Hiện nay, Luật Phòng chống AIDS không cấm người có HIV kết hôn và sinh con. Tuy nhiên, theo khuyến cáo người có HIV nên hạn chế việc sinh con vì nhiều lý do.
Nhiều bất lợi cho mẹ và con
Theo BS Võ Thị Kim Loan, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con phụ thuộc vào thời gian người mẹ bị nhiễm HIV, tình trạng miễn dịch và hiện trạng sức khỏe của người mẹ.
Theo nghiên cứu của ngành y tế, tỷ lệ người mẹ có HIV dương tính lây truyền sang con nếu không được điều trị dự phòng là từ 30-35%, có nghĩa là trung bình cứ 100 đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm HIV thì có tới 30-35 đứa trẻ bị nhiễm HIV. Đối với những đứa trẻ này, 15-20% sẽ tiến triển thành AIDS trong 12 tháng đầu, một số tiến triển trong 2-3 năm sau. Nếu tiến triển thành AIDS toàn phát, trẻ sẽ chết vì các bệnh như viêm phổi kẽ, tưa lưỡi nặng, gan to, lách to, nhiều hạch, tiêu chảy kéo dài..., có trường hợp trẻ tử vong ngay lúc còn là bào thai trong bụng mẹ. Những trẻ may mắn không bị nhiễm HIV thì cũng bị nguy cơ cao phải mồ côi mẹ.
Kiểm tra tinh trùng. Ảnh: P.Liễu
Những bất lợi của người mẹ có HIV mang thai không chỉ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ trong quá trình mang thai. Theo bác sĩ Kim Loan, người bình thường khi thai nghén cũng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nên ở người có HIV dương tính mang thai thì khả năng miễn dịch giảm càng mạnh, bệnh có thể nặng lên, sớm chuyển sang giai đoạn AIDS hơn.
Tuy nhiên, ngày nay việc dự phòng lây truyền HIV sang con từ những bà mẹ có HIV đã được triển khai rộng rãi xuống đến tận các tuyến y tế cơ sở. Nguồn thuốc ARV điều trị không khan hiếm, nên việc tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm HIV từ mẹ cũng giảm đi khá nhiều. Nếu được dự phòng tốt, tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ ở mức dưới 5%. Còn người mẹ có HIV trong quá trình mang thai nếu được chăm sóc tốt, sử dụng thuốc điều trị và dự phòng đầy đủ, sức khỏe thể trạng tăng lên thì cũng hạn chế được nguy cơ suy kiệt cơ thể.
Lọc rửa tinh trùng - an toàn nhưng đắt đỏ
Hiện nay, với tiến bộ của y học, người có HIV vẫn có thể có những đứa con không bị nhiễm HIV nhờ sử dụng phương pháp lọc rửa tinh trùng. Phương pháp này có thể loại bỏ được 99% HIV trong tinh dịch... và đã được thực hiện tại BV Từ Dũ.
Các bác sĩ ở bệnh viện có thể hạn chế nguy cơ lây truyền HIV cho người phụ nữ không bị nhiễm HIV bằng phương pháp lọc rửa tinh trùng trước khi bơm vào tử cung người mẹ lúc rụng trứng. Nếu quá trình thụ thai thành công, đứa trẻ đó gần như không có nguy cơ nhiễm HIV, dù người cha nhiễm HIV. Nhưng chi phí cho một ca lọc rửa tinh trùng này khá đắt và không phải ai cũng có thể thực hiện được.
AloBacsi.
Nhiều bất lợi cho mẹ và con
Theo BS Võ Thị Kim Loan, Giám đốc Trung tâm phòng chống HIV/AIDS tỉnh, nguy cơ lây truyền HIV từ mẹ sang con phụ thuộc vào thời gian người mẹ bị nhiễm HIV, tình trạng miễn dịch và hiện trạng sức khỏe của người mẹ.
Theo nghiên cứu của ngành y tế, tỷ lệ người mẹ có HIV dương tính lây truyền sang con nếu không được điều trị dự phòng là từ 30-35%, có nghĩa là trung bình cứ 100 đứa trẻ sinh ra từ những bà mẹ bị nhiễm HIV thì có tới 30-35 đứa trẻ bị nhiễm HIV. Đối với những đứa trẻ này, 15-20% sẽ tiến triển thành AIDS trong 12 tháng đầu, một số tiến triển trong 2-3 năm sau. Nếu tiến triển thành AIDS toàn phát, trẻ sẽ chết vì các bệnh như viêm phổi kẽ, tưa lưỡi nặng, gan to, lách to, nhiều hạch, tiêu chảy kéo dài..., có trường hợp trẻ tử vong ngay lúc còn là bào thai trong bụng mẹ. Những trẻ may mắn không bị nhiễm HIV thì cũng bị nguy cơ cao phải mồ côi mẹ.
Kiểm tra tinh trùng. Ảnh: P.Liễu
Những bất lợi của người mẹ có HIV mang thai không chỉ ảnh hưởng đến trẻ sơ sinh mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người mẹ trong quá trình mang thai. Theo bác sĩ Kim Loan, người bình thường khi thai nghén cũng làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể nên ở người có HIV dương tính mang thai thì khả năng miễn dịch giảm càng mạnh, bệnh có thể nặng lên, sớm chuyển sang giai đoạn AIDS hơn.
Tuy nhiên, ngày nay việc dự phòng lây truyền HIV sang con từ những bà mẹ có HIV đã được triển khai rộng rãi xuống đến tận các tuyến y tế cơ sở. Nguồn thuốc ARV điều trị không khan hiếm, nên việc tỷ lệ trẻ sơ sinh nhiễm HIV từ mẹ cũng giảm đi khá nhiều. Nếu được dự phòng tốt, tỷ lệ trẻ bị nhiễm HIV từ mẹ ở mức dưới 5%. Còn người mẹ có HIV trong quá trình mang thai nếu được chăm sóc tốt, sử dụng thuốc điều trị và dự phòng đầy đủ, sức khỏe thể trạng tăng lên thì cũng hạn chế được nguy cơ suy kiệt cơ thể.
Lọc rửa tinh trùng - an toàn nhưng đắt đỏ
Hiện nay, với tiến bộ của y học, người có HIV vẫn có thể có những đứa con không bị nhiễm HIV nhờ sử dụng phương pháp lọc rửa tinh trùng. Phương pháp này có thể loại bỏ được 99% HIV trong tinh dịch... và đã được thực hiện tại BV Từ Dũ.
Các bác sĩ ở bệnh viện có thể hạn chế nguy cơ lây truyền HIV cho người phụ nữ không bị nhiễm HIV bằng phương pháp lọc rửa tinh trùng trước khi bơm vào tử cung người mẹ lúc rụng trứng. Nếu quá trình thụ thai thành công, đứa trẻ đó gần như không có nguy cơ nhiễm HIV, dù người cha nhiễm HIV. Nhưng chi phí cho một ca lọc rửa tinh trùng này khá đắt và không phải ai cũng có thể thực hiện được.
AloBacsi.