫu thuật thành công có thể lên đến 75%. Trong một số ít trường hợp nhẹ, bệnh sẽ tự lành.
- Giãn mạch võng mạc (bệnh Coat): Thường xảy ra ởtrẻ nam, dưới 10 tuổi, bị ở một mắt. Ngoài chứng đồng tử trắng trẻ, còn có thểbị lé. Khi khám, bác sĩ thấy ở võng mạc có mạch máu giãn nở, ngoằn ngoèo, thoátra các chất mỡ màu hơi trắng ở cực sau hay ngoại biên của mắt. Bệnh có thể tiếntriển thành bong võng mạc, đục thủy tinh thể hoặc viêm màng bồ đào. Việc điềutrị (áp lạnh đông hay dùng laser) không giúp cải thiện thị lực mà chỉ có thể không cho bệnh tiến triểnnặng thêm.
- Nhiễm ký sinh trùng của loài chó (Toxocara): Thường thấy ởtrẻ lớn. Ngoài chứng đồng tử trắng, trẻ còn có những u hạt ở phần sau mắt hoặcbị viêm pha lê thể. Xác định bệnh bằng cách thử máu.
Lời khuyên của Chuyên gia Nhãn khoa, các bà mẹ hãycho con đến khám mắt ở các trung tâm nhãn khoa kể cả khi chưa thấy có biểu hiệncủa bệnh nhằm phát hiện sớm các dấu hiệu sinh bệnh một cách kịp thời.
Biên tập: Bệnh viện Mắt Quốc tế Việt – Nga
Để được tư vấn kỹ hơn xin liên hệ về số máy 043793 1969 hoặc 0962 97 6869
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,362
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,136
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,316
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,169