Giải đáp thắc mắc về bệnh mất ngủ của những người trên 20 tuổi


4,226
1
1
Xu
53
Hỏi Bác Sĩ - Áp lực từ công việc, gia đình khiến những người trên 20 tuổi có tỷ lệ mắc bệnh mất ngủ rất cao. Cùng tìm hiểu căn bệnh này qua những câu hỏi dưới đây.

Mất ngủ gần 1 năm, hay mỏi mắt


Câu hỏi bởi:

Chào bác sĩ!

Tôi năm nay 21 tuổi, giới tính nữ. Thưa bác sĩ, tôi mất ngủ được gần 2 năm nay rồi tôi không thể nào ngủ được cả ngày lẫn đêm không biết tại sao. Lắm lúc tôi muốn ngủ, tôi thèm ngủ nhưng không thể ngủ được, mỏi mắt tôi chỉ nhắm mắt để đỡ mỏi thôi, nhưng đỡ mỏi mắt thì tôi lại bị đau đầu. Mong bác sĩ giúp đỡ.

Cảm ơn bác sĩ!

Bác sĩ Vũ Thị Lừu


Chào bạn!

Bạn bị mất ngủ đã được gần 1 năm như vậy là bị mất ngủ mãn tính. Hầu hết các tình huống mất ngủ mãn tính đều là thứ cấp. Điều này có nghĩa là chứng mất ngủ tác động bởi một số vấn đề như bệnh tật, thuốc và các chất gây ra chứng mất ngủ. Có rất nhiều lí do gây mất ngủ mãn tính, cụ thể là:

Vấn đề tâm lý: trầm cảm, lo âu, căng thẳng mãn tính, rối loạn lưỡng cực, rối loạn stress sau chấn thương.

Thuốc có thể gây ra chứng mất ngủ: thuốc chống trầm cảm; thuốc trị cảm lạnh và cảm cúm có chứa cồn; thuốc giảm đau có chứa Caffein (Midol, Excedrin); thuốc lợi tiểu, Corticoid, hoóc-môn tuyến giáp, thuốc cao huyết áp,…

Bệnh tật: bệnh hen suyễn, dị ứng, bệnh Parkinson, cường giáp, trào ngược a-xít, bệnh thận, ung thư, đau mãn tính…

Điều trị chứng mất ngủ chủ yếu là chữa trị biểu hiện, kết hợp với chữa trị lí do nếu xác định được lí do gây mất ngủ. Vấn đề chẩn đoán xác định cũng như chỉ định chữa trị nên theo ý kiến của thầy thuốc. Trước mắt, bạn có thể xử lý tình trạng mất ngủ tạm thời bằng những cách đơn giản sau:

Đi ngủ và thức dậy vào một khoảng thời gian cố định kể cả vào cuối tuần để tạo thành thói quen.

Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…

Hãy ra khỏi giường khi không ngủ: Nếu không thể ngủ, hãy ra khỏi giường sau 15 phút và làm điều gì đó thư giãn, chẳng hạn như đọc sách.

Tránh cố gắng để ngủ: Cố gắng để ngủ sẽ khiến bạn trở nên càng tỉnh táo, khó vào giấc hơn. Bạn có thể đọc sách báo hay xem truyền hình cho đến khi cơn buồn ngủ tới, sau đó vào giường ngủ.

Xoa và bấm huyệt ở bàn chân trước khi đi ngủ: Ngâm hai bàn chân vào nước nóng vừa phải, cho ngập hai mắt cá chân. Có thể thêm ít muối vào nước nóng để ngâm chân. Khi thấy bàn chân hơi đỏ do các mạch máu ở bàn chân nở ra, lấy khăn lông lau chân thật khô. Dùng hai ngón tay cái day bấm hai huyệt, dùng tuyền (nằm ở chỗ lõm 1/3 trước và 2/3 sau đường nối đỉnh ngón chân 2 đến gót chân, phía dưới gan bàn chân). Bấm và day huyệt này 20-40 lần.

Chúc bạn mạnh khỏe!

Nguyên nhân và cách chữa trị mất ngủ


Câu hỏi bởi: nguoi vui ve

Chào bác sĩ

Mẹ cháu năm nay 39 tuổi, cứ đêm đến là mẹ cháu lại trằn trọc không ngủ được. Mong bác sĩ cho cháu biết lí do và cách điều trị ạ?

Cháu cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Chu Văn Điểu


Chào cháu!

Mất ngủ là chứng bệnh thường xuyên gặp ở mọi lứa tuổi đặc biệt là lứa tuổi trung niên trở lên, mất ngủ tác động nặng nề tới sức khỏe của bệnh nhân. Bộ não chỉ được nghỉ ngơi khi ngủ, nếu não làm việc liên tục dẫn tới quá mức độ gây rối loạn chức năng sẽ sinh ra nhiều bệnh cho cơ thể. Tất cả hoạt động của con người là do não chỉ đạo và điều khiển, não bị rối loạn sẽ kéo theo những hoạt động của toàn bộ cơ thể cũng bị rối loạn theo. Vì thế để giúp bộ não hoạt động bình thường thì giấc ngủ đóng vai trò hết sức quan trọng. Mất ngủ chia làm hai loại:

Mất ngủ không do lí do của bệnh thực thể gây lên hay còn gọi là mất ngủ nguyên phát: Như có người mất ngủ từ nhỏ không rõ lý do, có người mất ngủ do mất khả năng thích ứng với sự thay đổi môi trường hay hoàn cảnh và điều kiện sống, có người mắc chứng ám ảnh mất ngủ đêm ngủ được nhưng vẫn cho rằng mình không ngủ được.

Mất ngủ do bệnh cơ thể nào đó hoặc do một lý do cụ thể nào đó, còn gọi là mất ngủ thứ phát: Ví dụ như gặp một vấn đề phức tạp trong cuộc sống chưa tìm ra cách giải quyết luôn phải lo lắng không ngủ được, hay do thói quen thức đêm làm ca đêm, do tiếng ồn vì nhà ở cạnh đường giao thông nên không ngủ được, hay do mắc bệnh lo âu, trầm cảm, động kinh,… Hoặc bị các bệnh mãn tính như đau, mỏi, nhức cơ thể, tuổi cao,… cũng có thể do dùng các chất kích thích như trà đặc, cà phê…., hay mắc một số bệnh như thiểu năng tuần hoàn não, rối loạn tiền đình, cao huyết áp,…

Mẹ cháu 39 tuổi, ở lứa tuổi này hay bị thiểu năng tuần hoàn não. Thiểu năng tuần hoàn não hay gặp ở nữ giới ở độ trung tuổi, thiểu năng tuần hoàn não thường do huyết áp thấp hoặc do thoái hóa đốt sống cổ gây ra, nó có biểu hiện đau đầu, mất ngủ và đôi khi choáng váng, chóng mặt. Theo bác cháu nên cho mẹ đi khám chuyên khoa Thần kinh để kiểm tra huyết áp, làm điện não đồ, chụp phim sọ não, đo lượng máu lên não. Qua đó tìm được lí do gây lên mất ngủ của mẹ cháu và có hướng chữa trị hiệu quả nhất.

Chúc cháu mạnh khỏe.

Nguyên nhân mất ngủ ở người trưởng thành là gì?


Câu hỏi bởi: Chi Nguyen

Chào bác sĩ ạ.

Cháu năm nay 21 tuổi, mất ngủ khoảng hơn một năm, nhưng không liên tục, mỗi lần kéo dài khoảng một tháng. Cháu cố gắng ngủ sớm (10 giờ tối đi ngủ) nhưng không thể ngủ được, hoặc ngủ chập chờn, nửa đêm sẽ tỉnh giấc, có ngày cháu thức trắng không thể ngủ được, kết quả là sáng hôm sau rất mệt. Cháu đã thử không ngủ ngày nhưng vẫn không cải thiện được tình hình. Cháu đợt này bị lại hơn một tuần rồi ạ. Xin bác sĩ giải đáp giúp.

Cháu cảm ơn.

Bác sĩ Nguyễn Mai Hương


Chào cháu.

Nếu cháu mất ngủ hơn 1 năm thì có thể xếp cháu vào nhóm lí do mất ngủ mãn tính. Nhóm lí do này chủ yếu do bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần. Bệnh lý cơ thể như dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản… Ngoài ra còn có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần (ước tính có khoảng 35-50% tình huống mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến lí do này). Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ như trầm cảm, hưng cảm, rối loạn lo âu lan toả… Vậy cháu nên đi khám để xác định lí do và có hướng chữa trị. Điều trị mất ngủ chủ yếu là chữa trị biểu hiện, kết hợp với chữa trị lí do nếu xác định được lí do gây mất ngủ. Nguyên tắc chữa trị kết hợp uống thuốc và các liệu pháp tâm lý như thư giãn và thiền.

