Tại cuộc họp sáng 15/7 của nhóm chuyên gia quan chức các tổ chức, cơ quan liên quan an toàn thực phẩm, các quy định hiện hành của Bộ Y tế về phẩm màu vàng tổng hợp E102 được cho là không sai 10 năm qua. Song cũng có khuyến nghị kiểm tra thực trạng dùng E102 trong mỳ tôm ở Việt Nam.
Bộ Y tế không sai (?)
Cuộc họp diễn ra ở Hà Nội dưới sự chủ trì của GS.TS Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm. Đây là cuộc họp lần đầu tiên ở Việt Nam chỉ bàn về E102 (tên khoa học là Tartrazine), chất tạo màu tổng hợp gây nhiều tranh cãi và được báo chí liên tiếp phản ánh gần nửa tháng qua.
Tham dự, phía Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) có bà Nguyễn Thị Khánh Trâm (Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, ông Nguyễn Thanh Phong (Phó Cục trưởng Cục ATVSTP) và trưởng các phòng ban của Cục. Cuộc họp còn có sự hiện diện của các thành viên Tiểu ban Kỹ thuật Codex Việt Nam đến từ Bộ Công Thương, Bộ KH&CN và Bộ NN&PTNT.
Trước khi nghĩ đến chuyện cấm E102, Bộ Y tế không thể chối bỏ
trách nhiệm kiểm tra thực trạng sử dụng E102 trong thực phẩm,
nhất là mỳ ăn liền, ở Việt Nam.
Tại cuộc họp, hầu hết ý kiến đều cho rằng, không có lý do gì để cấm dùng E102 trong thực phẩm nói chung và mỳ tôm nói riêng. Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Thực phẩm Quốc tế (CODEX) không cấm nên Việt Nam không có lý do gì để cấm.
Việt Nam chưa đủ lý do để cấm chất E 102
Dù danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm Quyết định 3742 của Bộ Y tế ngày 31/8/2001 không nêu đích danh mỳ tôm trong danh sách 26 loại thực phẩm được phép dùng E102, việc cho E102 vào mỳ tôm cũng không có vấn đề gì, không trái với quy định và cảnh báo của quốc tế.
E102 thậm chí có thể dùng trong các loại thực phẩm khác không cần có trong danh mục của Bộ Y tế với điều kiện không vượt giới hạn lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được (ADI) mà Codex ban hành, từ 0-7,5 mg/kg thể trọng/ngày.
Cấm E102, cái sảy nảy cái ung (?)
Tại cuộc họp, các ý kiến cho rằng tất cả nghiên cứu về mặt hại của E102 ở một số nước đều thiếu thuyết phục, không được nhiều nước khác thừa nhận. Các cảnh báo nguy cơ mắc chứng suy giảm tình dục, dị ứng hay tăng động thái quá ở trẻ em là mơ hồ, khó có thể xác định được đấy có phải do E102 hay không.
Việc một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Úc cấm E102 trong một số thực phẩm hay mỳ tôm, chuyên gia Codex cũng không rõ vì nguyên nhân gì. Có ý kiến cho rằng, một số nước tiên tiến, có điều kiện kiểm nghiệm với thiết bị hiện đại, thường lấy việc cấm hoạt chất nọ, hoạt chất kia như một công cụ để lập hàng rào kỹ thuật ngăn cản nhập khẩu sản phẩm nào đó.
Ý kiến khác cho rằng, cũng có thể mấy nước kia loại E102 khỏi mỳ tôm là để góp phần loại trừ một yếu tố nguy cơ trong số rất nhiều yếu tố gây dị ứng trong cộng đồng dân cư ở nước họ.
Cũng có thể do dân Hàn Quốc và Nhật Bản có thói quen ăn mỳ tôm nhiều hơn người các nước khác, có thể dẫn đến nguy cơ tích lũy E102 trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Chứ chắc chắn việc loại E102 không phải để loại các chứng suy giảm tình dục, dị ứng, hay tăng động ở trẻ em vì các chứng này chịu tác động của rất nhiều yếu tố; vai trò của E102 rất mờ nhạt nếu không muốn nói hầu như không có cơ sở.
Đại diện của các bộ ngành tại cuộc họp nói, nếu Bộ Y tế ra quyết định cấm dùng, sẽ xuất hiện nhiều bất lợi hơn là thuận lợi cho cơ quan quản lý và nhà sản xuất. Cấm phẩm màu vàng E102, nhà sản xuất buộc phải tìm phẩm màu vàng khác để thay thế. Khi đó làm sao có thể kiểm soát được nhà sản xuất dùng phẩm màu gì, có độc hại cho sức khỏe người dùng hay không.
Phẩm màu tự nhiên thường đắt hơn và khó sử dụng hơn E102. Chẳng hạn, phẩm vàng từ hạt dành dành được cho là không ổn định về màu, không ưu việt và, nhất là, không rẻ hơn E102.
Mì Tiến Vua quảng cáo không có chất E 102
Nhưng vẫn phải hạn chế dùng
Dù đồng thanh tương ứng khẳng định Bộ Y tế không sai, khẳng định không thay đổi quan điểm trong việc dùng E102, một số ý kiến tại cuộc họp vẫn phải thừa nhận, không kiểm soát được nguy cơ E102 có thể gây hại một khi kết hợp với phẩm hoặc phụ gia nào đó trong thực phẩm. Không chỉ với phẩm màu vàng tổng hợp E102, tất cả phẩm màu tổng hợp đều nên hạn chế dùng trong thực phẩm, nhất là thực phẩm cho trẻ em.
Tốt nhất, không nên dùng thực phẩm có màu lòe loẹt kiểu như Rhodamine B - một chất nhuộm công nghiệp màu đỏ cực độc - tìm thấy trong hạt dưa cách đây hai năm ở Việt Nam. Thực phẩm có màu lòe loẹt thường do dùng phẩm màu quá liều cho phép.
Đặc biệt, một mặt bác bỏ ý kiến cho rằng không có chuyện 10 năm qua Bộ Y tế không cập nhật thông tin, mặt khác, người chủ trì cuộc họp không mời báo chí vẫn đề nghị tiến hành kiểm tra thực trạng sử dụng E102 trong thực phẩm ở Việt Nam, cụ thể là trong mỳ tôm.
Bà Phan Thị Kim cho biết sẽ kiến nghị lãnh đạo Cục ATVSTP sớm phối hợp với các ban ngành tổ chức việc kiểm tra này, nhằm xem nhà sản xuất có dùng E102 quá liều cho phép hay không. Nếu quá liều, đương nhiên nhà sản xuất sẽ bị phạt theo quy định. Ngược lại, hàm lượng E102 vẫn nằm trong giới hạn cho phép, không có lý do gì cấm doanh nghiệp sử dụng.
Tham khảo Codex chưa đủ
Một cựu chuyên viên cao cấp của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) nói: “Codex là tổ chức do Tổ chức Nông Lương Quốc tế (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập. Các nghiên cứu của tổ chức này đều dựa vào nguồn kinh phí của FAO và WHO. Vì thế, phạm vi nghiên cứu của họ nhìn chung hạn hẹp và kết quả cũng nông.
Nói cách khác, các kết quả nghiên cứu của Codex không được cập nhật như các nghiên cứu khoa học của những nước tiên tiến trên thế giới. Các chỉ số lượng tối đa ăn vào hằng ngày (ADI) và giới hạn tối đa trong thực phẩm (ML) của Codex được tính trên trung bình năm vùng của thế giới, dựa theo đề xuất của các quốc gia. Bởi vậy, độ chuẩn không cao.
Trong khi đó, các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và khối Liên minh châu Âu (EU)… có điều kiện nghiên cứu hơn và tiêu chuẩn cho phụ gia thực phẩm của họ cũng khắt khe hơn. Do đó, nếu vì sức khỏe người tiêu dùng, nên cập nhật các tiêu chuẩn của những nước tiên tiến, thay vì Codex”.
Bộ Y tế không sai (?)
Cuộc họp diễn ra ở Hà Nội dưới sự chủ trì của GS.TS Phan Thị Kim, Chủ tịch Hội Khoa học Kỹ thuật An toàn Thực phẩm. Đây là cuộc họp lần đầu tiên ở Việt Nam chỉ bàn về E102 (tên khoa học là Tartrazine), chất tạo màu tổng hợp gây nhiều tranh cãi và được báo chí liên tiếp phản ánh gần nửa tháng qua.
Tham dự, phía Cục An toàn Vệ sinh Thực phẩm (ATVSTP) có bà Nguyễn Thị Khánh Trâm (Phó Cục trưởng Cục ATVSTP, ông Nguyễn Thanh Phong (Phó Cục trưởng Cục ATVSTP) và trưởng các phòng ban của Cục. Cuộc họp còn có sự hiện diện của các thành viên Tiểu ban Kỹ thuật Codex Việt Nam đến từ Bộ Công Thương, Bộ KH&CN và Bộ NN&PTNT.
Trước khi nghĩ đến chuyện cấm E102, Bộ Y tế không thể chối bỏ
trách nhiệm kiểm tra thực trạng sử dụng E102 trong thực phẩm,
nhất là mỳ ăn liền, ở Việt Nam.
Tại cuộc họp, hầu hết ý kiến đều cho rằng, không có lý do gì để cấm dùng E102 trong thực phẩm nói chung và mỳ tôm nói riêng. Ủy ban Tiêu chuẩn hóa Thực phẩm Quốc tế (CODEX) không cấm nên Việt Nam không có lý do gì để cấm.
Việt Nam chưa đủ lý do để cấm chất E 102
Dù danh mục các chất phụ gia được phép sử dụng trong thực phẩm ban hành kèm Quyết định 3742 của Bộ Y tế ngày 31/8/2001 không nêu đích danh mỳ tôm trong danh sách 26 loại thực phẩm được phép dùng E102, việc cho E102 vào mỳ tôm cũng không có vấn đề gì, không trái với quy định và cảnh báo của quốc tế.
E102 thậm chí có thể dùng trong các loại thực phẩm khác không cần có trong danh mục của Bộ Y tế với điều kiện không vượt giới hạn lượng ăn vào hằng ngày chấp nhận được (ADI) mà Codex ban hành, từ 0-7,5 mg/kg thể trọng/ngày.
Cấm E102, cái sảy nảy cái ung (?)
Tại cuộc họp, các ý kiến cho rằng tất cả nghiên cứu về mặt hại của E102 ở một số nước đều thiếu thuyết phục, không được nhiều nước khác thừa nhận. Các cảnh báo nguy cơ mắc chứng suy giảm tình dục, dị ứng hay tăng động thái quá ở trẻ em là mơ hồ, khó có thể xác định được đấy có phải do E102 hay không.
Việc một số quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, hay Úc cấm E102 trong một số thực phẩm hay mỳ tôm, chuyên gia Codex cũng không rõ vì nguyên nhân gì. Có ý kiến cho rằng, một số nước tiên tiến, có điều kiện kiểm nghiệm với thiết bị hiện đại, thường lấy việc cấm hoạt chất nọ, hoạt chất kia như một công cụ để lập hàng rào kỹ thuật ngăn cản nhập khẩu sản phẩm nào đó.
Ý kiến khác cho rằng, cũng có thể mấy nước kia loại E102 khỏi mỳ tôm là để góp phần loại trừ một yếu tố nguy cơ trong số rất nhiều yếu tố gây dị ứng trong cộng đồng dân cư ở nước họ.
Cũng có thể do dân Hàn Quốc và Nhật Bản có thói quen ăn mỳ tôm nhiều hơn người các nước khác, có thể dẫn đến nguy cơ tích lũy E102 trong cơ thể vượt quá tiêu chuẩn cho phép. Chứ chắc chắn việc loại E102 không phải để loại các chứng suy giảm tình dục, dị ứng, hay tăng động ở trẻ em vì các chứng này chịu tác động của rất nhiều yếu tố; vai trò của E102 rất mờ nhạt nếu không muốn nói hầu như không có cơ sở.
