Thuyên tắc mạch ối là một tai biến sản khoa gây tử vong mẹ liên quan đến thai nghén và sinh nở ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam.
Ngay ở những nước phát triển cũng có trường hợp đột tử trong chuyển dạ mà ngay cả nền y học tiên tiến cũng phải bó tay. Tuy tỷ lệ mắc rất thấp, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao, thường trên 90% các trường hợp. Biến cố thường xảy ra trong giai đoạn cuối của chuyển dạ, với cơn co tử cung mạnh và ối vỡ, trên một sản phụ hoàn toàn khỏe mạnh và chuyển dạ bình thường.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu xin trợ giúp của BVĐK tỉnh Quảng Ninh, BV Phụ sản TW đã cử người đến ngay trong đêm. Sau khi chuyên gia của BV Phụ sản TW xuống trực tiếp kiểm tra tình hình bệnh nhân và lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm, chuyên gia nhất trí cao với chẩn đoán bệnh nhân bị thuyên tắc mạch ối và khẳng định cách xử trí, cấp cứu của Khoa Sản, BVĐK tỉnh Quảng Ninh là đúng đắn.
Bệnh nhân đột ngột tím tái, truỵ tim mạch và tử vong nhanh chóng. Nhẹ hơn, sẽ có hiện tượng rối loạn đông máu và tử vong trong vài giờ. Mới đây, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, lần đầu tiên các bác sĩ đã kịp thời chẩn đoán và cứu sống cả mẹ và con một ca tắc mạch ối nguy hiểm như thế.
Sáng 15/8, BS. Mai Thanh Hằng, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Ninh cho biết, Khoa Sản đã cứu sống một bệnh nhân bị thuyên tắc mạch ối hiếm gặp. Bệnh nhân là chị N.T.H., 29 tuổi ở phường Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh. Chị H. mang thai lần thứ nhất và có thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, chị đi khám thai định kỳ ở BV Cẩm Phả.
Khi thai được 39 tuần tuổi mà chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ, chị H. đã chủ động đến Khoa Sản, BVĐK tỉnh Quảng Ninh để kiểm tra và theo dõi chờ đẻ. Sau khi được tiếp nhận vào viện, thai phụ được vào phòng chờ đẻ, sau 36 tiếng, thai phụ đột nhiên bị vỡ ối, tím bầm toàn thân, co giật và hôn mê, huyết áp thấp... Hội chẩn trường hợp của chị H., các BS đã chẩn đoán bệnh nhân bị thuyên tắc mạch ối, một bệnh lý sản khoa hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm.
Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định mổ. Trong quá trình mổ, BS. Hằng đã báo cáo qua điện thoại với PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW xin ý kiến chỉ đạo về chuyên môn. Cũng trong thời gian đó, Ban lãnh đạo BVĐK tỉnh Quảng Ninh đã gọi điện xin ý kiến điều trị hồi sức của Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai để điều chỉnh thuốc hồi sức phù hợp nhất. Bệnh nhân được điều trị rối loạn hô hấp, tuần hoàn, bằng thở máy, trợ tim, tiêm thuốc co mạch, lợi tiểu, đồng thời điều trị rối loạn đông máu bằng cách truyền máu và plassma tươi (huyết tương).
BS. Hằng cho biết, trong lúc phẫu thuật có lúc huyết áp sản phụ tụt quá thấp chỉ 10/4mmHg. Các BS đã phải hồi sức tích cực mới nâng được huyết áp bệnh nhân. Sau 1 giờ đồng hồ với sự tham gia của nhiều bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau trong viện và sự hỗ trợ trực tuyến của BS tuyến trên, các bác sĩ đã giành giật với tử thần và lấy ra một bé trai nặng 3,2kg, khóc được. Ngay lập tức, cháu được chuyển sang Khoa Nhi để theo dõi. Còn bệnh nhân H. tiếp tục được chỉ định cắt tử cung.
