Ngày nay, chuyện sinh mổ đang trở nên phổ biến và không chỉ ở một quốc gia riêng lẻ nào.
Trào lưu sinh mổ
Cứ 100 trẻ em Brazil chào đời thì có tới 80 bé là được lấy ra qua thành bụng mẹ. Số trẻ em Mỹ ra đời qua đường phẫu thuật năm 2006 tăng gấp đôi so với 10 năm trước. Còn ở Việt Nam hiện tỷ lệ mổ đẻ tăng gấp 2,5 lần so với tỷ lệ trung bình do tổ chức y tế thế giới đưa ra. Những số liệu được đăng tải trên nhiều trang web này phản ánh một thực tế rằng chuyện sinh mổ đang trở nên phổ biến và không chỉ ở một quốc gia riêng lẻ nào.
Ngày nay, khi hỏi thăm sức khỏe của một bà mẹ mới lâm bồn người ta quen với câu hỏi “sinh mổ hay sinh thường?” giống như chuyện hỏi thăm bệnh viện hay nhà hộ sinh nào đã được họ chọn để đẻ vậy. Và xung quanh chuyện một thủ thuật vốn chỉ được dùng cho cấp cứu trước đây giờ bỗng chuyển thành hiện tượng phổ biến có nhiều nguyên nhân khách quan mang tính thời đại như phụ nữ sinh con ngày càng muộn, các ca mang đa thai do thụ tinh trong ống nghiệm tăng, hay số thai phụ mắc bệnh béo phì ngày càng nhiều. Thì bên cạnh đó cũng có nhiều lý do khiến các thai phụ xin được mổ đẻ hết sức… lãng xẹt như sợ đau, sợ xấu hay chọn giờ vàng để sinh con.
Và trong khi các bà mẹ muốn mỗi lần sinh con đều diễn ra êm ả như dự tính thì các bác sĩ cũng đưa ra chỉ định sinh mổ nhanh chóng hơn phần vì sớm nhận ra các dấu hiệu không tốt ở thai nhi nhưng cũng phần vì một bộ phận bác sĩ có tâm lý ngại theo dõi sản phụ trong thời gian dài chuyển dạ, sợ phải chịu trách nhiệm nếu trong khi sản phụ chuyển dạ có điều không may xảy ra để lại hậu quả xấu. Nhưng lý do mà các chuyên gia cho là quan trọng nhất khi tạo nên làn sóng sinh mổ chính là sự thay đổi cách nghĩ về quá trình chuyển dạ và sinh con. Trong một xã hội công nghệ hóa và y tế hóa cao, người ta chú trọng nhiều hơn đến việc đảm bảo cho đứa trẻ ra đời an toàn, suôn sẻ hơn là trông đợi vào sự kỳ diệu của tạo hoá. Nhưng chính sự thay đổi này lại mang lại nhiều điều bất lợi cho sức khỏe đứa trẻ.
Và những hệ luỵ xa gần
Trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh về hô hấp như viêm phổi, phế quản mãn tính, hen suyễn, khò khè do không được tiếp nhận một số loại hormon trong quá trình chuyển dạ là thông tin mà hầu hết mọi người mới chỉ biết về tác hại của sinh mổ. Nhưng thực ra việc đi ngược lại chu trình sinh nở tự nhiên này còn để lại những hậu quả không mong đợi ở cả hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ.
Theo các nhà khoa học ở viện dinh dưỡng Nestlé thì chính điều kiện vô khuẩn khi sinh mổ đã làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột và cả hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Bởi thông thường trong quá trình chuyển dạ, trẻ được tiếp xúc đầu tiên với vi khuẩn âm đạo, vi khuẩn trong phân mẹ từ đó hình thành ngay nền móng vững chắc cho các vi khuẩn có lợi khu trú tự nhiên ở đường ruột. Nhưng với môi trường vô khuẩn như sinh mổ thì để có được các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Bifidobacteria, Probiotic khu trú tại ruột, trẻ sinh mổ cần rất nhiều thời gian mới tạo lập được. Theo ước tính của các nhà khoa học nhi khoa Thuỵ Điển thì phải mất đến 6 tháng sau hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ mới đuổi kịp trẻ sinh thường vừa lọt lòng.