Đại diện của các bộ ngành tại cuộc họp nói, nếu Bộ Y tế ra quyết định cấm dùng, sẽ xuất hiện nhiều bất lợi hơn là thuận lợi cho cơ quan quản lý và nhà sản xuất. Cấm phẩm màu vàng E102, nhà sản xuất buộc phải tìm phẩm màu vàng khác để thay thế. Khi đó làm sao có thể kiểm soát được nhà sản xuất dùng phẩm màu gì, có độc hại cho sức khỏe người dùng hay không.
Phẩm màu tự nhiên thường đắt hơn và khó sử dụng hơn E102. Chẳng hạn, phẩm vàng từ hạt dành dành được cho là không ổn định về màu, không ưu việt và, nhất là, không rẻ hơn E102.
Mì Tiến Vua quảng cáo không có chất E 102
Nhưng vẫn phải hạn chế dùng
Dù đồng thanh tương ứng khẳng định Bộ Y tế không sai, khẳng định không thay đổi quan điểm trong việc dùng E102, một số ý kiến tại cuộc họp vẫn phải thừa nhận, không kiểm soát được nguy cơ E102 có thể gây hại một khi kết hợp với phẩm hoặc phụ gia nào đó trong thực phẩm. Không chỉ với phẩm màu vàng tổng hợp E102, tất cả phẩm màu tổng hợp đều nên hạn chế dùng trong thực phẩm, nhất là thực phẩm cho trẻ em.
Tốt nhất, không nên dùng thực phẩm có màu lòe loẹt kiểu như Rhodamine B - một chất nhuộm công nghiệp màu đỏ cực độc - tìm thấy trong hạt dưa cách đây hai năm ở Việt Nam. Thực phẩm có màu lòe loẹt thường do dùng phẩm màu quá liều cho phép.
Đặc biệt, một mặt bác bỏ ý kiến cho rằng không có chuyện 10 năm qua Bộ Y tế không cập nhật thông tin, mặt khác, người chủ trì cuộc họp không mời báo chí vẫn đề nghị tiến hành kiểm tra thực trạng sử dụng E102 trong thực phẩm ở Việt Nam, cụ thể là trong mỳ tôm.
Bà Phan Thị Kim cho biết sẽ kiến nghị lãnh đạo Cục ATVSTP sớm phối hợp với các ban ngành tổ chức việc kiểm tra này, nhằm xem nhà sản xuất có dùng E102 quá liều cho phép hay không. Nếu quá liều, đương nhiên nhà sản xuất sẽ bị phạt theo quy định. Ngược lại, hàm lượng E102 vẫn nằm trong giới hạn cho phép, không có lý do gì cấm doanh nghiệp sử dụng.
Tham khảo Codex chưa đủ
Một cựu chuyên viên cao cấp của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ KH&CN) nói: “Codex là tổ chức do Tổ chức Nông Lương Quốc tế (FAO) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thành lập. Các nghiên cứu của tổ chức này đều dựa vào nguồn kinh phí của FAO và WHO. Vì thế, phạm vi nghiên cứu của họ nhìn chung hạn hẹp và kết quả cũng nông.
Nói cách khác, các kết quả nghiên cứu của Codex không được cập nhật như các nghiên cứu khoa học của những nước tiên tiến trên thế giới. Các chỉ số lượng tối đa ăn vào hằng ngày (ADI) và giới hạn tối đa trong thực phẩm (ML) của Codex được tính trên trung bình năm vùng của thế giới, dựa theo đề xuất của các quốc gia. Bởi vậy, độ chuẩn không cao.
Trong khi đó, các quốc gia tiên tiến như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và khối Liên minh châu Âu (EU)… có điều kiện nghiên cứu hơn và tiêu chuẩn cho phụ gia thực phẩm của họ cũng khắt khe hơn. Do đó, nếu vì sức khỏe người tiêu dùng, nên cập nhật các tiêu chuẩn của những nước tiên tiến, thay vì Codex”.
Tiền Phong