Ngoài Hồng Anh (Hòa Bình), Châu Hùng Nhẫn cũng là một cậu bé “khổng lồ”, bị béo phì do yếu tố nội sinh, vì vậy rất khó chữa khỏi.
Châu Hùng Nhẫn trong thời gian điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM
(Ảnh nguồn Internet)
Năm nay, Châu Hùng Nhẫn lên 18 tuổi, ở khu phố 7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè (TP.HCM). Em mắc chứng bệnh béo phì. Nhẫn bị cha mẹ bỏ rơi, hàng ngày lê tấm thân nặng nề, khó nhọc khắp hang cùng ngõ hẻm cùng bà ngoại bán vé số mưu sinh.
Năm 2007, Nhẫn nhập viện điều trị với cái tên là Châu Hùng Sang, nặng 100kg, bị nhiễm trùng và không thể tự đứng lên hay đi lại được. Sau thời gian điều trị vật lý trị liệu, em giảm còn 89kg và có thể tự đi lại. Tuy nhiên, do điều kiện gia đình khó khăn nên bà ngoại đã xin cho em xuất viện để về nhà đi bán vé số.
Năm 2010, em tiếp tục vào viện điều trị ở BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM). Bệnh viện đã hỗ trợ chi phí thuốc men cùng ba bữa cơm từ thiện cho bà ngoại của Nhẫn.
Do thân hình quá béo, ngực xệ xuống bụng, tay chân ngắn củn lộ từng ngấn thịt nên phải có người đỡ Nhẫn mới đứng lên được. Nhìn dáng đi chậm chạp, khó nhọc của Nhẫn nhiều người xót xa, ái ngại...
Vẫn còn nhiều cậu bé 'khổng lồ' ở Việt Nam Có thể Nhẫn bị rối loạn từ mã hóa gen trong cơ thể. Với trường hợp này khó điều trị dứt điểm mà chỉ khống chế phần nào.
Theo lời bà Nguyễn Thị Em, 73 tuổi (bà ngoại Nhẫn) thì lúc mới sinh, Nhẫn vẫn bình thường. Được 5 tuổi, Nhẫn phát phì, người ngày càng mập. Bà Em cho biết, để có tiền sinh sống, hằng ngày hai bà cháu phải bán vé số. Thấy thân hình quá cỡ của Nhẫn nên nhiều người thương, vừa mua giúp vừa cho thêm tiền, hoặc cho thức ăn.
Khi được hỏi về cuộc sống, Nhẫn mếu máo tâm sự: "Vì người ngày càng mập, lại bị bạn bè trêu chọc nên em nghỉ học khi mới vào lớp 1. Lúc này, mẹ đã chuyển chỗ khác sinh sống, bố thì em không hề biết mặt. Để có tiền, em và bà ngoại đi bán vé số".
Kể về sự thay đổi tên của cháu, bà ngoại của Nhẫn cho biết: "Trước đây nó tên Sang nhưng tôi lại đổi thành Nhẫn để mong cháu nhẫn nại, cố gắng sống. Cha Nhẫn trước đây cũng mập như Nhẫn, chắc nó giống cha nên thế. Nhìn cháu khổ sở với thân hình như thế, tôi cũng không biết làm thế nào".
Không chỉ có Nhẫn, em Trần T. H. 14 tuổi (Liễu Giai, Hà Nội) cũng bị béo phì. H. nặng tới hơn 80 kg.
Khi đi với bạn cùng lớp, H. trông như người khổng lồ đi với tí hon. H. rất mặc cảm, em cho biết vì béo nên em hạn chế tiếp xúc với nhiều người. Em chỉ đi xe đạp từ nhà đến trường. Có thời gian rỗi, em lại nằm nhà đọc truyện.
Đi khám, bác sĩ cho biết do lượng thực phẩm em ăn vào quá nhiều trong một thời gian dài nên em bị béo phì. Biện pháp với em là hạn chế ăn mỡ, tăng cường ăn chất xơ, hoa quả và vận động thể lực mạnh.
H. cho biết: Em thấy rất khó khăn để giảm bớt khẩu phần ăn vì bụng đói cồn cào, thấy choáng váng nếu ăn ít.
Trao đổi với PV, BS Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết, chị từng gặp nhiều ca béo phì nhưng ca bệnh như Châu Hùng Nhẫn chỉ có một.
Trường hợp Châu Hùng Mẫn, năm ngoái có vào viện Nhi đồng 1 nhưng bà ngoại không hiểu biết nên không hợp tác.
Một số thông tin nói Nhẫn mắc hội chứng Praden Wills nhưng theo chị không phải Nhẫn mắc bệnh này vì hội chứng Praden Wills có biến đổi về gen, đần độn béo phì nhưng Nhẫn không hề đần độn mà đối đáp rõ ràng.
Hiện giờ, Nhẫn không đến tái khám nữa nên không biết tình trạng sức khỏe Nhẫn ra sao. Tuy nhiên, với trường hợp Nhẫn rất khó chữa.
Với những người như Nhẫn thì béo phì vừa là biểu hiện, vừa là điều kiện của các hội chứng chuyển hóa tim mạch, huyết áp, đột quỵ, rối loạn chuyển hóa lipid máu, tiểu đường, xơ gan, viêm gan…
Còn BS Phan Bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho rằng có thể Nhẫn bị rối loạn từ mã hóa gen trong cơ thể. Với trường hợp này khó điều trị dứt điểm mà chỉ khống chế phần nào.
Còn với trường hợp béo do dinh dưỡng quá mức của em H., tại viện dinh dưỡng có phác đồ điều trị với thực đơn, hướng dẫn tập luyện để người béo phì giảm cân nặng,
AloBacsi.
Châu Hùng Nhẫn trong thời gian điều trị tại bệnh viện Nhi đồng 1, TP.HCM
(Ảnh nguồn Internet)
Năm nay, Châu Hùng Nhẫn lên 18 tuổi, ở khu phố 7, thị trấn Nhà Bè, huyện Nhà Bè (TP.HCM). Em mắc chứng bệnh béo phì. Nhẫn bị cha mẹ bỏ rơi, hàng ngày lê tấm thân nặng nề, khó nhọc khắp hang cùng ngõ hẻm cùng bà ngoại bán vé số mưu sinh.
Năm 2007, Nhẫn nhập viện điều trị với cái tên là Châu Hùng Sang, nặng 100kg, bị nhiễm trùng và không thể tự đứng lên hay đi lại được. Sau thời gian điều trị vật lý trị liệu, em giảm còn 89kg và có thể tự đi lại. Tuy nhiên, do điều kiện gia đình khó khăn nên bà ngoại đã xin cho em xuất viện để về nhà đi bán vé số.
Năm 2010, em tiếp tục vào viện điều trị ở BV Nhi Đồng 1 (TP.HCM). Bệnh viện đã hỗ trợ chi phí thuốc men cùng ba bữa cơm từ thiện cho bà ngoại của Nhẫn.
Do thân hình quá béo, ngực xệ xuống bụng, tay chân ngắn củn lộ từng ngấn thịt nên phải có người đỡ Nhẫn mới đứng lên được. Nhìn dáng đi chậm chạp, khó nhọc của Nhẫn nhiều người xót xa, ái ngại...
Vẫn còn nhiều cậu bé 'khổng lồ' ở Việt Nam Có thể Nhẫn bị rối loạn từ mã hóa gen trong cơ thể. Với trường hợp này khó điều trị dứt điểm mà chỉ khống chế phần nào.
Theo lời bà Nguyễn Thị Em, 73 tuổi (bà ngoại Nhẫn) thì lúc mới sinh, Nhẫn vẫn bình thường. Được 5 tuổi, Nhẫn phát phì, người ngày càng mập. Bà Em cho biết, để có tiền sinh sống, hằng ngày hai bà cháu phải bán vé số. Thấy thân hình quá cỡ của Nhẫn nên nhiều người thương, vừa mua giúp vừa cho thêm tiền, hoặc cho thức ăn.
