Chai chân là hiện tượng một lớp da ở chân bị chai cứng do đi giày hay dép quá chật so với kích cỡ của chân, rất dễ nhận biết khi thấy xuất hiện một vùng da ở chân dày cứng khác thường.
Cũng có thể đó là một mảng tăng sừng màu vàng, sờ vào cứng, hình tròn hay hình bầu dục xuất hiện ở các ngón chân, gan bàn chân trước, gót, mu chân... là những vùng bị ma sát, tì đè nhiều trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, còn có thể thấy ở những vùng xương bị lồi ra như mắt cá ngoài, khuỷu tay...
Chai chân thường không đau đớn nhưng càng về sau sẽ càng phát triển mạnh, lan rộng và có thể gây đau đớn.
Để điều trị chai chân, cần thực hiện những việc sau đây:
- Loại bỏ các tác nhân trực tiếp hay gián tiếp gây tì đè. Chẳng hạn như mang giày, dép vừa vặn, tránh những điểm tì quá mạnh (ví dụ như khi đi giày có gót cao và mũi nhỏ). Nếu ngón chân có tật, tốt hơn hết là đóng riêng một đôi giày cho phù hợp.
- Làm mềm vùng da chai đó bằng cách ngâm chân vào chậu nước nóng sau khi tắm hoặc sử dụng đá để chườm lên vết chai. Sau đó bôi thêm kem dưỡng ẩm để nuôi dưỡng vùng da đó. Có thể bôi acid salicylic làm bong sừng.
- Có thể điều trị bằng chấm nitơ lỏng hay đốt laser CO2.
- Điều trị toàn thân chống dày sừng bằng vitamin A.
Lưu ý: Không được đâm, chọc hay cắt vết chai vì như vậy sẽ rất dễ gây nhiễm trùng.
ThS - BS CK2 Nguyễn Văn Út (Phòng Chăm sóc da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương-TPHCM)
(Theo NLD)
Cũng có thể đó là một mảng tăng sừng màu vàng, sờ vào cứng, hình tròn hay hình bầu dục xuất hiện ở các ngón chân, gan bàn chân trước, gót, mu chân... là những vùng bị ma sát, tì đè nhiều trong sinh hoạt hằng ngày. Ngoài ra, còn có thể thấy ở những vùng xương bị lồi ra như mắt cá ngoài, khuỷu tay...
Chai chân thường không đau đớn nhưng càng về sau sẽ càng phát triển mạnh, lan rộng và có thể gây đau đớn.
Để điều trị chai chân, cần thực hiện những việc sau đây:
- Loại bỏ các tác nhân trực tiếp hay gián tiếp gây tì đè. Chẳng hạn như mang giày, dép vừa vặn, tránh những điểm tì quá mạnh (ví dụ như khi đi giày có gót cao và mũi nhỏ). Nếu ngón chân có tật, tốt hơn hết là đóng riêng một đôi giày cho phù hợp.
- Làm mềm vùng da chai đó bằng cách ngâm chân vào chậu nước nóng sau khi tắm hoặc sử dụng đá để chườm lên vết chai. Sau đó bôi thêm kem dưỡng ẩm để nuôi dưỡng vùng da đó. Có thể bôi acid salicylic làm bong sừng.
- Có thể điều trị bằng chấm nitơ lỏng hay đốt laser CO2.
- Điều trị toàn thân chống dày sừng bằng vitamin A.
Lưu ý: Không được đâm, chọc hay cắt vết chai vì như vậy sẽ rất dễ gây nhiễm trùng.
ThS - BS CK2 Nguyễn Văn Út (Phòng Chăm sóc da Bệnh viện Nguyễn Tri Phương-TPHCM)
(Theo NLD)