Chúc sức khỏe.

Mắt mờ và tim đập nhanh do mất ngủ


Câu hỏi bởi: Nga kẹo

Chào bác sĩ.

Tôi năm nay 21 tuổi do tôi bị mất ngủ trong khoảng thời gian dài nên tôi lo lắng và sợ ngủ. Vì vậy tôi luôn bị mất ngủ, kèm theo đó là mắt mờ và tim đập nhanh, mạnh mỗi khi tỉnh dậy và lúc giật mình giữa đêm. Gần đây tôi ngủ cũng 6 – 7 tiếng 1 ngày nhưng tim vẫn luôn đập nhanh sau khi thức dậy. Như vậy tôi cần chữa trị như thế nào ạ?

Tôi cảm ơn bác sĩ.

Bác sĩ Đỗ Hữu Thảnh


Chào bạn,

Bạn ngủ 6 – 7 giờ một ngày là bình thường. Hiện tượng tim đập dồn dập nhịp nhanh khi vừa thức dậy không phải là biểu hiện bệnh lý cần phải chữa trị. Khi thấy hiện tượng này bạn chỉ cần bình tĩnh hít thở thật sâu và thật chậm lại, hiện tượng tim nhịp nhanh sẽ tự ổn định dần.

Chúc bạn mạnh khỏe.

Tình trạng mất ngủ nặng ở người trẻ


Câu hỏi bởi: Giấu tên

Thưa bác sĩ, tôi năm nay 23 tuổi, ăn uống bình thường, nhưng tầm 1 năm trở lại đây thường xuyên bị mất ngủ. Lúc mới bị tôi có đi khám và được cấp thuốc về uống , lúc đầu có hiệu quả nhưng về sau tôi vẫn bị lại. Hiện tại việc mất ngủ ngày càng nặng , làm cho cơ thể mệt mỏi, ảnh hưởng tới công việc. Trước kia mẹ tôi cũng bị bệnh mất ngủ . Được một thời gian thì mẹ mất. Tôi muốn hỏi bác sĩ bệnh này có phải di truyền từ mẹ sang ko và cách chữa bệnh như thế nào? Tôi xin cảm ơn

