BV Nhi đồng 2 TPHCM đang điều trị 1 ca trẻ 11 tuổi bị phỏng nặng vì điện giật. Nguyên nhân là do bé này chơi thả diều.
BS Trương Anh Mậu, khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình cho biết bé trai N.T.N, 11 tuổi, nhà ở Lâm Đồng, được chuyển viện lên BV Nhi đồng 2 trong tình trạng phỏng nặng do điện giật với lý do khá hy hữu.
Theo lời người nhà bệnh nhân thì bé thả diều dùm em họ, nhưng dây thả diều không phải bằng cước mà lại bằng dây đồng. Hậu quả là khi dây diều vướng vào dây điện ngoài trời, bé bị cháy xém hết cả quần áo và phỏng nặng toàn thân do điện.
BS Trương Anh Mậu cho biết, hiện thời dù bé đã qua giai đoạn nguy hiểm nhưng nhiệt điện đã làm cháy hết phần lớn da vùng ngực và 2 đùi của bé. Nếu lớp da này không lành thì phải tiến hành ghép da cho bé.
BS Nguyễn Quốc Hải, chuyên gia điều trị phỏng, cho biết phỏng điện là 1 trong các loại phỏng gây tác hại nặng nề và khó điều trị nhất vì đa số trường hợp đều bị đốt cháy toàn bộ gân cơ, thậm chí cả xương ở những nơi điện đi qua. Ngoài ra, dòng điện còn gây ra các tác động khác lên hệ tim mạch, thần kinh.
Thêm vào đó, di chứng sau phỏng gây sẹo co rút, khủng hoảng tâm lý cho bé vẫn là một vấn đề rất lớn và nan giải cho cả nhân viên y tế và gia đình. Do đó, các bậc cha mẹ nên hết sức cẩn thận đề phòng phỏng do điện.
BS khuyên người lớn trong gia đình nên đặt trên cao hoặc che chắn kỹ các ổ cắm điện, đề phòng các dây điện lâu ngày tróc vỏ bọc. Các dụng cụ điện dù không ở tình trạng đang sử dụng nhưng lại không ngắt điện, các chuôi đèn để hở... đều tiềm ẩn nguy cơ cho trẻ con.
Một chút kiến thức về sơ cứu phỏng cũng rất cần thiết cho mỗi gia đình. Khi trẻ bị phỏng, người nhà cần bình tĩnh, không la hét làm bé hoảng sợ thêm mà cần phải rửa hoặc ngâm vết phỏng của bé vào nước lạnh khoảng 10-15 phút.
Nếu phỏng do hóa chất thì nên rửa dưới vòi nước sạch chảy nhẹ để làm trôi bớt và làm loãng lượng hóa chất trên da. Tuyệt đối không thoa kem đánh răng, nước mắm, rượu trắng hay các loại thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc vào vết phỏng vì sẽ gây kích ứng vùng da phỏng đang bị tổn thương và làm nặng hơn vết phỏng.
Đối với các vết phỏng nhẹ và nông độ 1, 2 thì sau khi ngâm rửa với nước sạch người nhà có thể thoa các loại pommade dùng trong phỏng hiện có trên thị trường như dầu mù u, Biafine, Silverin… Sau đó băng lại với gạc sạch để giúp vết phỏng mau lành.
Nếu bé quá đau đớn thì có thể cho bé uống thuốc giảm đau paracetamol (biệt dược Hapacol 150mg, 250mg hoặc Efferalgan 150mg, 250mg) với liều từ 10-15mg/kg. Còn đối với các vế phỏng độ 2 sâu, độ 3,4 thì bắt buộc phải nhập viện để nhân viên y tế điều trị.
AloBacsi.
BS Trương Anh Mậu, khoa Ngoại chấn thương chỉnh hình cho biết bé trai N.T.N, 11 tuổi, nhà ở Lâm Đồng, được chuyển viện lên BV Nhi đồng 2 trong tình trạng phỏng nặng do điện giật với lý do khá hy hữu.
Theo lời người nhà bệnh nhân thì bé thả diều dùm em họ, nhưng dây thả diều không phải bằng cước mà lại bằng dây đồng. Hậu quả là khi dây diều vướng vào dây điện ngoài trời, bé bị cháy xém hết cả quần áo và phỏng nặng toàn thân do điện.
BS Trương Anh Mậu cho biết, hiện thời dù bé đã qua giai đoạn nguy hiểm nhưng nhiệt điện đã làm cháy hết phần lớn da vùng ngực và 2 đùi của bé. Nếu lớp da này không lành thì phải tiến hành ghép da cho bé.
BS Nguyễn Quốc Hải, chuyên gia điều trị phỏng, cho biết phỏng điện là 1 trong các loại phỏng gây tác hại nặng nề và khó điều trị nhất vì đa số trường hợp đều bị đốt cháy toàn bộ gân cơ, thậm chí cả xương ở những nơi điện đi qua. Ngoài ra, dòng điện còn gây ra các tác động khác lên hệ tim mạch, thần kinh.
Thêm vào đó, di chứng sau phỏng gây sẹo co rút, khủng hoảng tâm lý cho bé vẫn là một vấn đề rất lớn và nan giải cho cả nhân viên y tế và gia đình. Do đó, các bậc cha mẹ nên hết sức cẩn thận đề phòng phỏng do điện.
BS khuyên người lớn trong gia đình nên đặt trên cao hoặc che chắn kỹ các ổ cắm điện, đề phòng các dây điện lâu ngày tróc vỏ bọc. Các dụng cụ điện dù không ở tình trạng đang sử dụng nhưng lại không ngắt điện, các chuôi đèn để hở... đều tiềm ẩn nguy cơ cho trẻ con.
Một chút kiến thức về sơ cứu phỏng cũng rất cần thiết cho mỗi gia đình. Khi trẻ bị phỏng, người nhà cần bình tĩnh, không la hét làm bé hoảng sợ thêm mà cần phải rửa hoặc ngâm vết phỏng của bé vào nước lạnh khoảng 10-15 phút.
Nếu phỏng do hóa chất thì nên rửa dưới vòi nước sạch chảy nhẹ để làm trôi bớt và làm loãng lượng hóa chất trên da. Tuyệt đối không thoa kem đánh răng, nước mắm, rượu trắng hay các loại thuốc thảo dược không rõ nguồn gốc vào vết phỏng vì sẽ gây kích ứng vùng da phỏng đang bị tổn thương và làm nặng hơn vết phỏng.
Đối với các vết phỏng nhẹ và nông độ 1, 2 thì sau khi ngâm rửa với nước sạch người nhà có thể thoa các loại pommade dùng trong phỏng hiện có trên thị trường như dầu mù u, Biafine, Silverin… Sau đó băng lại với gạc sạch để giúp vết phỏng mau lành.
Nếu bé quá đau đớn thì có thể cho bé uống thuốc giảm đau paracetamol (biệt dược Hapacol 150mg, 250mg hoặc Efferalgan 150mg, 250mg) với liều từ 10-15mg/kg. Còn đối với các vế phỏng độ 2 sâu, độ 3,4 thì bắt buộc phải nhập viện để nhân viên y tế điều trị.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,361
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,135
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,315
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,168