Mặt khác, việc được tiếp xúc với các vi khuẩn trong đường âm đạo và trong ruột còn tạo ra một kinh nghiệm đầu đời cho hệ miễn dịch, giúp bé sơ sinh có thể nhận ra và đấu tranh lại với những tác nhận gây bệnh. Trẻ sinh mổ không có cơ hội này nên cơ thể chúng khó tìm được sự thích ứng khi sống ở môi trường có nhiều vi khuẩn. Và Probiotic còn chính là vi khuẩn có khả năng chống nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch nên nó còn chính là hàng rào ngăn ngừa bệnh tật và lây nhiễm. Ngoài ra theo kết quả của một số cuộc nghiên cứu thì trẻ đẻ mổ còn dễ mắc một số bệnh khác như tiểu đường tuýp 1hay sâu răng.
Vì sức khỏe của bé yêu
Hãy để bé ra đời theo cách tự nhiên như tạo hóa vốn ban tặng là cách tốt nhất để bé có được sự phát triển toàn diện. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà buộc phải sinh mổ thì hãy tìm cách hạn chế tối đa những thiệt thòi cho bé con bằng cách không mổ khi chưa đến ngày sinh, mổ đẻ ở những bệnh viện lớn, bác sĩ có kinh nghiệm phẫu thuật. Và để hỗ trợ cho hệ vi sinh đường ruột và hệ miễn dịch của bé phát triển khỏe mạnh, không thua kém xa bé sinh thường thì ngoài việc tăng cường cho bé bú (trong sữa mẹ có chứa nhiều vi khuẩn có lợi và truyền cho con qua đường bú), các bà mẹ có thể bổ sung lượng probiotic vào khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ. Probiotic có ở một số loại sữa công thức có bổ sung vi chất này hoặc ở những chế phẩm probiotic dành cho trẻ.
(Gia đình)
Trào lưu sinh mổ
Cứ 100 trẻ em Brazil chào đời thì có tới 80 bé là được lấy ra qua thành bụng mẹ. Số trẻ em Mỹ ra đời qua đường phẫu thuật năm 2006 tăng gấp đôi so với 10 năm trước. Còn ở Việt Nam hiện tỷ lệ mổ đẻ tăng gấp 2,5 lần so với tỷ lệ trung bình do tổ chức y tế thế giới đưa ra. Những số liệu được đăng tải trên nhiều trang web này phản ánh một thực tế rằng chuyện sinh mổ đang trở nên phổ biến và không chỉ ở một quốc gia riêng lẻ nào.
Ngày nay, khi hỏi thăm sức khỏe của một bà mẹ mới lâm bồn người ta quen với câu hỏi “sinh mổ hay sinh thường?” giống như chuyện hỏi thăm bệnh viện hay nhà hộ sinh nào đã được họ chọn để đẻ vậy. Và xung quanh chuyện một thủ thuật vốn chỉ được dùng cho cấp cứu trước đây giờ bỗng chuyển thành hiện tượng phổ biến có nhiều nguyên nhân khách quan mang tính thời đại như phụ nữ sinh con ngày càng muộn, các ca mang đa thai do thụ tinh trong ống nghiệm tăng, hay số thai phụ mắc bệnh béo phì ngày càng nhiều. Thì bên cạnh đó cũng có nhiều lý do khiến các thai phụ xin được mổ đẻ hết sức… lãng xẹt như sợ đau, sợ xấu hay chọn giờ vàng để sinh con.
Và trong khi các bà mẹ muốn mỗi lần sinh con đều diễn ra êm ả như dự tính thì các bác sĩ cũng đưa ra chỉ định sinh mổ nhanh chóng hơn phần vì sớm nhận ra các dấu hiệu không tốt ở thai nhi nhưng cũng phần vì một bộ phận bác sĩ có tâm lý ngại theo dõi sản phụ trong thời gian dài chuyển dạ, sợ phải chịu trách nhiệm nếu trong khi sản phụ chuyển dạ có điều không may xảy ra để lại hậu quả xấu. Nhưng lý do mà các chuyên gia cho là quan trọng nhất khi tạo nên làn sóng sinh mổ chính là sự thay đổi cách nghĩ về quá trình chuyển dạ và sinh con. Trong một xã hội công nghệ hóa và y tế hóa cao, người ta chú trọng nhiều hơn đến việc đảm bảo cho đứa trẻ ra đời an toàn, suôn sẻ hơn là trông đợi vào sự kỳ diệu của tạo hoá. Nhưng chính sự thay đổi này lại mang lại nhiều điều bất lợi cho sức khỏe đứa trẻ.