Khi được hỏi về cuộc sống, Nhẫn mếu máo tâm sự: "Vì người ngày càng mập, lại bị bạn bè trêu chọc nên em nghỉ học khi mới vào lớp 1. Lúc này, mẹ đã chuyển chỗ khác sinh sống, bố thì em không hề biết mặt. Để có tiền, em và bà ngoại đi bán vé số".
Kể về sự thay đổi tên của cháu, bà ngoại của Nhẫn cho biết: "Trước đây nó tên Sang nhưng tôi lại đổi thành Nhẫn để mong cháu nhẫn nại, cố gắng sống. Cha Nhẫn trước đây cũng mập như Nhẫn, chắc nó giống cha nên thế. Nhìn cháu khổ sở với thân hình như thế, tôi cũng không biết làm thế nào".
Không chỉ có Nhẫn, em Trần T. H. 14 tuổi (Liễu Giai, Hà Nội) cũng bị béo phì. H. nặng tới hơn 80 kg.
Khi đi với bạn cùng lớp, H. trông như người khổng lồ đi với tí hon. H. rất mặc cảm, em cho biết vì béo nên em hạn chế tiếp xúc với nhiều người. Em chỉ đi xe đạp từ nhà đến trường. Có thời gian rỗi, em lại nằm nhà đọc truyện.
Đi khám, bác sĩ cho biết do lượng thực phẩm em ăn vào quá nhiều trong một thời gian dài nên em bị béo phì. Biện pháp với em là hạn chế ăn mỡ, tăng cường ăn chất xơ, hoa quả và vận động thể lực mạnh.
H. cho biết: Em thấy rất khó khăn để giảm bớt khẩu phần ăn vì bụng đói cồn cào, thấy choáng váng nếu ăn ít.
Trao đổi với PV, BS Nguyễn Thị Hoa, Trưởng khoa Dinh dưỡng BV Nhi đồng 1, TP.HCM cho biết, chị từng gặp nhiều ca béo phì nhưng ca bệnh như Châu Hùng Nhẫn chỉ có một.
Trường hợp Châu Hùng Mẫn, năm ngoái có vào viện Nhi đồng 1 nhưng bà ngoại không hiểu biết nên không hợp tác.
Một số thông tin nói Nhẫn mắc hội chứng Praden Wills nhưng theo chị không phải Nhẫn mắc bệnh này vì hội chứng Praden Wills có biến đổi về gen, đần độn béo phì nhưng Nhẫn không hề đần độn mà đối đáp rõ ràng.
Hiện giờ, Nhẫn không đến tái khám nữa nên không biết tình trạng sức khỏe Nhẫn ra sao. Tuy nhiên, với trường hợp Nhẫn rất khó chữa.
Với những người như Nhẫn thì béo phì vừa là biểu hiện, vừa là điều kiện của các hội chứng chuyển hóa tim mạch, huyết áp, đột quỵ, rối loạn chuyển hóa lipid máu, tiểu đường, xơ gan, viêm gan…
Còn BS Phan Bích Nga, Phó giám đốc Trung tâm tư vấn phục hồi dinh dưỡng và kiểm soát béo phì, Viện dinh dưỡng Quốc gia cho rằng có thể Nhẫn bị rối loạn từ mã hóa gen trong cơ thể. Với trường hợp này khó điều trị dứt điểm mà chỉ khống chế phần nào.
Còn với trường hợp béo do dinh dưỡng quá mức của em H., tại viện dinh dưỡng có phác đồ điều trị với thực đơn, hướng dẫn tập luyện để người béo phì giảm cân nặng,
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- “Kéo dài” chiều cao cho con
- 0
- 1,351
- “Chữa bệnh” tâm lý ở trẻ
- 0
- 1,127
- Đừng “ủ” con quá kỹ
- 0
- 1,305
- Đừng hôn lên môi trẻ
- 0
- 2,140