BS. Hằng cho biết, theo lý thuyết, bệnh nhân bị thuyên tắc mạch ối có thể xảy ra biểu hiện rối loạn đông máu, lúc này bệnh nhân chưa có biểu hiện rối loạn đông máu, nhưng bác sĩ đã truyền máu dự phòng. Bệnh nhân được truyền 16 đơn vị máu, 13 đơn vị plassma tươi (huyết tương). Kết quả sức khỏe của sản phụ và bệnh nhi ổn định và đã được xuất viện cách đây 2 ngày.
Nói về thành công của ca tai biến sản khoa này, BS. Mai Thanh Hằng cho biết, nhờ sự chỉ đạo của PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế và kiến thức trong các buổi tập huấn về tai biến sản khoa, thuyên tắc mạch ối… Đặc biệt, Khoa Sản, BVĐK tỉnh Quảng Ninh đã truyền thông đến người dân về thuyên tắc mạch ối bằng cách in nội dung khái niệm, triệu chứng biểu hiện của bệnh này bằng khổ A0 chữ đỏ và dán ở những nơi có nhiều người qua lại để bệnh nhân, người nhà và cả nhân viên y tế dễ dàng nhận biết.
Với BVĐK cấp tỉnh, sau khi cứu sống thành công ca bệnh này, các bác sĩ tuyến dưới đã rút ra những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá đó là chẩn đoán kịp thời và xử trí đúng, điều trị dự phòng rối loạn đông máu, chỉ định truyền máu sớm và đặc biệt là sự phối hợp nhịp nhàng từ các chuyên ngành sản khoa, phẫu thuật, gây mê hồi sức… và xin hỗ trợ từ tuyến trên qua trực tuyến.
AloBacsi.
Ngay ở những nước phát triển cũng có trường hợp đột tử trong chuyển dạ mà ngay cả nền y học tiên tiến cũng phải bó tay. Tuy tỷ lệ mắc rất thấp, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao, thường trên 90% các trường hợp. Biến cố thường xảy ra trong giai đoạn cuối của chuyển dạ, với cơn co tử cung mạnh và ối vỡ, trên một sản phụ hoàn toàn khỏe mạnh và chuyển dạ bình thường.
Ngay sau khi nhận được yêu cầu xin trợ giúp của BVĐK tỉnh Quảng Ninh, BV Phụ sản TW đã cử người đến ngay trong đêm. Sau khi chuyên gia của BV Phụ sản TW xuống trực tiếp kiểm tra tình hình bệnh nhân và lấy mẫu bệnh phẩm để làm xét nghiệm, chuyên gia nhất trí cao với chẩn đoán bệnh nhân bị thuyên tắc mạch ối và khẳng định cách xử trí, cấp cứu của Khoa Sản, BVĐK tỉnh Quảng Ninh là đúng đắn.
Bệnh nhân đột ngột tím tái, truỵ tim mạch và tử vong nhanh chóng. Nhẹ hơn, sẽ có hiện tượng rối loạn đông máu và tử vong trong vài giờ. Mới đây, tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Ninh, lần đầu tiên các bác sĩ đã kịp thời chẩn đoán và cứu sống cả mẹ và con một ca tắc mạch ối nguy hiểm như thế.
Sáng 15/8, BS. Mai Thanh Hằng, Trưởng khoa Sản, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) tỉnh Quảng Ninh cho biết, Khoa Sản đã cứu sống một bệnh nhân bị thuyên tắc mạch ối hiếm gặp. Bệnh nhân là chị N.T.H., 29 tuổi ở phường Cẩm Sơn, thị xã Cẩm Phả, Quảng Ninh. Chị H. mang thai lần thứ nhất và có thai kỳ hoàn toàn khỏe mạnh, chị đi khám thai định kỳ ở BV Cẩm Phả.
Khi thai được 39 tuần tuổi mà chưa thấy dấu hiệu chuyển dạ, chị H. đã chủ động đến Khoa Sản, BVĐK tỉnh Quảng Ninh để kiểm tra và theo dõi chờ đẻ. Sau khi được tiếp nhận vào viện, thai phụ được vào phòng chờ đẻ, sau 36 tiếng, thai phụ đột nhiên bị vỡ ối, tím bầm toàn thân, co giật và hôn mê, huyết áp thấp... Hội chẩn trường hợp của chị H., các BS đã chẩn đoán bệnh nhân bị thuyên tắc mạch ối, một bệnh lý sản khoa hiếm gặp nhưng cực kỳ nguy hiểm.
