Hỏi con em bị suy dinh dưỡng và bị tiêu chảy, mong bác sĩ tư vấn giúp em


miule1

New Member
1
0
1
Xu
0
Con em giờ gần 6 tháng tuổi, cháu bị đi ỉa gần cả tháng nay, gia đình em đã cho cháu đi chữa trị hết bệnh viện nhi đồng 1 và 2 và các bệnh viện ở vũng tàu nhưng vẫn chưa khỏi. cháu đi ngoài ngày khoảng 5- 6 làn/ngày.phân sống, nhầy, nước, bọt, có mùi chua, hồi được 2 tháng tuổi cháu cũng bị như vậy, em đã cho cháu đi bệnh viện nhi đồng 2, theo sự hướg dẫn của bác sĩ về em không cho cháu bú sữa mẹ và uóng sữa tiêu chảy lactose fee.và khoảng 3 ngày thì cháu khỏi.dến 5 tháng tuổi thì cháu bị lại em cũng cho lên bv nhi đồng 2 khám,bs kê thuốc về uống mà ko dc, em cho cháu uống sữa tiêu chảy mà cũn ko đc. em đã cho cháu uống đủ thứ thuốc dưới sự hướng dẫn của bs mà cũng ko khỏi.hiện nay cháu đcj 5kg. mong bac si giúp em.em cảm ơn bac si!
 

Tiêu chảy cấp

Chào chị, chị có thể làm theo hướng dẫn sau để chăm sóc cho bé tại nhà nhé!:zingme1::
1. Bù nước cho bé: có thể cho bé uống Oresol, nước cháo muối hoặc nước dừa non.
+ Sau khi bé đi tiêu lỏng lần đầu, có thể cho uống từ 50 - 100ml đối với trẻ < 2 tuổi.
+ Sau đó, bù dịch bằng Oresol, nước cháo muối hoặc nước dừa non theo công thức tính: 75ml x cân nặng của trẻ = số dịch cần uống trong 4 giờ
Vd:Bé nhà chị 5kg thì sẽ là 75 x 5 = 375ml/4 giờ.
=> Cho bé uống liên tục và đút bằng muỗng cho bé, cứ 1 - 2' thì cho bé uống 1 muỗng. Nếu trong lúc uống, bé có nôn thì chị cho bé ngưng nghỉ 5 - 10' rồi hãy cho uống tiếp nhé!:zingme22:

2. Cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho trẻ để phòng ngừa suy dinh dưỡng sau khi bệnh:
- Nếu em bé còn bú thì chị nên cho bú đủ, bú theo nhu cầu chứ đừng cho cai sữa. Việc dùng sữa ngoài sẽ khiến trẻ bị khó tiêu, làm nặng quá trình bệnh lên.
- Nếu có ăn dặm, hãy rửa dụng cụ nấu ăn thật kỹ, rửa sạch sẽ, thức ăn cần được nấu chín, mềm, dễ tiêu, giàu đạm, vitamin và khoáng chất đút cho trẻ ăn từng chút.

=> Không được kiêng khem! Đối với trẻ tiêu chảy, phải tiếp tục bú mẹ vì sữa mẹ giàu chất dinh dưỡng, dễ tiêu và tốt nhất cho trẻ. Không bs nào lại khuyên ngưng cho bú mẹ cả:zingme11:.

3. Thuốc:
- Bạn cần cho bé uống và dùng thuốc theo toa bác sĩ. Khi thấy bé không khỏi bớt hoặc có dấu hiệu khác, bạn phải mang trẻ tới gặp bs điều trị để thay đổi hướng điều trị.
- KHÔNG tự ý cho trẻ dùng thuốc vì trẻ em KHÔNG PHẢI là người lớn thu nhỏ. Số lượng, liều lượng thuốc của trẻ đã được bs tính toán, liều tính theo cân nặng nên việc tự mua thuốc = bạn vô tình làm hại trẻ do mỗi trẻ có 1 sức chịu đựng, 1 sự hấp thu khác nhau và những cơ quan trong cơ thể trẻ còn non yếu nữa.

4. Khi nào cần đưa đến bs?:zingme33:
- Hãy theo dõi trẻ, nếu thấy:
+ Trẻ vật vã, kích thích, quấy khóc.
+ Khát nhiều, uống háo hức [ khi đưa nước lại gần, trẻ ôm lấy ly hoặc khóc khi không được đút nước liên tục...].
+ Đi phân nhày máu nhiều.
+ không tiểu hoặc nôn nhiều.
=> Đưa trẻ trở lại bv khám.
- Nhớ theo dõi mắt trẻ, thấy mắt trũng là có dấu hiệu mất nước.

Chị cần lau dọn sạch sẽ nhà cửa, giữ gìn vệ sinh đồ chơi, vật dụng, bình bú... của bé. Rửa tay cho bé bằng xà phòng sau khi bé chơi, chạm vào vật dơ... Không cho trẻ ngậm tay. Tiêm ngừa cho bé đầy đủ:zingme1:, uống vac ngừa tiêu chảy do Rotavirus, luôn giữ ấm cho trẻ nhưng không quấn quá kín!
Chúc bé mau khỏe mạnh!

 


Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl