Các nhà nghiên cứu thuộc Viện Não tủy và các nhà phẫu thuật thần kinh thuộc Bệnh viện Salpetrière - Pháp vừa thử nghiệm thành công một loại vắc-xin có tên là CDX-110, được xem là có tác dụng trị liệu phòng chống ung thư não.
Theo đó, các nhà khoa học đã thử nghiệm dùng vắc-xin CDX-110 hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng u thần kinh đệm (glioblastoma – là một loại u não ác tính và thường gặp nhất). Cơ chế tác dụng của vắc-xin này là gây ra phản ứng miễn dịch đặc hiệu để chống lại một loại protein có tên gọi là EGFRvIII, ở trên bề mặt của các tế bào ung thư não. Protein này là dạng thụ thể màng tế bào đột biến, liên quan đến sự tăng trưởng của ung thư.
Các bệnh nhân trong nhóm tham gia thử nghiệm được tiêm vắc-xin trị liệu này kèm theo các liệu pháp kinh điển như hóa trị liệu, xạ trị và phẫu thuật đối chiếu với nhóm chứng được chữa trị bằng phương pháp kinh điển.
Kết quả cho thấy vắc-xin dung nạp rất tốt với tất cả bệnh nhân và khi được điều trị với vắc-xin này, bệnh nhân có thời gian sống sót tăng gấp đôi (26 tháng) so với khi điều trị bằng phương pháp kinh điển (15 tháng). Hiện vắc-xin này vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục thử nghiệm lâm sàng.
(NLD)
Theo đó, các nhà khoa học đã thử nghiệm dùng vắc-xin CDX-110 hỗ trợ điều trị cho các bệnh nhân mắc chứng u thần kinh đệm (glioblastoma – là một loại u não ác tính và thường gặp nhất). Cơ chế tác dụng của vắc-xin này là gây ra phản ứng miễn dịch đặc hiệu để chống lại một loại protein có tên gọi là EGFRvIII, ở trên bề mặt của các tế bào ung thư não. Protein này là dạng thụ thể màng tế bào đột biến, liên quan đến sự tăng trưởng của ung thư.
Các bệnh nhân trong nhóm tham gia thử nghiệm được tiêm vắc-xin trị liệu này kèm theo các liệu pháp kinh điển như hóa trị liệu, xạ trị và phẫu thuật đối chiếu với nhóm chứng được chữa trị bằng phương pháp kinh điển.
Kết quả cho thấy vắc-xin dung nạp rất tốt với tất cả bệnh nhân và khi được điều trị với vắc-xin này, bệnh nhân có thời gian sống sót tăng gấp đôi (26 tháng) so với khi điều trị bằng phương pháp kinh điển (15 tháng). Hiện vắc-xin này vẫn đang trong giai đoạn tiếp tục thử nghiệm lâm sàng.
(NLD)