Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
BỆNH THƯỜNG GẶP
Truyền nhiễm
Môi trường sống và bệnh sốt xuất huyết?
Nội dung
<p>[QUOTE="Bác sĩ Phượng, post: 7360, member: 738"]</p><p>Cho đến thời điểm này, số bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm 2011, được ghi nhận vào ngày 15/8/2012.</p><p></p><p></p><p>Bệnh SXHD diễn biến phức tạp vì trong các trường hợp mắc bệnh có thể có cả 4 týp huyết thanh virus Dengue, không phân biệt týp nào. Hiện nay đang là mùa mưa thời tiết rất thuận lợi cho muỗi phát triển, bệnh SXHD càng diễn biến phức tạp.</p><p></p><p></p><p><strong>Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết hiện nay?</strong></p><p><strong></strong></p><p></p><p>Theo thống kê 7 tháng đầu năm 2012, cả nước (52 tỉnh, thành) ghi nhận có 39.897 trường hợp mắc SXHD và đã có 26 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số trường hợp mắc SXHD tăng 35,3%, trong đó các tỉnh, thành thuộc khu vực miền Nam mắc bệnh nhiều nhất (35.374 trường hợp, chiếm tỷ lệ hơn 89%), kế đến là các tỉnh, thành miền Trung.</p><p></p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/08/27/xuathuyet93175.jpg" data-url="http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/08/27/xuathuyet93175.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center">Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại các bệnh viện gia tăng</p> <p style="text-align: center"></p><p>Nói là bệnh diễn biến phức tạp vì bệnh SXHD phát triển và thành dịch là do có liên quan đến môi trường sinh sống của con người với muỗi truyền bệnh. Thêm vào đó là mọi người có thể bị nhiễm virus Dengue gây bệnh SXH nhiều lần, có nghĩa là một người đã mắc bệnh SXHD với týp huyết thanh D1 sẽ có miễn dịch với týp virus D1 nhưng vẫn có thể mắc SXHD týp huyết thanh D2 hoặc D3 hoặc D4. Dịch bệnh diễn biến phức tạp còn liên quan đến việc chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, tức là chưa có vắc-xin phòng bệnh và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. </p><p></p><p>Dịch bệnh diễn biến phức tạp còn liên quan đến sự hiểu biết và nhận thức của người dân chưa đầy đủ về vai trò gây bệnh, đường lây truyền cũng như các biện pháp thực hiện phòng chống. Ngoài ra cũng cần đề cập đến một cách nghiêm túc việc các cấp, các ngành đã vào cuộc một cách quyết liệt hay chưa? Ngành y tế địa phương đã có các biện pháp thật cụ thể và việc giám sát công việc phòng chống SXHD đã sát sao và tích cực chưa?</p><p></p><p></p><p><strong>Môi trường sống có liên quan đến dịch bệnh sốt xuất huyết như thế nào?</strong></p><p></p><p>Bệnh truyền nhiễm có lây lan thành dịch được hay không còn tùy thuộc vào đường truyền bệnh. Nếu đường lây truyền dễ dàng thì dịch bệnh sẽ lây lan nhanh chóng. Đối với bệnh SXHD là một bệnh lây từ người bệnh sang người lành phải qua một khâu trung gian là muỗi. Như vậy, bệnh SXH liên quan mật thiết với muỗi truyền bệnh.</p><p></p><p>Trong môi trường tự nhiên có rất nhiều loại muỗi khác nhau (trên 3.000 loại), trong đó có khoảng hơn 100 loại có khả năng mang mầm bệnh từ vật chủ này truyền sang cho vật chủ khác. Với bệnh SXH thì có 2 loại muỗi đóng vai trò trung gian truyền bệnh, một là loại muỗi vằn (Aedes aegypti) và hai là Aedes albopictus. </p><p></p><p>Cũng cần lưu ý rằng, muỗi đóng vai trò trung gian truyền bệnh chứ bản thân nó không mắc bệnh đó, ví dụ muỗi Anophen chỉ mang mầm bệnh ký sinh trùng sốt rét truyền từ người bệnh sang cho người lành hoặc muỗi Aedes aegypti chỉ truyền bệnh SXH từ người bệnh sang cho người lành chứ bản thân muỗi Aedes aegypti không mắc bệnh SXH. Sự lây truyền này qua vết đốt và hút máu của muỗi, trong máu người bệnh SXH có vô vàn virus Dengue gây bệnh SXH, muỗi hút máu vào dạ dày thì mang theo virut SXH, từ đây sẽ lây lan sang người khác qua vết đốt của muỗi. </p><p></p><p></p><p></p><p style="text-align: center"> <img src="http://skds3.vcmedia.vn/DGLcjEtCi7V4PUO35EGZceYAXCoe9f/Image/2012/08/untitled_15181.jpg" data-url="http://skds3.vcmedia.vn/DGLcjEtCi7V4PUO35EGZceYAXCoe9f/Image/2012/08/untitled_15181.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center"></p> <p style="text-align: center">Muỗi vằn - vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết</p> <p style="text-align: center"></p><p>Sự sinh trưởng của muỗi Aedes cũng liên quan mật thiết với nước trong tự nhiên và nước trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Nếu môi trường sinh sống hàng ngày của con người mà tạo điều kiện cho sự phát triển của muỗi Aedes thì mầm bệnh càng dễ lây lan tạo thành dịch. Bởi đặc điểm của muỗi Aedes là đẻ trứng rời từng chiếc một và ở những nơi ẩm ướt ngay trên thành và cả gần sát với mặt nước ở các dụng cụ chứa đựng nước sạch hoặc ở cả những bờ sông, ngòi có nước lên xuống. </p><p></p><p>Đặc điểm của trứng muỗi Aedes là chịu đựng độ khô trong nhiều tháng và chỉ nở ra thành bọ gậy (loăng quăng) khi trứng bị ngập nước. Ở vùng nhiệt đới như nước ta, muỗi Aedes rất thích đẻ trứng ở môi trường gần nhà ở như ao, hồ, cống rãnh, chum, lu, vại, lọ hoa, lốp xe hỏng, vỏ dừa, máng nước. Nghĩa là môi trường xung quanh con người sinh sống, ở đâu có nước đọng thì ở đấy muỗi Aedes có thể đẻ trứng để tồn tại nòi giống và qua đó chúng làm lây truyền mầm bệnh SXH. </p><p></p><p>Ngoài môi trường sinh sống là nước thuận lợi cho muỗi Aedes đẻ trứng và phát triển thì nhà ở của con người cũng liên quan đến sự sinh tồn của muỗi Aedes. Sau khi hút no máu người thì chúng thích trú đậu ở trong nhà và có khi đậu cao tới 2m. Cũng nên biết là muỗi cái Aedes chỉ giao phối một lần và đẻ trứng suốt đời theo từng đợt. Mỗi một đợt hút máu người là muỗi cái lại đẻ trứng. Như vậy nhà ở không thông thoáng, đồ đạc, dụng cụ trong nhà không được bài trí gọn và sạch, tối tăm cũng là những điều kiện thuận lợi cho muỗi Aedes trú ngụ và phát triển. </p><p></p><p>Chúng ta biết được những nét cơ bản về đặc điểm của loài muỗi truyền bệnh SXH, những yếu tố môi trường sống của con người thuận lợi cho sự phát triển của muỗi để mỗi một chúng ta, mỗi một gia đình sống trong môi trường có nguy cơ dịch bệnh SXH biết, cảnh giác và đặc biệt là tìm mọi biện pháp để phòng ngừa từ khâu diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) đến cải thiện môi trường sống cho hợp vệ sinh. </p><p></p><p>AloBacsi.</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="Bác sĩ Phượng, post: 7360, member: 738"] Cho đến thời điểm này, số bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết Dengue (SXHD) tăng hơn 35% so với cùng kỳ năm 2011, được ghi nhận vào ngày 15/8/2012. Bệnh SXHD diễn biến phức tạp vì trong các trường hợp mắc bệnh có thể có cả 4 týp huyết thanh virus Dengue, không phân biệt týp nào. Hiện nay đang là mùa mưa thời tiết rất thuận lợi cho muỗi phát triển, bệnh SXHD càng diễn biến phức tạp. [B]Diễn biến của bệnh sốt xuất huyết hiện nay? [/B] Theo thống kê 7 tháng đầu năm 2012, cả nước (52 tỉnh, thành) ghi nhận có 39.897 trường hợp mắc SXHD và đã có 26 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ năm ngoái, số trường hợp mắc SXHD tăng 35,3%, trong đó các tỉnh, thành thuộc khu vực miền Nam mắc bệnh nhiều nhất (35.374 trường hợp, chiếm tỷ lệ hơn 89%), kế đến là các tỉnh, thành miền Trung. [CENTER][IMG]http://images.alobacsi.vn/Images/Uploaded/Share/2012/08/27/xuathuyet93175.jpg[/IMG] Bệnh nhân sốt xuất huyết điều trị tại các bệnh viện gia tăng [/CENTER] Nói là bệnh diễn biến phức tạp vì bệnh SXHD phát triển và thành dịch là do có liên quan đến môi trường sinh sống của con người với muỗi truyền bệnh. Thêm vào đó là mọi người có thể bị nhiễm virus Dengue gây bệnh SXH nhiều lần, có nghĩa là một người đã mắc bệnh SXHD với týp huyết thanh D1 sẽ có miễn dịch với týp virus D1 nhưng vẫn có thể mắc SXHD týp huyết thanh D2 hoặc D3 hoặc D4. Dịch bệnh diễn biến phức tạp còn liên quan đến việc chưa có biện pháp phòng bệnh đặc hiệu, tức là chưa có vắc-xin phòng bệnh và cũng chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Dịch bệnh diễn biến phức tạp còn liên quan đến sự hiểu biết và nhận thức của người dân chưa đầy đủ về vai trò gây bệnh, đường lây truyền cũng như các biện pháp thực hiện phòng chống. Ngoài ra cũng cần đề cập đến một cách nghiêm túc việc các cấp, các ngành đã vào cuộc một cách quyết liệt hay chưa? Ngành y tế địa phương đã có các biện pháp thật cụ thể và việc giám sát công việc phòng chống SXHD đã sát sao và tích cực chưa? [B]Môi trường sống có liên quan đến dịch bệnh sốt xuất huyết như thế nào?