Bệnh viện quá tải nên nhiều người ra nước ngoài chữa bệnh


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Theo khảo sát, tỷ lệ bệnh nhân đi ra nước ngoài điều trị cao nhất là để ghép nội tạng, tiếp đến là điệu trị ung thư.


Bác sĩ Nguyễn Hoàng Minh, giám đốc Bệnh viện Ung bướu cho biết: Khi mắc bệnh hiểm nghèo, tâm lý con người luôn mong tìm cho mình cơ hội sống cao nhất. Sự quá tải bệnh viện với cơ sở vật chất hữu hạn luôn là yếu tố khiến bệnh nhân lo sợ trình độ bác sĩ và kỹ thuật điều trị cũng hạn chế như cơ sở vật chất. Kể cả bác sĩ của bệnh viện khi bị ung thư cũng tìm đường sang Singapore, một nước lân cận có nền y học được coi là tiên tiến nhất khu vực để điều trị. Sau khi xem phác đồ điều trị của bệnh viện Singapore, anh đã quay về nước để các đồng nghiệp trị bệnh, bởi phác đồ điều trị ngoại ấy chẳng khác gì của nội.




Dĩ nhiên, với tình trạng mỗi ngày một bác sĩ của ta phải khám và điều trị cho khoảng 90-100 bệnh nhân sẽ khác biệt vô cùng về dịch vụ một ngày bác sĩ ở bệnh viện nước ngoài chỉ khám, điều trị cho khoảng chục bệnh nhân. Sự quá tải đó khó khẳng định bác sĩ nội không có lúc mắc sai sót trong điều trị. Đó là trường hợp bệnh nhi T.A bị glaucoma nhưng bị (Bệnh viện Mắt TP.HCM) chẩn đoán nhầm sang đục thủy tinh thể. Điều trị sai khiến em mất một con mắt...


Ai cũng biết, sang nước ngoài khám chữa bệnh, tiền chi phí dịch vu đó rất đắt. Mẹ bé T.A cho biết, để điều trị glaucoma tại Singapore, năm đầu gia đình phải tốn kém 100 triệu đồng tiền khám và điều trị, và những năm sau từ 70-80 triệu đồng nhằm duy trì con mắt còn lại không tăng nhãn áp (dĩ nhiên chưa kể chi phí di chuyển và ăn nghỉ khách sạn).


Ông T.X.L bị ung thư tuyến tụy giai đoạn cuối, phác đồ trị bệnh tốn mỗi tuần 7.000 SGD (khoảng 100 triệu đồng). Sau khi xem phác đồ điều trị, BS CKII Diệp Bảo Tuấn, Bệnh viện Ung bướu TP.HCM nhận xét, phác đồ điều trị không có gì khác so với Bệnh viện Ung bướu TP.HCM nói riêng và tại Việt Nam nói chung. Trong khi đó điều trị tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM tối đa sẽ chỉ tốn 20 triệu đồng.


Nếu như phí dịch vụ khám bệnh mới được thông qua thì bệnh nhân ung bướu sẽ phải trả 20.000 đồng/lượt. Nằm viện phòng dịch vụ đắt nhất khoảng 1 triệu đồng/ngày. Chụp CT scan khoảng 1-3 triệu đồng/lần. Trong khi đó, phí một lần khám bệnh tại Singapore tùy theo tên tuổi bác sĩ và thâm niên sẽ chênh lệch từ 60 - 80 SGD/lần (800.000-1,2 triệu đồng/lần). Có những bệnh viện quy định, từ lần gặp thứ hai trở đi, giá sẽ rẻ hơn, từ 40 - 70 SGD/lần. Giá xét nghiệm máu thông thường trên 20 SGD/lần. Chụp phim X-ray từ trên 40 SGD, CT scan xấp xỉ 1.000 SGD… Nằm bệnh viện, tiền thuốc và tiền phòng trung bình (hạng B1, 4 giường/phòng) từ trên 300 - 1.700 SGD/ngày; giá phẫu thuật từ trên 3.000 SGD - trên 20.000 SGD…


Theo số liệu thống kê mỗi năm có khoảng hơn 40.000 bệnh nhân ra nước ngoài trị bệnh với chi phí tốn khoảng hơn 1 tỷ đô la Mỹ. GS.BS Nguyễn Chấn Hùng, chủ tịch Hội Ung thư VN chia sẻ: Đã đến lúc chúng ta nhìn nhận khuyết điểm thiếu quan tâm đến một chiến lược y tế và sức khỏe trong nước. Mỗi năm, các bác sĩ Việt Nam tham gia hội thảo quốc tế, tiếp cận và bắt kịp các kỹ thuật tiên tiến nhất nhưng bệnh nhân lại không có điều kiện biết để tin tưởng, khiến cho việc điều trị vất vả và cuộc chảy ngoại tệ sẽ còn diễn ra không biết đến bao giờ.

(Nông nghiệp)
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl