Tăng huyết áp là bệnh nguy hiểm và mọi người đều biết ăn mặn gây tăng huyết áp. Tuy nhiên, có không ít người hiểu chưa đúng về cách giảm ăn muối để phòng tránh căn bệnh này. Đó là:
Giảm ăn mặn bằng cách thêm nước vào món canh: Giảm ăn mặn hay nói chính xác là giảm lượng muối đưa vào cơ thể chứ không phải là giảm khẩu vị mặn. Do đó, để giảm lượng muối đưa vào cơ thể thì cần giảm lượng gia vị mặn nêm vào món ăn.
Cơ thể chúng ta cần ăn một lượng muối nhất định: Thức ăn tự nhiên đã hiện diện một lượng muối nhất định và chúng ta hoàn toàn có thể sống được nếu không ăn thêm lượng muối nào. Nếu xét nhu cầu muối theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới hiện nay là 5g/người/ngày thì người dân chúng ta tiêu thụ gấp 4 - 5 lần mức này.
Thói quen ăn mặn gây nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh: TL
Nếu không sử dụng gia vị mặn sẽ giúp giảm lượng muối đưa vào cơ thể: Muối hiện diện rõ ràng trong các gia vị mặn và cần giảm sử dụng bao gồm muối, nước mắm, nước tương, mắm tôm, mắm ruốc, chao...
Tuy nhiên muối còn hiện diện trong nhiều thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn như thịt heo quay, lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích, bánh mì, bánh ngọt... Do đó, chúng ta cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn mà ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống hằng ngày.
Ăn mặn chỉ gây bệnh tăng huyết áp và đột quỵ: Ngoài việc gây tăng các bệnh trên, ăn mặn còn làm thải canxi ra đường tiểu dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương.
Nhiều người ăn mặn vẫn không mắc bệnh: Nhiều người ăn mặn nhưng lao động nặng đổ mồ hôi nhiều, chất natri bị mất qua đường mồ hôi nên giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu các đối tượng lao động văn phòng, bàn giấy, máy lạnh ít đổ mồ hôi mà ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và đột quỵ.
Pha loãng các loại nước chấm tại bàn.
Ngoài ra để giảm bớt lượng muối đưa vào cơ thể cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Không dùng hết nước dùng của các món nước như phở, hủ tiếu... để giảm lượng muối đưa vào cơ thể.
- Pha loãng các loại nước chấm tại bàn (nước mắm, nước tương...) và khi chấm nên nhẹ tay để giảm lượng nước chấm ngấm vào thực phẩm.
- Hạn chế chấm muối khi ăn trái cây.
Giảm ăn mặn bằng cách thêm nước vào món canh: Giảm ăn mặn hay nói chính xác là giảm lượng muối đưa vào cơ thể chứ không phải là giảm khẩu vị mặn. Do đó, để giảm lượng muối đưa vào cơ thể thì cần giảm lượng gia vị mặn nêm vào món ăn.
Cơ thể chúng ta cần ăn một lượng muối nhất định: Thức ăn tự nhiên đã hiện diện một lượng muối nhất định và chúng ta hoàn toàn có thể sống được nếu không ăn thêm lượng muối nào. Nếu xét nhu cầu muối theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới hiện nay là 5g/người/ngày thì người dân chúng ta tiêu thụ gấp 4 - 5 lần mức này.
Thói quen ăn mặn gây nhiều bệnh nguy hiểm. Ảnh: TL
Nếu không sử dụng gia vị mặn sẽ giúp giảm lượng muối đưa vào cơ thể: Muối hiện diện rõ ràng trong các gia vị mặn và cần giảm sử dụng bao gồm muối, nước mắm, nước tương, mắm tôm, mắm ruốc, chao...
Tuy nhiên muối còn hiện diện trong nhiều thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm chế biến sẵn như thịt heo quay, lạp xưởng, thịt xông khói, xúc xích, bánh mì, bánh ngọt... Do đó, chúng ta cần hạn chế thực phẩm chế biến sẵn mà ưu tiên sử dụng thực phẩm tươi sống hằng ngày.
Ăn mặn chỉ gây bệnh tăng huyết áp và đột quỵ: Ngoài việc gây tăng các bệnh trên, ăn mặn còn làm thải canxi ra đường tiểu dẫn đến tăng nguy cơ loãng xương.
Nhiều người ăn mặn vẫn không mắc bệnh: Nhiều người ăn mặn nhưng lao động nặng đổ mồ hôi nhiều, chất natri bị mất qua đường mồ hôi nên giảm nguy cơ mắc bệnh. Nếu các đối tượng lao động văn phòng, bàn giấy, máy lạnh ít đổ mồ hôi mà ăn nhiều muối sẽ tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và đột quỵ.
Pha loãng các loại nước chấm tại bàn.
Ngoài ra để giảm bớt lượng muối đưa vào cơ thể cần thực hiện các biện pháp sau đây:
- Không dùng hết nước dùng của các món nước như phở, hủ tiếu... để giảm lượng muối đưa vào cơ thể.
- Pha loãng các loại nước chấm tại bàn (nước mắm, nước tương...) và khi chấm nên nhẹ tay để giảm lượng nước chấm ngấm vào thực phẩm.
- Hạn chế chấm muối khi ăn trái cây.
Bác sĩ Trần Quốc Cường
Theo SK&ĐS
Theo SK&ĐS
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 911