[/B] Bệnh truyền nhiễm có lây lan thành dịch được hay không còn tùy thuộc vào đường truyền bệnh. Nếu đường lây truyền dễ dàng thì dịch bệnh sẽ lây lan nhanh chóng. Đối với bệnh SXHD là một bệnh lây từ người bệnh sang người lành phải qua một khâu trung gian là muỗi. Như vậy, bệnh SXH liên quan mật thiết với muỗi truyền bệnh. Trong môi trường tự nhiên có rất nhiều loại muỗi khác nhau (trên 3.000 loại), trong đó có khoảng hơn 100 loại có khả năng mang mầm bệnh từ vật chủ này truyền sang cho vật chủ khác. Với bệnh SXH thì có 2 loại muỗi đóng vai trò trung gian truyền bệnh, một là loại muỗi vằn (Aedes aegypti) và hai là Aedes albopictus. Cũng cần lưu ý rằng, muỗi đóng vai trò trung gian truyền bệnh chứ bản thân nó không mắc bệnh đó, ví dụ muỗi Anophen chỉ mang mầm bệnh ký sinh trùng sốt rét truyền từ người bệnh sang cho người lành hoặc muỗi Aedes aegypti chỉ truyền bệnh SXH từ người bệnh sang cho người lành chứ bản thân muỗi Aedes aegypti không mắc bệnh SXH. Sự lây truyền này qua vết đốt và hút máu của muỗi, trong máu người bệnh SXH có vô vàn virus Dengue gây bệnh SXH, muỗi hút máu vào dạ dày thì mang theo virut SXH, từ đây sẽ lây lan sang người khác qua vết đốt của muỗi. [CENTER] [IMG]http://skds3.vcmedia.vn/DGLcjEtCi7V4PUO35EGZceYAXCoe9f/Image/2012/08/untitled_15181.jpg[/IMG] Muỗi vằn - vật trung gian truyền bệnh sốt xuất huyết [/CENTER] Sự sinh trưởng của muỗi Aedes cũng liên quan mật thiết với nước trong tự nhiên và nước trong sinh hoạt hàng ngày của con người. Nếu môi trường sinh sống hàng ngày của con người mà tạo điều kiện cho sự phát triển của muỗi Aedes thì mầm bệnh càng dễ lây lan tạo thành dịch. Bởi đặc điểm của muỗi Aedes là đẻ trứng rời từng chiếc một và ở những nơi ẩm ướt ngay trên thành và cả gần sát với mặt nước ở các dụng cụ chứa đựng nước sạch hoặc ở cả những bờ sông, ngòi có nước lên xuống. Đặc điểm của trứng muỗi Aedes là chịu đựng độ khô trong nhiều tháng và chỉ nở ra thành bọ gậy (loăng quăng) khi trứng bị ngập nước. Ở vùng nhiệt đới như nước ta, muỗi Aedes rất thích đẻ trứng ở môi trường gần nhà ở như ao, hồ, cống rãnh, chum, lu, vại, lọ hoa, lốp xe hỏng, vỏ dừa, máng nước. Nghĩa là môi trường xung quanh con người sinh sống, ở đâu có nước đọng thì ở đấy muỗi Aedes có thể đẻ trứng để tồn tại nòi giống và qua đó chúng làm lây truyền mầm bệnh SXH. Ngoài môi trường sinh sống là nước thuận lợi cho muỗi Aedes đẻ trứng và phát triển thì nhà ở của con người cũng liên quan đến sự sinh tồn của muỗi Aedes. Sau khi hút no máu người thì chúng thích trú đậu ở trong nhà và có khi đậu cao tới 2m. Cũng nên biết là muỗi cái Aedes chỉ giao phối một lần và đẻ trứng suốt đời theo từng đợt. Mỗi một đợt hút máu người là muỗi cái lại đẻ trứng. Như vậy nhà ở không thông thoáng, đồ đạc, dụng cụ trong nhà không được bài trí gọn và sạch, tối tăm cũng là những điều kiện thuận lợi cho muỗi Aedes trú ngụ và phát triển. Chúng ta biết được những nét cơ bản về đặc điểm của loài muỗi truyền bệnh SXH, những yếu tố môi trường sống của con người thuận lợi cho sự phát triển của muỗi để mỗi một chúng ta, mỗi một gia đình sống trong môi trường có nguy cơ dịch bệnh SXH biết, cảnh giác và đặc biệt là tìm mọi biện pháp để phòng ngừa từ khâu diệt muỗi, bọ gậy (lăng quăng) đến cải thiện môi trường sống cho hợp vệ sinh. AloBacsi. [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
BỆNH THƯỜNG GẶP
Truyền nhiễm
Môi trường sống và bệnh sốt xuất huyết?
Top
Dưới