Để giúp bé có một hàm răng chắc khỏe, ngoài việc tuân thủ những nguyên tắc chăm sóc răng miệng nhất định, các bậc cha mẹ cần lưu tâm đến những thói quen xấu của trẻ.
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, những loại thức ăn chứa nhiều đường làm vi khuẩn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều acid có hại cho răng, trẻ dễ bị sâu răng nếu không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ.
Ăn quà vặt cũng dễ gây sâu răng vì độ acid trong miệng lên cao. Còn ngậm thức ăn lâu trong miệng khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Lượng đường này sẽ bám vào răng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập, gây sâu răng trong thời gian rất ngắn.
Cha mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi. Có thể thời gian đầu, sẽ thấy trẻ chịu ăn, ăn nhiều hơn nhưng lâu dần, dễ tạo thói quen mải chơi mà quên nhai nuốt và trẻ sẽ ngậm thức ăn. Khi trẻ không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.
Cha mẹ cần lưu ý phải luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần ăn, phòng tránh nguy cơ sâu răng bằng cách cho bé uống nước để tráng miệng và có thể dùng gạc thấm nước, lau sạch răng cho trẻ sau khi ăn.
Khi ngủ, không nên để trẻ bú bình, ngậm bình sữa hoặc ngậm nước hoa quả hay nước ngọt, nhất là ban đêm. Vì khi đó, có thể trẻ không nuốt hết, sữa (nước ngọt) đọng trong miệng trẻ suốt đêm sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng.
Mút tay là phản xạ tự nhiên xuất hiện ở hầu hết trẻ nhỏ vì không có phản xạ này, trẻ sẽ không bú được. Tuy nhiên, nếu thói quen này kéo dài có thể dẫn đến lệch lạc răng, sai khớp cắn. Việc mút tay thường xuyên khiến răng cửa hàm trên của trẻ mọc về phía trước. Mức độ lệch răng phụ thuộc vào số lần mút tay trong ngày, thời gian kéo dài của mỗi lần mút và vị trí mà trẻ đặt ngón tay. Để tránh thói quen xấu này, các bậc cha mẹ nên kiên quyết không cho trẻ mút tay càng sớm càng tốt, đồng thời không để bé bị đói và bất an.
AloBacsi.
Theo bác sĩ Nguyễn Quốc Dũng, Bệnh viện Nhi Đồng 1, những loại thức ăn chứa nhiều đường làm vi khuẩn hoạt động mạnh, tiết ra nhiều acid có hại cho răng, trẻ dễ bị sâu răng nếu không súc miệng hoặc chải răng sạch sẽ.
Ăn quà vặt cũng dễ gây sâu răng vì độ acid trong miệng lên cao. Còn ngậm thức ăn lâu trong miệng khiến men tiêu hóa thức ăn ở tuyến nước bọt chuyển hóa thức ăn thành đường. Lượng đường này sẽ bám vào răng, tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn xâm nhập, gây sâu răng trong thời gian rất ngắn.
Cha mẹ không nên cho trẻ vừa ăn vừa chơi hoặc xem tivi. Có thể thời gian đầu, sẽ thấy trẻ chịu ăn, ăn nhiều hơn nhưng lâu dần, dễ tạo thói quen mải chơi mà quên nhai nuốt và trẻ sẽ ngậm thức ăn. Khi trẻ không chịu nhai, men tiêu hoá không được kích thích bài tiết đủ cũng là lý do khiến trẻ chán ăn, hay ngậm.
Cha mẹ cần lưu ý phải luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ sau mỗi lần ăn, phòng tránh nguy cơ sâu răng bằng cách cho bé uống nước để tráng miệng và có thể dùng gạc thấm nước, lau sạch răng cho trẻ sau khi ăn.
Khi ngủ, không nên để trẻ bú bình, ngậm bình sữa hoặc ngậm nước hoa quả hay nước ngọt, nhất là ban đêm. Vì khi đó, có thể trẻ không nuốt hết, sữa (nước ngọt) đọng trong miệng trẻ suốt đêm sẽ làm tăng nguy cơ sâu răng.
Mút tay là phản xạ tự nhiên xuất hiện ở hầu hết trẻ nhỏ vì không có phản xạ này, trẻ sẽ không bú được. Tuy nhiên, nếu thói quen này kéo dài có thể dẫn đến lệch lạc răng, sai khớp cắn. Việc mút tay thường xuyên khiến răng cửa hàm trên của trẻ mọc về phía trước. Mức độ lệch răng phụ thuộc vào số lần mút tay trong ngày, thời gian kéo dài của mỗi lần mút và vị trí mà trẻ đặt ngón tay. Để tránh thói quen xấu này, các bậc cha mẹ nên kiên quyết không cho trẻ mút tay càng sớm càng tốt, đồng thời không để bé bị đói và bất an.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,351
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,140