Nhiều người tin rằng hoa quả chỉ có lợi cho sức khỏe và vì thế cứ thoải mái mang thêm vài quả táo trong túi, thường xuyên có chùm nho, vài quả chuối trên bàn và tạo ra những đĩa sa lát hoa quả hoành tráng cho bữa tráng miệng.
Ngon, bổ nhưng…
Không thể phủ nhận những lợi ích sức khỏe của hoa quả – chứa vitamin, chất xơ và chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ bệnh tật.
Hoa quả được đánh giá cao tới mức mà khuyến nghị 5 khẩu phần rau quả mỗi ngày chỉ là lượng tối thiểu mà chúng ta nên ăn.
Nhưng trong khi lượng thực phẩm này là rất tốt nếu cân nặng của cơ thể đang chuẩn thì thừa chân hay mức mắc các bệnh như cholesterol cao hoặc đái tháo đường thì ăn hoa quả nhiều lại gây hại hơn là có lợi. Nó cũng giải thích tại sao, mặc dù bạn tuân thủ một lối sống khỏe mạnh nhưng vẫn tích cân, lên cân.
Calo trong hoa quả tương đương sô-cô-la
“Một trong những vấn đề mà mọi người thường quên là hoa quả cũng như tất cả các thực phẩm khác đều có chứa calo. Và lượng calo trong hoa quả có thể gây thừa cân như calo trong sô-cô-la”, BS Carel Le Roux, chuyên gia về chuyển dưỡng ở ĐH Imperial London, giải thích.
Khác với những người ăn quá nhiều những thứ khác, những người ăn nhiều hoa quả quá mức lại thường ít nhận biết được sự tăng cân của cơ thể là do hoa quả. Tôi đã từng gặp những bệnh nhân không hiểu tại sao mình béo phì bởi vì họ ăn uống rất lành mạnh và rồi mọi chuyện chỉ sáng tỏ khi họ biết rằng mình ăn hoa quả quá nhiều và uống nước quả cả ngày – tức là nạp 300 calo chỉ trong vài phút”, BS Carel nói.
Và một yếu tố nữa khiến nhiều người chủ quan là hoa quả thường có nhiều đường fructose và nó khiến ta ăn thoải mái mà không no.
Khi cơ thể nạp nhiều đường, cơ thể sẽ tiết ra hormone insulin, thông báo với não rằng chúng ta đã ăn đủ, theo giải thích của nhà dinh dưỡng Ursula Arens, Hiệp hội Tiểu đường Anh. “Mức độ insulin cao sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn. Nhưng đường fructose không gây ra phản ứng này ở insulin, vì vậy não sẽ không nhận được thông điệp là cơ thể đã no nê”, bà Ursula nói.
Về cơ bản, khi chúng ta ăn hoa quả, chúng ta chúng ta đã “chạm” vào “nút tắt” và đó là lý do giải thích tại sao chúng ta có thể ăn hết lát dưa này tới lát dưa khá hay ăn cả chùm nho lớn mà vẫn ngon miệng.
Nho khô = đồ ngọt
Tăng cân không chỉ là vấn đề sức khỏe liên quan với việc nạp quá nhiều đường fructose. Nó có thể làm tăng mức độ triglycerides, 1 loại chất béo trong máu liên quan với bệnh tim.
BS Le Roux cho biết: “Chúng tôi nói với bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao trong máu là hãy cẩn thận với hoa quả. Quá nhiều sẽ làm gia tăng lượng triglycerides. Người bị bệnh đái tháo đường cũng cần chú ý, vì lượng đường fructose cao cũng làm tăng mức đường huyết trong máu.
Và còn một mối nguy khác mà hoa quả gây ra là vấn đề răng miệng. Nhai hoa quả sẽ làm tăng lượng đường trong miệng và nó sẽ tấn công răng. Nước quả càng làm vấn đề thêm trầm trọng.
Răng đặc biệt dễ bị tổn thương bởi axit trong hoa quả họ cam quýt, nó thường làm mềm men răng. Mặc dù men răng sẽ cứng lại sau khoảng 30 phút nhưng nếu trải răng ngay lập tức sau uống nước cam sẽ làm tăng nguy cơ xói mòn men răng.
Hoa quả khô lại gây ra vấn đề khác vì không chỉ lượng đường cao mà còn vì nó rất dính. BS Anjali Shahi, nha sĩ, cho biết: “Khi nhai, các miếng quả khô có thể dính vào răng rất lâu và gây ra sâu răng”.
Bà cũng thêm rằng nho khô là có hại cho răng tương đương với kẹo. “Đây là vấn đề đối với trẻ em bởi các bà mẹ thường nghĩ chúng rất tốt với trẻ. Tôi lưu ý là tỉ lệ trẻ sâu răng do ăn các hoa quả có lợi cho sức khỏe là rất nhiều”.
Ngay cả những người không ăn nhiều hoa quả nhưng lại thường xuyên cho đường vào trà cũng gặp phải các vấn đề tương tự.
Đường fructose thường được thêm vào các loại sản phẩm như nước uống có ga, sữa chua và thanh ngũ cốc dưới dạng si-rô glucose-fructose. Bạn có thể nạp tới 30g đường fructose cho 1 đồ uống có ga.
Vậy bao nhiêu hoa quả là nhiều?
Không như muối và chất béo no, cho đến nay chưa có một khuyến nghị nào về lượng fructose tối đa mỗi ngày.
Theo một nghiên cứu của ĐH Colorado, nghiên cứu trên 4.500 người không có tiền sử huyết áp cao cho thấy những người ăn nhiều hơn 74g đường fructose/ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh lên 87%.
Mặc dù lượng đường này tương đương với 10 quả táo hay 30 quả cam nhưng chỉ cần uống 3 ly nước quả ép là vượt ngưỡng này (1 ly nước ép chứa 23g fructose).
Một lưu ý khác là chuối và một số loại quả như dâu tây rất giàu đường fructose khi chúng chín và một số củ quả nhiều tinh bột có thể chuyển hóa thành đường.
Điều khó tính là 5 khẩu phẩn rau quả mỗi ngày bao gồm cả rau xanh và hoa quả. “Những người bị béo phì hay mắc bệnh tim nên hạn chế chế hoa quả, chỉ nên 1 khẩu phần/ngày, 4 phần còn lại là rau xanh. Cơ thể vẫn được bổ sung nhiều chất chống ôxy hóa mà lại không nạp fructose và calo”.
Dantri
Ngon, bổ nhưng…
Không thể phủ nhận những lợi ích sức khỏe của hoa quả – chứa vitamin, chất xơ và chất chống ôxy hóa giúp bảo vệ bệnh tật.
Hoa quả được đánh giá cao tới mức mà khuyến nghị 5 khẩu phần rau quả mỗi ngày chỉ là lượng tối thiểu mà chúng ta nên ăn.
Nhưng trong khi lượng thực phẩm này là rất tốt nếu cân nặng của cơ thể đang chuẩn thì thừa chân hay mức mắc các bệnh như cholesterol cao hoặc đái tháo đường thì ăn hoa quả nhiều lại gây hại hơn là có lợi. Nó cũng giải thích tại sao, mặc dù bạn tuân thủ một lối sống khỏe mạnh nhưng vẫn tích cân, lên cân.
Calo trong hoa quả tương đương sô-cô-la
“Một trong những vấn đề mà mọi người thường quên là hoa quả cũng như tất cả các thực phẩm khác đều có chứa calo. Và lượng calo trong hoa quả có thể gây thừa cân như calo trong sô-cô-la”, BS Carel Le Roux, chuyên gia về chuyển dưỡng ở ĐH Imperial London, giải thích.
Khác với những người ăn quá nhiều những thứ khác, những người ăn nhiều hoa quả quá mức lại thường ít nhận biết được sự tăng cân của cơ thể là do hoa quả. Tôi đã từng gặp những bệnh nhân không hiểu tại sao mình béo phì bởi vì họ ăn uống rất lành mạnh và rồi mọi chuyện chỉ sáng tỏ khi họ biết rằng mình ăn hoa quả quá nhiều và uống nước quả cả ngày – tức là nạp 300 calo chỉ trong vài phút”, BS Carel nói.
Và một yếu tố nữa khiến nhiều người chủ quan là hoa quả thường có nhiều đường fructose và nó khiến ta ăn thoải mái mà không no.
Khi cơ thể nạp nhiều đường, cơ thể sẽ tiết ra hormone insulin, thông báo với não rằng chúng ta đã ăn đủ, theo giải thích của nhà dinh dưỡng Ursula Arens, Hiệp hội Tiểu đường Anh. “Mức độ insulin cao sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn. Nhưng đường fructose không gây ra phản ứng này ở insulin, vì vậy não sẽ không nhận được thông điệp là cơ thể đã no nê”, bà Ursula nói.
