Nhiều khi mọi người cứ hiểu rằng các thức vật bổ cứ cho vào bình đổ rượu ngon vào ngâm hổ lốn như vậy là khi uống vào không bổ ngang cũng bổ dọc (!).
Bởi vậy để giúp có kiến thức khi sử dụng rượu cần biết một số điểm sau đây:
1/ Không dùng kèm với thuốc tân dược như Atrax, Perphenazine, Wintermin v.v. và thuốc đông dược nhu bột sắn dây... Nếu như cần thiết phải sử dụng thì cần phải dừng không uống rượu thuốc ít nhất là 24 tiếng mới được uống các loại thuốc kia để tránh tác dụng phụ xảy ra.
2/ Những người không được sử dụng rượu thuốc như mắc bệnh viêm gan, xơ gan, viêm dạ dày, viêm thận mạn, viêm ruột kết mạn, lao phổi, suy tim v.v. vì nếu cứ uống sẽ làm cho bệnh nặng lên hoặc tiến triển xấu...
3/ Đối với trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, hay đang khi đói bụng hoặc người bị dị ứng với rượu đều không sử dụng rượu bổ.
Uống rượu bổ như thế nào?
Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng các loại rượu bổ, lại tránh được những tai biến đáng tiếc xảy ra chỉ vì không hiểu biết, người dùng cần nắm năm điểm sau:
1/ Chú ý thời gian uống: Thời gian uống rượu bổ có liên quan mật thiết với nơi có thể gây ra bất lợi cho người sử dụng như người có ổ bệnh ở tim hay dạ dày cần uống rượu thuốc vào sau khi ăn cơm từ 15 – 30 phút. Nếu ổ bệnh ở dưới vùng bụng lại cần uống rượu bổ trước bữa ăn từ 10 – 60 phút. Nhưng đối với loại rượu bổ có tác dụng cường thân lại cần uống trong bữa ăn. Còn loại rượu bổ có tác dụng bổ thận, sung tinh cần uống vào buổi tối, trước lúc đi ngủ 15-30 phút.
2/ Để bảo vệ gan: Nếu sử dụng rượu bổ trong thời gian dài, mỗi lần uống cần cho vào chút mật ong nhằm không gây tổn hại tế bào gan.
3/ Cần chú ý liều uống rượu vì có loại rượu khi uống đúng liều thì có tác dụng bồi bổ cơ thể làm tăng trương lực cơ, kích thích ăn uống, nhưng khi uống quá liều sẽ gây ngộ độc như rượu mã tiền chẳng hạn... Do đó rượu thuốc không thể uống như rượu ta vẫn uống thường ngày mà còn phải căn cứ vào tình trạng cơ thể của từng người bệnh và tính chất của thuốc trong rượu mà quyết định liều lượng uống cho thích hợp. Trung bình mỗi ngày chỉ nên uống từ 10 – 30g. Tuy vậy cũng cần lưu ý với người tửu lượng kém có thể uống ít hơn liều trung bình này, ngược lại người có tửu lượng cao cũng có thể uống tăng thêm chút ít so với liều trung bình vừa nêu trên.
4/ Cần lưu ý cách sử dụng thuốc thế nào để làm tăng hiệu quả, đó là cần uống rượu được hâm ấm thì tốt vì sẽ phát huy hiệu quả và dẫn thuốc. Nếu là uống rượu thuốc lúc ăn cơm cần phải uống từ từ, vừa uống rượu vừa nhấm nháp thức ăn.
5/ Lưu ý khi uống loại rượu thuốc nào cần phải dùng sao cho đúng chứng bệnh, ví dụ người cần bổ khí thì dùng rượu nhân sâm, rượu bạch truật, rượu sâm kỳ, rượu tam thánh v.v, người cần bổ huyết thì phải dùng rượu đương quy, rượu tiết hươu, rượu cự thắng, rượu thập toàn đại bổ v.v... Những người thường sợ nóng nên chọn loại bổ dưỡng âm như rượu hoa cúc, rượu cẩu kỷ tử, rượu song sâm, rượu đen tóc ích thọ... Người thường sợ lạnh nên chọn loại rượu bổ ôn dương như rượu hải mã, rượu nhung hươu, rượu sâm tắc kè, rượu trợ dương ích thọ v.v.
