Lưu ý với mẹ bầu chửa ngực


Bác sĩ Phượng

Well-Known Member
1,996
73
48
Xu
0
Vòng 1 tăng lên nhanh chóng khi mới mang thai khiến bạn cảm thấy đau nhức và khó chịu vô cùng, phải làm thế nào đây?


Chửa ngực là hiện tượng thường gặp ở thai phụ trong thời kỳ đầu bầu bí. Trong những tháng đầu thai kỳ, vòng 1 của bạn tăng lên nhanh chóng khiến bạn liên tục phải đổi áo ngực với các size lớn hơn. Một số trường hợp vòng ngực đã to vượt vòng bụng.


Nguyên nhân


Nguyên nhân của việc ngực lớn quá cỡ là do mô mỡ phát triển quá nhanh hoặc các ống tuyến sữa tăng mạnh. Nếu trong lần mang thai đầu tiên, bạn bị “chửa ngực” thì trong những lần mang thai tiếp theo, bạn cũng sẽ gặp phải hiện tượng này.


Vòng ngực quá khổ gây ra những vết rạn thẩm mỹ, khiến thai phụ bị đau tức ngực, khó thở, đổ nhiều mồ hôi, rạn da, ngứa và nổi mẩn đỏ.... Nhiều mẹ bầu vẫn nghĩ rằng kích thước của ngực sẽ tỷ lệ thuận với lượng sữa mẹ cung cấp cho con sau khi sinh. Quan điểm này hoàn toàn sai lầm. Bầu ngực thai phụ to hay nhỏ không hề quyết định đến lượng sữa.





Những lưu ý với mẹ bầu chửa ngực


Mặc đồ rộng rãi


Mặc quần áo rộng rãi, vệ sinh cơ thể thường xuyên, đặc biệt là ngực của bạn.


Lựa chọn áo ngực phù hợp


Bạn nên chọn áo ngực có chất liệu cotton, độ nâng tốt, không có gọng cứng hay quá chặt. Khi cảm thấy áo ngực chật, bạn cần thay áo với size lớn hơn. Nếu bạn bị ra mồ hôi và cảm thấy ẩm ướt thì cần thay áo để tránh bị nổi mẩn đỏ, ngứa, khó chịu. Khi ngực của bạn đã phát triển quá lớn, bạn nên mặc loại áo ngực thể thao mỏng nhẹ ngay cả khi ngủ nếu không ngực bạn sẽ làm giãn dây chằng và bị chảy xệ.


Chú ý tư thế


Để tránh bị khó thở do “chửa ngực”, bạn nên đứng ngồi thẳng lưng, nằm nghiêng khi ngủ hoặc đặt gối nâng đầu và ngực lên cao.Tuy nhiên, nếu bị khó thở kéo dài, bạn nên đi khám cụ thể.


Massage bầu ngực


Bạn có thể mát xa nhẹ nhàng vùng ngực giúp máu lưu thông tốt hơn và xoa dịu cảm giác căng tức ngực. Tuy nhiên, bạn cần tránh mát xa ngực trong những tháng đầu thai kỳ vì dễ gây hiện tượng co thắt tử cung. Khi ngực căng quá mức, gây rạn da, đầu vú bị nứt nẻ, chảy máu, bạn nên đến khám bác sĩ để được tư vấn, không tự ý dùng các thuốc bôi da thông thường.


Chườm lạnh


Bạn có thể chườm lạnh hoặc tắm vòi hoa sen nóng và lạnh để cải thiện lưu thông huyết mạch, giúp ngực bớt căng, đau. Bên cạnh đó, bạn có thể đắp lá bắp cải lạnh lên ngực khi thư giãn, nghỉ ngơi vì nó phù hợp với hình dáng ngực của phụ nữ.


Tránh ăn đồ mặn, nóng


Bạn cần tránh các thức ăn mặn, nóng vì chúng làm ngực bạn càng căng và tức hơn. Mặt khác, mẹ bầu nên bổ sung vitamin D, E mỗi ngày.


Bạn cần nhớ rằng “chửa ngực” là biểu hiện thai kỳ mà không ai có thể tránh khỏi. Vì vậy, bạn hãy thực hiện một chế độ dinh dưỡng hợp lý, vệ sinh thường xuyên bầu ngực của mình và giữ tâm trạng thoải mái. Sau khi sinh và cho con bú, hiện tượng này sẽ biến mất, ngực của bạn sẽ dần khôi phục lại hình dáng tuy rằng khó có thể săn chắc như trước khi mang thai


AloBacsi.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl