Đó là nhận định của TS Phạm Thị Khoa, Trưởng khoa Hóa thực nghiệm, Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư về loài bọ xít hút máu ở Việt Nam. Theo các chuyên gia, đến thời điểm này nước ta vẫn chưa có nghiên cứu sâu về loài bọ xít hút máu ở các phương diện như lây bệnh cho người, ADN…
TS Phạm Thị Khoa khẳng định, vừa qua người dân phát hiện ra nhiều bọ xít hút máu, cùng với đó họ cũng sử dụng nhiều loại hóa chất để phun diệt bừa bãi. Chính điều này đã làm phát sinh tình trạng kháng thuốc của loài bọ xít hút máu.
Khi đã bị kháng, bọ xít hút máu sẽ khó chết, phát triển nhanh bất thường. Điều này làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân. Và hiện nay, khoa đang nghiên cứu thuốc có hàm lượng hóa học phù hợp để tiêu diệt bọ xít chết ngay. Nếu người dân phát hiện bọ xít hút máu nên liên hệ đến Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng T.Ư để được tư vấn sử dụng thuốc phù hợp để tránh tạo ra chủng kháng.Còn TS Trương Xuân Lam, Trưởng phòng Côn trùng thực nghiệm, Viện Sinh thái Tài nguyên Sinh vật, từ năm trước đến nay phòng vẫn chỉ là nuôi, nghiên cứu vùng phân bố, nghiên cứu sinh thái, vòng đời và phát hiện các ổ để tiêu diệt. Còn các nghiên cứu sâu như mối liên hệ với người, lây bệnh… của loài bọ xít hút máu ở Việt Nam vẫn chưa làm được do… thiếu kinh phí. Cũng vì yếu tố này nên chưa thể khẳng định loài bọ xít ở Việt Nam truyền bệnh đến mức độ nào.
"Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳng định, bọ xít hút máu ở Châu Phi là vectơ truyền bệnh chính, tức bản thân nó đã có mầm bệnh. Chúng có thể truyền bệnh cho con người và bọ xít không mang bệnh. Còn ở Việt Nam chỉ là loài bọ xít hút máu vectơ truyền bệnh phụ, tức bản thân nó không có mầm bệnh nhưng khi được truyền bệnh vào thì nó sẽ là vật trung gian truyền bệnh đến cho người. Lúc này loài bọ xít không mang bệnh sẽ trở thành loài mang bệnh. Đồng thời, châu Phi gồm nhiều nước nghèo, sống kém vệ sinh, nhiều dịch bệnh… nên dễ lây lan hơn. Còn Việt Nam điều kiện sống và vệ sinh tốt hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà Việt Nam chúng ta lơ là, mất cảnh giác", TS Trương Xuân Lam nhấn mạnh.
Theo TS Xuân Lam, số tiền dự kiến để hoàn thiện các sự án nghiên cứu về bọ xít hút máu khoảng 1 triệu đô la. Các dự án sẽ được triển khai tại 16 tỉnh, thành trên cả nước với các khâu như ADN, loài, bệnh, mối liên hệ với người, lây bệnh cho người… Số tiền này các chuyên gia xác định kêu gọi tài trợ từ nước ngoài!
"Tuy nhiên, chúng tôi có thể khẳng định, bọ xít hút máu ở Châu Phi là vectơ truyền bệnh chính, tức bản thân nó đã có mầm bệnh. Chúng có thể truyền bệnh cho con người và bọ xít không mang bệnh. Còn ở Việt Nam chỉ là loài bọ xít hút máu vectơ truyền bệnh phụ, tức bản thân nó không có mầm bệnh nhưng khi được truyền bệnh vào thì nó sẽ là vật trung gian truyền bệnh đến cho người. Lúc này loài bọ xít không mang bệnh sẽ trở thành loài mang bệnh. Đồng thời, châu Phi gồm nhiều nước nghèo, sống kém vệ sinh, nhiều dịch bệnh… nên dễ lây lan hơn. Còn Việt Nam điều kiện sống và vệ sinh tốt hơn. Tuy nhiên, không vì thế mà Việt Nam chúng ta lơ là, mất cảnh giác", TS Trương Xuân Lam nhấn mạnh.
Theo TS Xuân Lam, số tiền dự kiến để hoàn thiện các sự án nghiên cứu về bọ xít hút máu khoảng 1 triệu đô la. Các dự án sẽ được triển khai tại 16 tỉnh, thành trên cả nước với các khâu như ADN, loài, bệnh, mối liên hệ với người, lây bệnh cho người… Số tiền này các chuyên gia xác định kêu gọi tài trợ từ nước ngoài!
(theo bee)
Sửa lần cuối: