Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội chưa thông qua mức viện phí mới mà yêu cầu Sở xây dựng lộ trình thực hiện giá dịch vụ y tế mới đến năm 2015. Vì thế, các bệnh viện ở thủ đô vẫn thu theo mức viện phí cũ.
Bệnh viện nào chưa tăng viện phí?
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Sở này đã đề xuất mức viện phí mới bằng 73% mức khung Bộ quy định theo thông tư 04. Tuy nhiên, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội chưa thông qua mức viện phí mới mà yêu cầu Sở xây dựng lộ trình thực hiện giá dịch vụ y tế mới đến năm 2015. Vì thế, các bệnh viện ở thủ đô vẫn thu theo mức viện phí cũ.
Cụ thể gồm các bệnh viện: Xanh pôn, Phụ sản Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, Đa khoa Hà Đông, Đa Khoa Sơn Tây, Trung tâm y tế dự phòng, Tâm thần Hà Nội, Đa khoa Đức Giang…
Theo khảo sát của chúng tôi tại bệnh viện Xanh pôn, giá khám bệnh và xét nghiệm không tăng.
Bác Trần Văn Vòng, sinh năm 1943, Đội Cấn, Hà Nội được khám, làm xét nghiệm máu vì huyết áp cao vô căn, rối loạn chuyển hóa lipoprotein tại viện Xanh Pôn. Như mọi lần, số tiền bác phải trả là 350.400 đồng. Bác được bảo hiểm chi trả 95%, do đó chỉ phải đóng gần 18 ngàn đồng. Ngoài ra bác còn được cấp thuốc.
Chị Nguyễn Thị Phượng (Cổ Loa, Hà Nội) khám và chụp tuyến vú cũng tại viện này. Chị có bảo hiểm nên khám hoàn toàn không mất tiền. Vì chị yêu cầu chụp tuyến vú nên cũng chỉ phải đóng 75 ngàn đồng tiền chênh lệch dịch vụ.
Giá viện phí tăng, có bệnh nhân được lợi
Ông Nguyễn Quốc Hải (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một bệnh nhân suy thận, đã được ghép thận 7 năm nay và đang được theo dõi bệnh tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tuy nhiên, hàng tháng ông vẫn phải dùng thuốc chống thải ghép. Ông được bảo hiểm thanh toán cho 95% chi phí khám chữa bệnh, vì vậy, thông tin tăng giá viện ông có nghe nhưng thấy không bị ảnh hưởng.
Chìa hóa đơn khám và tiền thuốc tháng 6,7,8, ông Hải cho phóng viên biết: “Nếu mỗi bệnh nhân như tôi mà không có bảo hiểm thì một tháng mất từ 7 – 8 triệu đồng. Nhưng tôi rất may mắn là mỗi tháng chỉ mất trên dưới 600 ngàn đồng tiền xét nghiệm và tiền thuốc”.
Như vậy, với viện phí tăng như hiện nay, người đóng bảo hiểm lại được lợi rất nhiều. Giải thích điều này, bà Nguyễn Thị Bích Hường, Trưởng phòng Tài chính kế toán, Bệnh viện Hữu nghị (HN) Việt Đức cho biết: Ví dụ trước đây, khi thông tiểu với mức giá là 6 ngàn đồng/lần. Như vậy, bệnh nhân được bảo hiểm chi trả số tiền này nhưng thực tế, người bệnh sẽ phải trả tiền vật tư để thông tiểu bên ngoài.
Còn với khung giá mới, nói là tăng giá nhưng bản chất là đưa thêm vật tư vào danh mục viện phí. Từ đó, bảo hiểm phải trả cả tiền vật tư. Như vậy người bệnh được lợi, không phải mua thêm ngoài.
Tương tự, trước đây, khi thay băng, vết thương ngắn dài, người bệnh có bảo hiểm đều được bảo hiểm chi trả số tiền là 10 ngàn đồng. Nhưng vật tư thì lại phải mua ngoài.
Còn với giá viện phí mới, trong bảng giá mà Bộ Y tế duyệt đều rất chi tiết. Ví dụ, thay băng dưới 15cm, bệnh nhân được bảo hiểm chi trả 55 ngàn đồng, hơn 50cm và nhiễm trùng thì được chi trả 180 ngàn đồng.
Bệnh nhân có bảo hiểm cũng được lợi nếu phải nằm viện. BS Nguyễn Xuân Vinh, khoa tim mạch, lồng ngực, bệnh việt HN Việt Đức phân tích: “Mặc dù tăng giá giường bệnh từ mức 8 ngàn đồng đến 10 ngàn đồng được điều chỉnh ở mức 70 ngàn đồng đến 140 ngàn đồng/người/ngày song chúng ta phải hiểu là chi phí cho giường bệnh phải bao gồm những nhân lực và vật lực để phục vụ xung quanh chiếc giường có bệnh nhân đó. Và điều đáng chú ý trong khung giá viện chúng tôi ghi rất rõ: Nếu giường ghép 2 người thì bệnh viện chỉ được thu 50%, ghép 3 người/giường sẽ thu 30% giá so với 1 người/giường/ngày”.
Ông Xuân Vinh cho biết thêm, trên khoa tim mạch và lồng ngực, có đến 80% bệnh nhân có bảo hiểm. Nếu không có bảo hiểm, mỗi ca mổ tim rất tốn kém. Người mổ tim sẽ rất mệt mỏi để chạy tiền cho chi phí phẫu thuật.
Hiện tại, Bộ Y tế vừa phê duyệt khung giá viện phí của 6 BV trung ương là Bạch Mai, Việt Đức, Phổi Trung ương, Huyết học và truyền máu Trung ương, Ung Bướu Trung ương, Uông Bí Thụy Điển (Quảng Ninh).
Hiện có 15 tỉnh, thành phố chưa thực hiện giá viện phí mới là: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Tây Ninh, Tiền Giang, Đắk Lắk và Gia Lai. Các địa phương còn lại đã thực hiện viện phí mới hoặc bắt đầu thu theo giá mới từ ngày 1/8.
(Theo VTC)
Bệnh viện nào chưa tăng viện phí?
Theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, Sở này đã đề xuất mức viện phí mới bằng 73% mức khung Bộ quy định theo thông tư 04. Tuy nhiên, Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội chưa thông qua mức viện phí mới mà yêu cầu Sở xây dựng lộ trình thực hiện giá dịch vụ y tế mới đến năm 2015. Vì thế, các bệnh viện ở thủ đô vẫn thu theo mức viện phí cũ.
Cụ thể gồm các bệnh viện: Xanh pôn, Phụ sản Hà Nội, Ung bướu Hà Nội, Đa khoa Hà Đông, Đa Khoa Sơn Tây, Trung tâm y tế dự phòng, Tâm thần Hà Nội, Đa khoa Đức Giang…
Theo khảo sát của chúng tôi tại bệnh viện Xanh pôn, giá khám bệnh và xét nghiệm không tăng.
Bác Trần Văn Vòng, sinh năm 1943, Đội Cấn, Hà Nội được khám, làm xét nghiệm máu vì huyết áp cao vô căn, rối loạn chuyển hóa lipoprotein tại viện Xanh Pôn. Như mọi lần, số tiền bác phải trả là 350.400 đồng. Bác được bảo hiểm chi trả 95%, do đó chỉ phải đóng gần 18 ngàn đồng. Ngoài ra bác còn được cấp thuốc.
Chị Nguyễn Thị Phượng (Cổ Loa, Hà Nội) khám và chụp tuyến vú cũng tại viện này. Chị có bảo hiểm nên khám hoàn toàn không mất tiền. Vì chị yêu cầu chụp tuyến vú nên cũng chỉ phải đóng 75 ngàn đồng tiền chênh lệch dịch vụ.