Về cơ bản, khi chúng ta ăn hoa quả, chúng ta chúng ta đã “chạm” vào “nút tắt” và đó là lý do giải thích tại sao chúng ta có thể ăn hết lát dưa này tới lát dưa khá hay ăn cả chùm nho lớn mà vẫn ngon miệng.
Nho khô = đồ ngọt
Tăng cân không chỉ là vấn đề sức khỏe liên quan với việc nạp quá nhiều đường fructose. Nó có thể làm tăng mức độ triglycerides, 1 loại chất béo trong máu liên quan với bệnh tim.
BS Le Roux cho biết: “Chúng tôi nói với bệnh nhân có hàm lượng cholesterol cao trong máu là hãy cẩn thận với hoa quả. Quá nhiều sẽ làm gia tăng lượng triglycerides. Người bị bệnh đái tháo đường cũng cần chú ý, vì lượng đường fructose cao cũng làm tăng mức đường huyết trong máu.
Và còn một mối nguy khác mà hoa quả gây ra là vấn đề răng miệng. Nhai hoa quả sẽ làm tăng lượng đường trong miệng và nó sẽ tấn công răng. Nước quả càng làm vấn đề thêm trầm trọng.
Răng đặc biệt dễ bị tổn thương bởi axit trong hoa quả họ cam quýt, nó thường làm mềm men răng. Mặc dù men răng sẽ cứng lại sau khoảng 30 phút nhưng nếu trải răng ngay lập tức sau uống nước cam sẽ làm tăng nguy cơ xói mòn men răng.
Hoa quả khô lại gây ra vấn đề khác vì không chỉ lượng đường cao mà còn vì nó rất dính. BS Anjali Shahi, nha sĩ, cho biết: “Khi nhai, các miếng quả khô có thể dính vào răng rất lâu và gây ra sâu răng”.
Bà cũng thêm rằng nho khô là có hại cho răng tương đương với kẹo. “Đây là vấn đề đối với trẻ em bởi các bà mẹ thường nghĩ chúng rất tốt với trẻ. Tôi lưu ý là tỉ lệ trẻ sâu răng do ăn các hoa quả có lợi cho sức khỏe là rất nhiều”.
Ngay cả những người không ăn nhiều hoa quả nhưng lại thường xuyên cho đường vào trà cũng gặp phải các vấn đề tương tự.
Đường fructose thường được thêm vào các loại sản phẩm như nước uống có ga, sữa chua và thanh ngũ cốc dưới dạng si-rô glucose-fructose. Bạn có thể nạp tới 30g đường fructose cho 1 đồ uống có ga.
Vậy bao nhiêu hoa quả là nhiều?
Không như muối và chất béo no, cho đến nay chưa có một khuyến nghị nào về lượng fructose tối đa mỗi ngày.
Theo một nghiên cứu của ĐH Colorado, nghiên cứu trên 4.500 người không có tiền sử huyết áp cao cho thấy những người ăn nhiều hơn 74g đường fructose/ngày sẽ làm tăng nguy cơ bị bệnh lên 87%.
Mặc dù lượng đường này tương đương với 10 quả táo hay 30 quả cam nhưng chỉ cần uống 3 ly nước quả ép là vượt ngưỡng này (1 ly nước ép chứa 23g fructose).
Một lưu ý khác là chuối và một số loại quả như dâu tây rất giàu đường fructose khi chúng chín và một số củ quả nhiều tinh bột có thể chuyển hóa thành đường.
Điều khó tính là 5 khẩu phẩn rau quả mỗi ngày bao gồm cả rau xanh và hoa quả. “Những người bị béo phì hay mắc bệnh tim nên hạn chế chế hoa quả, chỉ nên 1 khẩu phần/ngày, 4 phần còn lại là rau xanh. Cơ thể vẫn được bổ sung nhiều chất chống ôxy hóa mà lại không nạp fructose và calo”.
Dantri
Bài viết cùng chủ đề
- Thực đơn giúp bé tăng cân
- 0
- 1,159
- Thiếu cân nguy hiểm hơn thừa cân
- 0
- 1,695
- tăng số đo vòng 1
- 0
- 1,014