Đây là phương pháp thuộc bài tập dưỡng sinh đã được sử dụng rộng rãi và đã được nghiên cứu đánh giá. Bài tập này phù hợp với người cao tuổi để tăng độ dẻo dai.
Nằm ngửa, hai mắt nhắm, tập trung chú ý vào việc thở đúng, hai chân gấp để cơ bụng giãn mềm, tay phải để trên ngực, tay trái để trên bụng để kiểm tra độ thở.
Hít vào từ từ, vừa phải (không quá sức) qua mũi, đồng thời giãn nở lồng ngực và phình bụng lên tạo điều kiện cho cơ hoành hạ được thấp nhất, như vậy tăng diện hô hấp ở phổi.
Sau khi hít vào vừa đủ thì chuyển sang thở ra qua miệng hoặc mũi, thở chậm và cố thở ra hết bằng cách thu hẹp lồng ngực và thót bụng lại, như vậy sẽ tống được lượng khí cặn ra mức tối đa do phổi được thu nhỏ lại. Thì thở ra thường dài hơn thì hít vào.
Thở nhịp nhàng tự nhiên, từ 3 lần tăng dần lên 5 - 7 lần để tạo thành thói quen, thở đúng và giảm dần nhịp thở trước đây do thở nông và thở nhanh. Sau luyện thở có cảm giác thoải mái, dễ chịu, đỡ mệt mỏi.
Thở đúng như trên còn có tác dụng xoa bóp nhẹ nhàng các cơ quan nội tạng trong lồng ngực và ổ bụng (đặc biệt là tim, gan, ruột) do sự thay đổi áp suất và dịch chuyển các cơ quan trong đó tạo nên, cơ hoành có vai trò quan trọng.
AloBacsi.
Nằm ngửa, hai mắt nhắm, tập trung chú ý vào việc thở đúng, hai chân gấp để cơ bụng giãn mềm, tay phải để trên ngực, tay trái để trên bụng để kiểm tra độ thở.
Hít vào từ từ, vừa phải (không quá sức) qua mũi, đồng thời giãn nở lồng ngực và phình bụng lên tạo điều kiện cho cơ hoành hạ được thấp nhất, như vậy tăng diện hô hấp ở phổi.
Sau khi hít vào vừa đủ thì chuyển sang thở ra qua miệng hoặc mũi, thở chậm và cố thở ra hết bằng cách thu hẹp lồng ngực và thót bụng lại, như vậy sẽ tống được lượng khí cặn ra mức tối đa do phổi được thu nhỏ lại. Thì thở ra thường dài hơn thì hít vào.
Thở nhịp nhàng tự nhiên, từ 3 lần tăng dần lên 5 - 7 lần để tạo thành thói quen, thở đúng và giảm dần nhịp thở trước đây do thở nông và thở nhanh. Sau luyện thở có cảm giác thoải mái, dễ chịu, đỡ mệt mỏi.
Thở đúng như trên còn có tác dụng xoa bóp nhẹ nhàng các cơ quan nội tạng trong lồng ngực và ổ bụng (đặc biệt là tim, gan, ruột) do sự thay đổi áp suất và dịch chuyển các cơ quan trong đó tạo nên, cơ hoành có vai trò quan trọng.
AloBacsi.