(Nông nghiệp)
Bởi vậy để giúp có kiến thức khi sử dụng rượu cần biết một số điểm sau đây:
1/ Không dùng kèm với thuốc tân dược như Atrax, Perphenazine, Wintermin v.v. và thuốc đông dược nhu bột sắn dây... Nếu như cần thiết phải sử dụng thì cần phải dừng không uống rượu thuốc ít nhất là 24 tiếng mới được uống các loại thuốc kia để tránh tác dụng phụ xảy ra.
2/ Những người không được sử dụng rượu thuốc như mắc bệnh viêm gan, xơ gan, viêm dạ dày, viêm thận mạn, viêm ruột kết mạn, lao phổi, suy tim v.v. vì nếu cứ uống sẽ làm cho bệnh nặng lên hoặc tiến triển xấu...
3/ Đối với trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, hay đang khi đói bụng hoặc người bị dị ứng với rượu đều không sử dụng rượu bổ.
Uống rượu bổ như thế nào?
Để đạt hiệu quả cao khi sử dụng các loại rượu bổ, lại tránh được những tai biến đáng tiếc xảy ra chỉ vì không hiểu biết, người dùng cần nắm năm điểm sau:
1/ Chú ý thời gian uống: Thời gian uống rượu bổ có liên quan mật thiết với nơi có thể gây ra bất lợi cho người sử dụng như người có ổ bệnh ở tim hay dạ dày cần uống rượu thuốc vào sau khi ăn cơm từ 15 – 30 phút. Nếu ổ bệnh ở dưới vùng bụng lại cần uống rượu bổ trước bữa ăn từ 10 – 60 phút. Nhưng đối với loại rượu bổ có tác dụng cường thân lại cần uống trong bữa ăn. Còn loại rượu bổ có tác dụng bổ thận, sung tinh cần uống vào buổi tối, trước lúc đi ngủ 15-30 phút.
2/ Để bảo vệ gan: Nếu sử dụng rượu bổ trong thời gian dài, mỗi lần uống cần cho vào chút mật ong nhằm không gây tổn hại tế bào gan.
3/ Cần chú ý liều uống rượu vì có loại rượu khi uống đúng liều thì có tác dụng bồi bổ cơ thể làm tăng trương lực cơ, kích thích ăn uống, nhưng khi uống quá liều sẽ gây ngộ độc như rượu mã tiền chẳng hạn... Do đó rượu thuốc không thể uống như rượu ta vẫn uống thường ngày mà còn phải căn cứ vào tình trạng cơ thể của từng người bệnh và tính chất của thuốc trong rượu mà quyết định liều lượng uống cho thích hợp. Trung bình mỗi ngày chỉ nên uống từ 10 – 30g. Tuy vậy cũng cần lưu ý với người tửu lượng kém có thể uống ít hơn liều trung bình này, ngược lại người có tửu lượng cao cũng có thể uống tăng thêm chút ít so với liều trung bình vừa nêu trên.
4/ Cần lưu ý cách sử dụng thuốc thế nào để làm tăng hiệu quả, đó là cần uống rượu được hâm ấm thì tốt vì sẽ phát huy hiệu quả và dẫn thuốc. Nếu là uống rượu thuốc lúc ăn cơm cần phải uống từ từ, vừa uống rượu vừa nhấm nháp thức ăn.
5/ Lưu ý khi uống loại rượu thuốc nào cần phải dùng sao cho đúng chứng bệnh, ví dụ người cần bổ khí thì dùng rượu nhân sâm, rượu bạch truật, rượu sâm kỳ, rượu tam thánh v.v, người cần bổ huyết thì phải dùng rượu đương quy, rượu tiết hươu, rượu cự thắng, rượu thập toàn đại bổ v.v... Những người thường sợ nóng nên chọn loại bổ dưỡng âm như rượu hoa cúc, rượu cẩu kỷ tử, rượu song sâm, rượu đen tóc ích thọ... Người thường sợ lạnh nên chọn loại rượu bổ ôn dương như rượu hải mã, rượu nhung hươu, rượu sâm tắc kè, rượu trợ dương ích thọ v.v.
(Nông nghiệp)