Ngay lập tức, bệnh nhân được chỉ định mổ. Trong quá trình mổ, BS. Hằng đã báo cáo qua điện thoại với PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế, Giám đốc Bệnh viện Phụ sản TW xin ý kiến chỉ đạo về chuyên môn. Cũng trong thời gian đó, Ban lãnh đạo BVĐK tỉnh Quảng Ninh đã gọi điện xin ý kiến điều trị hồi sức của Khoa Cấp cứu A9, BV Bạch Mai để điều chỉnh thuốc hồi sức phù hợp nhất. Bệnh nhân được điều trị rối loạn hô hấp, tuần hoàn, bằng thở máy, trợ tim, tiêm thuốc co mạch, lợi tiểu, đồng thời điều trị rối loạn đông máu bằng cách truyền máu và plassma tươi (huyết tương).
BS. Mai Thanh Hằng và mẹ con chị N.T.H. Ảnh: Thu Nguyệt
Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới, mỗi năm có 10 triệu ca tai biến sản khoa trong tổng số 80 triệu ca sinh, mỗi ngày có 1.000 ca tử vong mẹ. Trong thời gian qua, Việt Nam đã rất thành công trong việc làm giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ em và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao.
BS. Hằng cho biết, trong lúc phẫu thuật có lúc huyết áp sản phụ tụt quá thấp chỉ 10/4mmHg. Các BS đã phải hồi sức tích cực mới nâng được huyết áp bệnh nhân. Sau 1 giờ đồng hồ với sự tham gia của nhiều bác sĩ ở các chuyên khoa khác nhau trong viện và sự hỗ trợ trực tuyến của BS tuyến trên, các bác sĩ đã giành giật với tử thần và lấy ra một bé trai nặng 3,2kg, khóc được. Ngay lập tức, cháu được chuyển sang Khoa Nhi để theo dõi. Còn bệnh nhân H. tiếp tục được chỉ định cắt tử cung.
BS. Hằng cho biết, theo lý thuyết, bệnh nhân bị thuyên tắc mạch ối có thể xảy ra biểu hiện rối loạn đông máu, lúc này bệnh nhân chưa có biểu hiện rối loạn đông máu, nhưng bác sĩ đã truyền máu dự phòng. Bệnh nhân được truyền 16 đơn vị máu, 13 đơn vị plassma tươi (huyết tương). Kết quả sức khỏe của sản phụ và bệnh nhi ổn định và đã được xuất viện cách đây 2 ngày.
Nói về thành công của ca tai biến sản khoa này, BS. Mai Thanh Hằng cho biết, nhờ sự chỉ đạo của PGS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế và kiến thức trong các buổi tập huấn về tai biến sản khoa, thuyên tắc mạch ối… Đặc biệt, Khoa Sản, BVĐK tỉnh Quảng Ninh đã truyền thông đến người dân về thuyên tắc mạch ối bằng cách in nội dung khái niệm, triệu chứng biểu hiện của bệnh này bằng khổ A0 chữ đỏ và dán ở những nơi có nhiều người qua lại để bệnh nhân, người nhà và cả nhân viên y tế dễ dàng nhận biết.
Với BVĐK cấp tỉnh, sau khi cứu sống thành công ca bệnh này, các bác sĩ tuyến dưới đã rút ra những bài học kinh nghiệm vô cùng quý giá đó là chẩn đoán kịp thời và xử trí đúng, điều trị dự phòng rối loạn đông máu, chỉ định truyền máu sớm và đặc biệt là sự phối hợp nhịp nhàng từ các chuyên ngành sản khoa, phẫu thuật, gây mê hồi sức… và xin hỗ trợ từ tuyến trên qua trực tuyến.
AloBacsi.