Giá viện phí tăng, có bệnh nhân được lợi
Ông Nguyễn Quốc Hải (Hoàn Kiếm, Hà Nội) là một bệnh nhân suy thận, đã được ghép thận 7 năm nay và đang được theo dõi bệnh tại bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Tuy nhiên, hàng tháng ông vẫn phải dùng thuốc chống thải ghép. Ông được bảo hiểm thanh toán cho 95% chi phí khám chữa bệnh, vì vậy, thông tin tăng giá viện ông có nghe nhưng thấy không bị ảnh hưởng.
Chìa hóa đơn khám và tiền thuốc tháng 6,7,8, ông Hải cho phóng viên biết: “Nếu mỗi bệnh nhân như tôi mà không có bảo hiểm thì một tháng mất từ 7 – 8 triệu đồng. Nhưng tôi rất may mắn là mỗi tháng chỉ mất trên dưới 600 ngàn đồng tiền xét nghiệm và tiền thuốc”.
Như vậy, với viện phí tăng như hiện nay, người đóng bảo hiểm lại được lợi rất nhiều. Giải thích điều này, bà Nguyễn Thị Bích Hường, Trưởng phòng Tài chính kế toán, Bệnh viện Hữu nghị (HN) Việt Đức cho biết: Ví dụ trước đây, khi thông tiểu với mức giá là 6 ngàn đồng/lần. Như vậy, bệnh nhân được bảo hiểm chi trả số tiền này nhưng thực tế, người bệnh sẽ phải trả tiền vật tư để thông tiểu bên ngoài.
Còn với khung giá mới, nói là tăng giá nhưng bản chất là đưa thêm vật tư vào danh mục viện phí. Từ đó, bảo hiểm phải trả cả tiền vật tư. Như vậy người bệnh được lợi, không phải mua thêm ngoài.
Tương tự, trước đây, khi thay băng, vết thương ngắn dài, người bệnh có bảo hiểm đều được bảo hiểm chi trả số tiền là 10 ngàn đồng. Nhưng vật tư thì lại phải mua ngoài.
Còn với giá viện phí mới, trong bảng giá mà Bộ Y tế duyệt đều rất chi tiết. Ví dụ, thay băng dưới 15cm, bệnh nhân được bảo hiểm chi trả 55 ngàn đồng, hơn 50cm và nhiễm trùng thì được chi trả 180 ngàn đồng.
Bệnh nhân có bảo hiểm cũng được lợi nếu phải nằm viện. BS Nguyễn Xuân Vinh, khoa tim mạch, lồng ngực, bệnh việt HN Việt Đức phân tích: “Mặc dù tăng giá giường bệnh từ mức 8 ngàn đồng đến 10 ngàn đồng được điều chỉnh ở mức 70 ngàn đồng đến 140 ngàn đồng/người/ngày song chúng ta phải hiểu là chi phí cho giường bệnh phải bao gồm những nhân lực và vật lực để phục vụ xung quanh chiếc giường có bệnh nhân đó. Và điều đáng chú ý trong khung giá viện chúng tôi ghi rất rõ: Nếu giường ghép 2 người thì bệnh viện chỉ được thu 50%, ghép 3 người/giường sẽ thu 30% giá so với 1 người/giường/ngày”.
Ông Xuân Vinh cho biết thêm, trên khoa tim mạch và lồng ngực, có đến 80% bệnh nhân có bảo hiểm. Nếu không có bảo hiểm, mỗi ca mổ tim rất tốn kém. Người mổ tim sẽ rất mệt mỏi để chạy tiền cho chi phí phẫu thuật.
Hiện tại, Bộ Y tế vừa phê duyệt khung giá viện phí của 6 BV trung ương là Bạch Mai, Việt Đức, Phổi Trung ương, Huyết học và truyền máu Trung ương, Ung Bướu Trung ương, Uông Bí Thụy Điển (Quảng Ninh).
Hiện có 15 tỉnh, thành phố chưa thực hiện giá viện phí mới là: Hà Nội, TPHCM, Đà Nẵng, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Thừa Thiên Huế, Phú Yên, Bình Thuận, Tây Ninh, Tiền Giang, Đắk Lắk và Gia Lai. Các địa phương còn lại đã thực hiện viện phí mới hoặc bắt đầu thu theo giá mới từ ngày 1/8.
(Theo VTC)