Cây rau gia vị có tên là rau ngổ, ngò om, ngổ hương, ngổ thơm, ngổ điếc…, có tên khoa học là Limnophila aromatica. Rau ngổ là cây thân thảo có chiều cao khoảng 20 cm, thân xốp có nhiều lông. Lá nhẵn, mọc đối, không cuống, hơi ôm thân.
Phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa. Hoa gần như không cuống mọc đơn độc ở nách lá. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt, có vân mạng. Thân và lá có mùi rất thơm nên được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị.
Theo các thầy thuốc, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, đường tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư... Dưới đây là một số công dụng của cây rau ngổ.
- Trị sỏi thận: Dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).
- Trị vết thương ngoài da gây mủ: Giã nát vài ba cây rau tươi, đắp lên vết thương.
- Trị cảm ho: Sắc khoảng 20 g cây tươi, uống.
- Trị rắn cắn và trị sạn thận: Lấy từ 50 - 100 g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 - 30 ngày) hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.
Trong ẩm thực, rau ngổ là một loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như làm rau sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh. Món canh chua cá lóc nấu rau ngổ được chế biến như sau: Cá lóc làm sạch, cắt khúc ra ướp cho thấm với bột nêm, nghệ tươi giã dập, tiêu bột, hành tím. Lặt và rữa thật sạch rau ngổ để ráo. Phi dầu ăn với tỏi cho thơm, sau đó cho cá đã ướp vào tao cho thơm. Tiếp tục cho nước sôi (vừa đủ) vào soong đun nhỏ lửa cho tới khi sôi thì cho măng chua, khế, cà chua vào nấu tiếp. Khi nồi canh sôi lại vài dạo thì nhắc soong xuống bếp và cho tiếp rau ngổ, hành lá vào soong và nêm nếm lại cho vừa ăn.
Rau ngổ có nhiều tác dụng khá hay. Tuy nhiên do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống hoặc dùng làm thuốc trị bệnh cần phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím, nước muối nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ. Ngoài ra, rau ngổ dễ bị lẫn với rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi trên mặt nước hay ngập nước.
(Nông nghiệp)
Phần lá gần thân nhỏ lại, mép hơi có răng cưa thưa. Hoa gần như không cuống mọc đơn độc ở nách lá. Quả nang nhẵn, có bướu và nếp nhăn dọc theo quả, ngắn hơn lá đài. Hạt nhẵn hình trụ có màu đen nhạt, có vân mạng. Thân và lá có mùi rất thơm nên được trồng (hoặc mọc hoang) làm rau gia vị.
Theo các thầy thuốc, rau ngổ có vị cay, thơm, hơi chát, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ khái, giải độc, tiêu thũng, trừ viêm, chống sưng, giảm đau, sát trùng đường ruột, đường tiểu, trị sỏi thận, sốt nóng, chống lão hóa, ngừa ung thư... Dưới đây là một số công dụng của cây rau ngổ.
- Trị sỏi thận: Dùng rau ngổ giã nhỏ, lấy nước pha ít hạt muối, uống ngày 2 lần vào sáng và chiều (uống liền trong 7 ngày).
- Trị vết thương ngoài da gây mủ: Giã nát vài ba cây rau tươi, đắp lên vết thương.
- Trị cảm ho: Sắc khoảng 20 g cây tươi, uống.
- Trị rắn cắn và trị sạn thận: Lấy từ 50 - 100 g rau ngổ tươi xay làm sinh tố uống mỗi ngày (uống trong 15 - 30 ngày) hoặc nấu với 2 chén nước, sôi 20 phút để uống.
Trong ẩm thực, rau ngổ là một loại rau gia vị được dùng nhiều trong các món ăn như làm rau sống, ăn kèm với phở, hủ tiếu hoặc nấu canh chua với cá biển, cá đồng mang lại hương vị đặc biệt thơm ngon và ngăn ngừa nhiều bệnh. Món canh chua cá lóc nấu rau ngổ được chế biến như sau: Cá lóc làm sạch, cắt khúc ra ướp cho thấm với bột nêm, nghệ tươi giã dập, tiêu bột, hành tím. Lặt và rữa thật sạch rau ngổ để ráo. Phi dầu ăn với tỏi cho thơm, sau đó cho cá đã ướp vào tao cho thơm. Tiếp tục cho nước sôi (vừa đủ) vào soong đun nhỏ lửa cho tới khi sôi thì cho măng chua, khế, cà chua vào nấu tiếp. Khi nồi canh sôi lại vài dạo thì nhắc soong xuống bếp và cho tiếp rau ngổ, hành lá vào soong và nêm nếm lại cho vừa ăn.
Rau ngổ có nhiều tác dụng khá hay. Tuy nhiên do thân cây có nhiều lông tơ nên khó rửa sạch hết các vi khuẩn gây bệnh nên khi chế biến các món ăn, nhất là các món ăn sống hoặc dùng làm thuốc trị bệnh cần phải rửa rau cho thật sạch, nếu có thể ngâm thêm với thuốc tím, nước muối nhằm tránh ngộ độc thức ăn từ rau ngổ. Ngoài ra, rau ngổ dễ bị lẫn với rau ngổ trâu (Enhydra fluctuans Lour.) thuộc họ Cúc (Compositae), là loại cây sống nổi trên mặt nước hay ngập nước.
(Nông nghiệp)