Và những hệ luỵ xa gần
Trẻ sinh mổ dễ mắc các chứng bệnh về hô hấp như viêm phổi, phế quản mãn tính, hen suyễn, khò khè do không được tiếp nhận một số loại hormon trong quá trình chuyển dạ là thông tin mà hầu hết mọi người mới chỉ biết về tác hại của sinh mổ. Nhưng thực ra việc đi ngược lại chu trình sinh nở tự nhiên này còn để lại những hậu quả không mong đợi ở cả hệ tiêu hoá và hệ miễn dịch của trẻ sinh mổ.
Theo các nhà khoa học ở viện dinh dưỡng Nestlé thì chính điều kiện vô khuẩn khi sinh mổ đã làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột và cả hệ miễn dịch ở trẻ sơ sinh. Bởi thông thường trong quá trình chuyển dạ, trẻ được tiếp xúc đầu tiên với vi khuẩn âm đạo, vi khuẩn trong phân mẹ từ đó hình thành ngay nền móng vững chắc cho các vi khuẩn có lợi khu trú tự nhiên ở đường ruột. Nhưng với môi trường vô khuẩn như sinh mổ thì để có được các loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột như Bifidobacteria, Probiotic khu trú tại ruột, trẻ sinh mổ cần rất nhiều thời gian mới tạo lập được. Theo ước tính của các nhà khoa học nhi khoa Thuỵ Điển thì phải mất đến 6 tháng sau hệ vi sinh đường ruột ở trẻ sinh mổ mới đuổi kịp trẻ sinh thường vừa lọt lòng.
Mặt khác, việc được tiếp xúc với các vi khuẩn trong đường âm đạo và trong ruột còn tạo ra một kinh nghiệm đầu đời cho hệ miễn dịch, giúp bé sơ sinh có thể nhận ra và đấu tranh lại với những tác nhận gây bệnh. Trẻ sinh mổ không có cơ hội này nên cơ thể chúng khó tìm được sự thích ứng khi sống ở môi trường có nhiều vi khuẩn. Và Probiotic còn chính là vi khuẩn có khả năng chống nhiễm trùng, tăng cường hệ miễn dịch nên nó còn chính là hàng rào ngăn ngừa bệnh tật và lây nhiễm. Ngoài ra theo kết quả của một số cuộc nghiên cứu thì trẻ đẻ mổ còn dễ mắc một số bệnh khác như tiểu đường tuýp 1hay sâu răng.
Vì sức khỏe của bé yêu
Hãy để bé ra đời theo cách tự nhiên như tạo hóa vốn ban tặng là cách tốt nhất để bé có được sự phát triển toàn diện. Nhưng nếu vì một lý do nào đó mà buộc phải sinh mổ thì hãy tìm cách hạn chế tối đa những thiệt thòi cho bé con bằng cách không mổ khi chưa đến ngày sinh, mổ đẻ ở những bệnh viện lớn, bác sĩ có kinh nghiệm phẫu thuật. Và để hỗ trợ cho hệ vi sinh đường ruột và hệ miễn dịch của bé phát triển khỏe mạnh, không thua kém xa bé sinh thường thì ngoài việc tăng cường cho bé bú (trong sữa mẹ có chứa nhiều vi khuẩn có lợi và truyền cho con qua đường bú), các bà mẹ có thể bổ sung lượng probiotic vào khẩu phần dinh dưỡng cho trẻ. Probiotic có ở một số loại sữa công thức có bổ sung vi chất này hoặc ở những chế phẩm probiotic dành cho trẻ.
(Gia đình)