Đã qua thời kỳ “cao điểm” của bệnh quai bị, sởi (khoảng đầu tháng 4 đến tháng 5 hàng năm) nhưng tại thời điểm này, vẫn có nhiều bệnh nhi mắc bệnh trái mùa.
Khoa Nhi (BV Xanh pôn) và khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương, BV Nhiệt đới TW) cho biết trong thời điểm hiện tại rải rác có những bệnh nhi mắc quai bị, sởi do sức đề kháng kém (2-4 trẻ/ngày nhập viện). Có một số trẻ nhập viện khá muộn, khi mà đã có những dấu hiệu cho thấy bệnh nhi bị biến chứng.
Ngoài sởi, quai bị thì rubella bẩm sinh làm trẻ sinh ra bị rất nhiều dị tật trên cơ thể cũng là căn bệnh đang khiến nhiều trẻ em phải đối mặt, khi mà thai phụ trước đó đã bị nhiễm rubella trong thời kỳ mang thai.
Trẻ mắc bệnh quai bị thường bị sưng tuyến mang tai một hoặc cả hai bên (Ảnh minh họa: Internet)
Cả 3 bệnh trên (sởi, quai bị, rubella) đều là các loại bệnh gây ra bởi siêu vi trùng và rất dễ lây lan. Trẻ có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết bắn ra từ người bệnh lúc người bệnh ho, hắt hơi, nhảy mũi.
Với ba loại bệnh này, hầu hết trẻ khi mắc bệnh đều hồi phục hoàn toàn sau một thời gian ngắn. Tuy vậy, ở những trẻ có sức đề kháng kém, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải bệnh xảy ra có thể diễn tiến nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm tinh hoàn ở trẻ nam, viêm buồng trứng ở bé gái, viêm khớp…
Viêm tinh hoàn thường xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai; biến chứng ở não thường gặp ở trẻ với tỷ lệ 25%, xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi viêm tuyến mang tai.
Để phòng ngừa chủ động và hiệu quả bệnh Sởi-Quai bị và Rubella, BS Phạm Hương Thảo – BV Xanh Pôn khuyến cáo hiện nay đã có loại vắc xin phối hợp “3 trong 1” hiệu quả và an toàn.
Thời điểm thích hợp tiêm ngừa vắc xin này được qui định dành cho trẻ em từ 12 tháng – 15 tháng tuổi và người lớn. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 18-35 tuổi được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin Sởi-Quai bị và Rubella trước khi có thai ít nhất là 3 tháng để phòng ngừa nhiễm Rubella ở người mẹ và phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi.
AloBacsi.
Khoa Nhi (BV Xanh pôn) và khoa Truyền nhiễm (BV Nhi Trung ương, BV Nhiệt đới TW) cho biết trong thời điểm hiện tại rải rác có những bệnh nhi mắc quai bị, sởi do sức đề kháng kém (2-4 trẻ/ngày nhập viện). Có một số trẻ nhập viện khá muộn, khi mà đã có những dấu hiệu cho thấy bệnh nhi bị biến chứng.
Ngoài sởi, quai bị thì rubella bẩm sinh làm trẻ sinh ra bị rất nhiều dị tật trên cơ thể cũng là căn bệnh đang khiến nhiều trẻ em phải đối mặt, khi mà thai phụ trước đó đã bị nhiễm rubella trong thời kỳ mang thai.
Trẻ mắc bệnh quai bị thường bị sưng tuyến mang tai một hoặc cả hai bên (Ảnh minh họa: Internet)
Cả 3 bệnh trên (sởi, quai bị, rubella) đều là các loại bệnh gây ra bởi siêu vi trùng và rất dễ lây lan. Trẻ có thể bị mắc bệnh khi tiếp xúc với dịch tiết bắn ra từ người bệnh lúc người bệnh ho, hắt hơi, nhảy mũi.
Với ba loại bệnh này, hầu hết trẻ khi mắc bệnh đều hồi phục hoàn toàn sau một thời gian ngắn. Tuy vậy, ở những trẻ có sức đề kháng kém, trẻ bị suy dinh dưỡng, trẻ bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh hoặc mắc phải bệnh xảy ra có thể diễn tiến nặng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não, viêm phổi, viêm tinh hoàn ở trẻ nam, viêm buồng trứng ở bé gái, viêm khớp…
Viêm tinh hoàn thường xuất hiện trong khoảng 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai; biến chứng ở não thường gặp ở trẻ với tỷ lệ 25%, xảy ra vào ngày thứ 3-10 sau khi viêm tuyến mang tai.
Để phòng ngừa chủ động và hiệu quả bệnh Sởi-Quai bị và Rubella, BS Phạm Hương Thảo – BV Xanh Pôn khuyến cáo hiện nay đã có loại vắc xin phối hợp “3 trong 1” hiệu quả và an toàn.
Thời điểm thích hợp tiêm ngừa vắc xin này được qui định dành cho trẻ em từ 12 tháng – 15 tháng tuổi và người lớn. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ 18-35 tuổi được khuyến cáo tiêm ngừa vắc xin Sởi-Quai bị và Rubella trước khi có thai ít nhất là 3 tháng để phòng ngừa nhiễm Rubella ở người mẹ và phòng ngừa hội chứng Rubella bẩm sinh cho thai nhi.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,361
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,135
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,315
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,168