Điều dưỡng Đỗ Thị Hảo


Chào bạn!
Ngủ là một hoạt động tự nhiên theo định kỳ, khi đó vận động và cảm giác được tạm hoãn ở mức tương đối. Điều này được thể hiện bởi sự bất động của hầu hết các cơ bắp và giảm các phản ứng với những kích thích bên ngoài.
– Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng là giúp cơ thể nghỉ ngơi và phục hồi năng lượng.
– Thời gian ngủ trung bình của một người bình thường khoảng 7-8 tiếng mỗi đêm (dao động từ 4-11 tiếng).Giấc ngủ có chất lượng khi đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: đủ giờ, đủ sâu, cảm thấy khoẻ khoắn khi thức dậy… Các khảo sát cho thấy thời gian ngủ giảm dần theo tuổi, thí dụ như bé mới sinh ngủ tới 17 giờ mỗi ngày, trẻ lớn ngủ từ 9 – 10 giờ mỗi đêm, người trưởng thành ngủ từ 7-8 giờ mỗi đêm, riêng người cao tuổi thường ngủ dưới 6 giờ mỗi đêm.
1. Nguyên nhân mất ngủ thoáng qua (mất ngủ dưới 1 tuần).
– Stress (Tỉ lệ nữ cao nơn nam)
– Do rối loạn lịch thức ngủ trong ngày, như lịch làm việc thay đổi bất thường, làm việc theo ca không thường xuyên(53% công nhân ca đêm ngủ gật ít nhất 1 lần trong tuần),
– Do thay đổi múi giờ chênh lệch như khi đi du lịch đến các vùng có mức chênh lệch múi giờ từ 6-24 giờ.
– Do sử dụng các chất kích thích não: cà phê, trà, thuốc lá, rượu, các loại thuốc có tính kích thích.
– Các yếu tố môi trường: ánh sáng, tiếng ồn, nhiệt độ, thoáng khí …
2. Nguyên nhân mất ngủ mạn tính:(Mất ngủ/ Rối loạn giấc ngủ kéo dài trên 1 tháng). Nhóm nguyên nhân này chủ yếu gặp ở những bệnh nhân có bệnh lý cơ thể hoặc bệnh lý tâm thần.
– Bệnh lý đa khoa: dị ứng, viêm khớp, bệnh tim, cao huyết áp, hen phế quản…
– Các bệnh lý liên quan đến giấc ngủ như: chứng ngưng thở khi ngủ, ác mộng, mộng du, chứng hoảng sợ trong giấc ngủ …
– Có khoảng 35 – 50% trường hợp mất ngủ mãn tính có thể liên quan đến bệnh lý tâm thần (qua một nghiên cứu về Mất ngủ năm 2005 ở TP.HCM nhận thấy trong số các trường hợp mất ngủ có 14,5% bị bệnh tâm thần).Các loại bệnh tâm thần có thể gây mất ngủ: trầm cảm; hưng cảm; rối loạn lo âu lan tỏa; rối loạn stress sau chấn thương; nghiện(rượu và các chất dạng thuốc phiện); bệnh tâm thần phân liệt; bệnh sa sút trí tuệ
– Ngoài ra còn 1 số tình trạng sinh lý cũng có thể dẫn tới mất ngủ như: Mãn kinh, kinh nguyệt, có thai, sốt, đau …
Biện pháp khắc phục: Đối với bạn việc làm trước tiên là:
– Loại bỏ những nguyên nhân chủ quan gây mất ngủ: Nếu cố gắng tìm hiểu, người bệnh sẽ biết một phần nguyên nhân gây mất ngủ, thí dụ uống cà phê quá nhiều vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ, ăn quá nhiều chất cay nóng, ăn quá no vào buổi tối, đi du lịch đến nơi có sự thay đổi múi giờ quá lớn, do căng thẳng trong công việc… Sau khi tìm biết được nguyên nhân, người bệnh có thể sẽ tự điều chỉnh để ngủ được mà không cần nhờ đến thuốc.
– Vệ sinh giấc ngủ: Nên tạo tâm trạng thư thái để dễ dàng đi vào giấc ngủ, giường ngủ cần đặt nơi thoáng mát, chăn màn sạch sẽ v.v…
– Liệu pháp tâm lý: Thư giãn – Thiền. Đầu tiên cần nhớ rằng sức khoẻ sẽ không ảnh hưởng gì nếu thỉnh thoảng không ngủ đúng 6 hoặc 8 giờ mỗi ngày. Khi lên giường ngủ thì chỉ để ngủ và không làm gì khác (như đọc sách, xem phim …), Hạn chế xem các bộ phim quá hấp dẫn, đọc những câu chuyện quá nhiều cảm xúc gây kích thích thần kinh sẽ khiến bạn khó đi vào giấc ngủ hơn..Nếu không ngủ được sau 10 – 15 phút thì có thể đứng dậy đi làm một việc khác. Nếu trong ngày có những vấn đề chưa giải quyết xong thì hãy gác lại hoàn toàn chờ đến ngày mai giải quyết chứ không nên vừa nằm chờ giấc ngủ đến vừa nghĩ cách giải quyết vấn đề.
– Điều trị mất ngủ cần kết hợp giữa liệu pháp tâm lý với hóa dược, nhưng muốn lập lại phản xạ ngủ thì phải cần rất nhiều thời gian, nghĩa là cần phải kiên trì thường xuyên liên tục,thực hiện đúng đủ theo đơn thuốc và có sự thông tin liên lạc với bác sỹ thì sẽ đem lại hiệu quả như mong muốn.**Bạn hỏi căn bệnh này có di truyền không? . Đó là một căn bệnh cực hiếm được gọi là mất ngủ di truyền gây tử vong (FFI). Đây là bệnh di truyền, hiện chỉ gặp ở khoảng 30 gia đình trên thế giới. Nếu một trong bố hoặc mẹ bị bệnh thì con có 50% khả năng di truyền. Nguyên nhân là do đột biến kép xảy ra ở protein PrP. ( Theo Hương Tiên Khoa học & Đời sống)
Xem thêm:
Hy vọng những thông tin trên giúp ích cho bạn. Chúc bạn sức khỏe.


Theo ViCare​
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl