Với đủ thứ lo toan quan trọng hơn, không lạ, nhiều bậc cha mẹ không quan tâm đúng mức đến việc chăm sóc “trái cà, trái ớt”của thiên thần nhỏ.
Đa phần, đến khi gặp trục trặc, phụ huynh mới thật sự hướng lo toan đến “chỗ kín” của con. Hoặc, dù nhận ra cục cưng có vấn đề nhưng cho rằng không quan trọng cho qua. Có trường hợp phụ huynh lại cho rằng tình trạng của là tự nhiên, trời sinh đứa nào chẳng vậy.
Nhiều bà mẹ ẵm con đi khám bệnh hà rầm nhưng không nghĩ hề đến việc vạch quần trẻ ra cho bác sĩ xem qua. Nhiều bác sĩ, nhìn thấy “cục kẹo” của bệnh nhi có chút vấn đề, nhưng vì không đúng chuyên khoa, không yêu cầu khám và vì quá tải bệnh viện, cũng lướt qua luôn.
Nhiều người chưa quan tâm, chăm sóc “trái cà, trái ớt” cho con nhỏ
Với các cậu bé, bệnh tình cái “logo đàn ông” tập trung vào các tật bẩm sinh như hẹp bao quy đầu (phimosis), vùi (lún) dương vật, lỗ tiểu đóng thấp; nhỏ, cong, vẹo của quý, thoát vị bìu, tinh hoàn không xuống, tràn dịch màng tinh hoàn…
Phổ biến nhất là phimosis, với hậu quả nhãn tiền: tiểu rắt, khó vệ sinh, viêm nhiễm và lâu dài là những toan lo tuổi dậy thì về thẩm mỹ, sĩ diện đàn ông và khả năng vận hành công cụ khi tới tuổi cập kê.
Theo các bác sĩ, thời điểm đẹp để giải quyết phimosis (nhiều trường hợp quy đầu tự giải phóng khi trẻ lớn, không cần can thiệp) cho trẻ là tầm 1 - 2 tuổi (muộn nhất trước tuổi dậy thì),với nhiều biện pháp, theo hướng càng sớm thì sự chịu đựng của bệnh nhi càng nhẹ. Chẳng hạn, bao quy đầu còn “non” có thể tự tiêu bằng biện pháp thoa corticoid làm teo da, không khó chịu hơn viêc thoa kem chống hâm tã. Nhiều bà mẹ sớm nhận ra “chỗ kín” của con khó ở nhưng ngại đưa con lên bàn mổ, ngại bác sĩ lỡ tay… xén mất khả năng làm chồng, làm vợ, nên thôi. Nhiều ca phimosis quá tuổi, thậm chí đến tận ngày lên xe hoa, mới đến được tay bác sĩ.
Với các bé gái, bất thường tập trung các tật dính âm hộ (môi bé), màng trinh kín, phì đại âm vật (dương vật giả), thoát vị… Cách giải quyết có khi đơn giản với một nhát kéo giải dính, mức chịu đựng cũng không hơn mấy cậu trai. Riêng các bé gái, với sự hiện diện của màng trinh và một số vị trí nhạy cảm, ai cũng biết, cách xử lý có giá trị ngàn vàng liên quan thiên chức làm vợ, làm mẹ
Trong chương trình chăm sóc “vùng trọng điểm” của các bé, phụ huynh đừng quên gạch đầu dòng: phòng chống trẻ tò mò, nghịch ngợm tự gây chấn thương, phương hại đến chức năng thiên bẩm của mình. Nhiều cậu trai sẵn sàng xé toạc bao quy đầu để thỏa chí tìm tòi nước tiểu từ đâu ra. Tương tự, một bé gái có thể chọc que đũa vào “cửa mình”.
Ở đây, nổi lên một vấn đề mà phụ huynh cần phân định. Đó là việc khi nhìn thấy con mân mê chỗ kín, có hai kiểu phản ứng trái ngược nhau của các bậc bố mẹ: làm dữ, răn đe đủ thứ, thậm chí trừng phạt trẻ; hoặc bàng quan xem đó chỉ là chút nghịch ngợm “không chết thằng tây nào” của trẻ con. Không quan tâm tất dưỡng hổ vi họa nhưng đe nẹt, không quản lý được thì cấm trẻ thái quá cũng không hay, bởi thiên bẩm trẻ con càng đe càng khoái... vi phạm.
Cần lưu ý cả cách mà người lớn chăm sóc. Nhiều bà mẹ quá sâu sát, cầm nắm, trở qua lật lại “trái ớt” của con vô tình gây chú ý và… giới thiệu cho cậu một trò khám phá thú vị trên cơ thể mình.
Không phải phụ huynh nào cũng bàng quan với tình hình sức khỏe “trái cà trái ớt”của con mình, nhưng rõ ràng, nếu việc đó xảy ra thì chính các thiên thần nhỏ bị thiệt thòi nặng nhất.
AloBacsi.
Đa phần, đến khi gặp trục trặc, phụ huynh mới thật sự hướng lo toan đến “chỗ kín” của con. Hoặc, dù nhận ra cục cưng có vấn đề nhưng cho rằng không quan trọng cho qua. Có trường hợp phụ huynh lại cho rằng tình trạng của là tự nhiên, trời sinh đứa nào chẳng vậy.
Nhiều bà mẹ ẵm con đi khám bệnh hà rầm nhưng không nghĩ hề đến việc vạch quần trẻ ra cho bác sĩ xem qua. Nhiều bác sĩ, nhìn thấy “cục kẹo” của bệnh nhi có chút vấn đề, nhưng vì không đúng chuyên khoa, không yêu cầu khám và vì quá tải bệnh viện, cũng lướt qua luôn.
Nhiều người chưa quan tâm, chăm sóc “trái cà, trái ớt” cho con nhỏ
Phổ biến nhất là phimosis, với hậu quả nhãn tiền: tiểu rắt, khó vệ sinh, viêm nhiễm và lâu dài là những toan lo tuổi dậy thì về thẩm mỹ, sĩ diện đàn ông và khả năng vận hành công cụ khi tới tuổi cập kê.
Theo các bác sĩ, thời điểm đẹp để giải quyết phimosis (nhiều trường hợp quy đầu tự giải phóng khi trẻ lớn, không cần can thiệp) cho trẻ là tầm 1 - 2 tuổi (muộn nhất trước tuổi dậy thì),với nhiều biện pháp, theo hướng càng sớm thì sự chịu đựng của bệnh nhi càng nhẹ. Chẳng hạn, bao quy đầu còn “non” có thể tự tiêu bằng biện pháp thoa corticoid làm teo da, không khó chịu hơn viêc thoa kem chống hâm tã. Nhiều bà mẹ sớm nhận ra “chỗ kín” của con khó ở nhưng ngại đưa con lên bàn mổ, ngại bác sĩ lỡ tay… xén mất khả năng làm chồng, làm vợ, nên thôi. Nhiều ca phimosis quá tuổi, thậm chí đến tận ngày lên xe hoa, mới đến được tay bác sĩ.
Với các bé gái, bất thường tập trung các tật dính âm hộ (môi bé), màng trinh kín, phì đại âm vật (dương vật giả), thoát vị… Cách giải quyết có khi đơn giản với một nhát kéo giải dính, mức chịu đựng cũng không hơn mấy cậu trai. Riêng các bé gái, với sự hiện diện của màng trinh và một số vị trí nhạy cảm, ai cũng biết, cách xử lý có giá trị ngàn vàng liên quan thiên chức làm vợ, làm mẹ
Trong chương trình chăm sóc “vùng trọng điểm” của các bé, phụ huynh đừng quên gạch đầu dòng: phòng chống trẻ tò mò, nghịch ngợm tự gây chấn thương, phương hại đến chức năng thiên bẩm của mình. Nhiều cậu trai sẵn sàng xé toạc bao quy đầu để thỏa chí tìm tòi nước tiểu từ đâu ra. Tương tự, một bé gái có thể chọc que đũa vào “cửa mình”.
Ở đây, nổi lên một vấn đề mà phụ huynh cần phân định. Đó là việc khi nhìn thấy con mân mê chỗ kín, có hai kiểu phản ứng trái ngược nhau của các bậc bố mẹ: làm dữ, răn đe đủ thứ, thậm chí trừng phạt trẻ; hoặc bàng quan xem đó chỉ là chút nghịch ngợm “không chết thằng tây nào” của trẻ con. Không quan tâm tất dưỡng hổ vi họa nhưng đe nẹt, không quản lý được thì cấm trẻ thái quá cũng không hay, bởi thiên bẩm trẻ con càng đe càng khoái... vi phạm.
Cần lưu ý cả cách mà người lớn chăm sóc. Nhiều bà mẹ quá sâu sát, cầm nắm, trở qua lật lại “trái ớt” của con vô tình gây chú ý và… giới thiệu cho cậu một trò khám phá thú vị trên cơ thể mình.
Không phải phụ huynh nào cũng bàng quan với tình hình sức khỏe “trái cà trái ớt”của con mình, nhưng rõ ràng, nếu việc đó xảy ra thì chính các thiên thần nhỏ bị thiệt thòi nặng nhất.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,361
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,135
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,315
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,168