Mặc dù Sở Y tế Hà Nội đã liên tục khuyến cáo không ăn tiết canh, thực phẩm sống chưa qua chế biến... nhưng người dân vẫn dửng dưng.
Mặc dù đã có lệnh cấm, nhưng tiết canh vẫn được bán ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố
Từ tháng 11/2005, Hà Nội đã có quy định cấm buôn bán tiết canh sống để phòng chống dịch bệnh. Nhưng trên thực tế, việc sử dụng, bán tiết canh vẫn diễn ra bình thường từ đó đến nay.
Tại khu vực Trần Khát Chân, Bạch Mai có cả chục quán bán tiết canh lợn, tiết canh ngan, vịt từ sáng tới khuya; hay tại những khu vực đông dân cư như Cầu Giấy, Kim Liên, Thành Công... thì các cửa hàng bán tiết canh đều treo biển bán công khai, phớt lờ những quy định, khuyến cáo của ngành y tế.
Tại một cửa hàng bán tiết canh lòng lợn trên phố Nguyễn Văn Cừ, mỗi ngày bán ra 50 – 70 bát tiết canh, khách đến muộn cũng chẳng còn. Hỏi chủ quán có biết lệnh cấm bán tiết canh hay không thì được trả lời là “không để ý, cũng chẳng thấy chính quyền địa phương nhắc nhở hay cảnh báo, nên vẫn bán cho khách bình thường”.
Bên cạnh tiết canh, ngay cả tiết lợn tươi chưa qua xử lý cũng được bày bán công khai tại các chợ, trong khi theo đánh giá của ngành y tế thì tiết tươi chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh viêm khuẩn cầu lợn hay các bệnh về sán.
Tại chợ Ngọc Lâm (quận Long Biên), hầu hết hàng thịt nào cũng để một can tiết tươi để phục vụ khách có nhu cầu mua về đánh tiết canh hay nấu rựa mận. Những can tiết này không che đậy, khi khách mua, chủ hàng cứ rót tiết vào túi nilon rồi giao cho khách. Chị Trần Thục Nguyên (phố Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên) cho biết: “Tiết tươi tôi vẫn thường mua ở chợ rồi về chế biến luôn. Do đây là hàng quen nên chất lượng chắc đảm bảo, gia đình tôi ăn chưa thấy xảy ra hiện tượng gì”.
Khi được hỏi chị có biết ăn tiết canh dễ bị nhiễm khuẩn cầu lợn hay không thì chị Nguyên hồn nhiên cho biết “cũng mới chỉ nghe loáng thoáng, mà chắc ở tận quê xa xôi hẻo lánh, chứ Hà Nội này thì nhiễm sao được”.
Bên cạnh đó, việc các cơ quan chức năng vẫn còn xem nhẹ việc xử lý những cửa hàng buôn bán, sử dụng tiết gia cầm, động vật sống trên địa bàn thành phố cũng là nguyên nhân dẫn tới các hàng quán vẫn ngang nhiên buôn bán mặt hàng tiết canh, cho dù đã có lệnh cấm.
AloBacsi.
Mặc dù đã có lệnh cấm, nhưng tiết canh vẫn được bán ở nhiều nơi trên địa bàn thành phố
Từ tháng 11/2005, Hà Nội đã có quy định cấm buôn bán tiết canh sống để phòng chống dịch bệnh. Nhưng trên thực tế, việc sử dụng, bán tiết canh vẫn diễn ra bình thường từ đó đến nay.
Tại khu vực Trần Khát Chân, Bạch Mai có cả chục quán bán tiết canh lợn, tiết canh ngan, vịt từ sáng tới khuya; hay tại những khu vực đông dân cư như Cầu Giấy, Kim Liên, Thành Công... thì các cửa hàng bán tiết canh đều treo biển bán công khai, phớt lờ những quy định, khuyến cáo của ngành y tế.
Tại một cửa hàng bán tiết canh lòng lợn trên phố Nguyễn Văn Cừ, mỗi ngày bán ra 50 – 70 bát tiết canh, khách đến muộn cũng chẳng còn. Hỏi chủ quán có biết lệnh cấm bán tiết canh hay không thì được trả lời là “không để ý, cũng chẳng thấy chính quyền địa phương nhắc nhở hay cảnh báo, nên vẫn bán cho khách bình thường”.
Bên cạnh tiết canh, ngay cả tiết lợn tươi chưa qua xử lý cũng được bày bán công khai tại các chợ, trong khi theo đánh giá của ngành y tế thì tiết tươi chính là một trong những nguyên nhân chính dẫn tới bệnh viêm khuẩn cầu lợn hay các bệnh về sán.
Tại chợ Ngọc Lâm (quận Long Biên), hầu hết hàng thịt nào cũng để một can tiết tươi để phục vụ khách có nhu cầu mua về đánh tiết canh hay nấu rựa mận. Những can tiết này không che đậy, khi khách mua, chủ hàng cứ rót tiết vào túi nilon rồi giao cho khách. Chị Trần Thục Nguyên (phố Nguyễn Văn Cừ, quận Long Biên) cho biết: “Tiết tươi tôi vẫn thường mua ở chợ rồi về chế biến luôn. Do đây là hàng quen nên chất lượng chắc đảm bảo, gia đình tôi ăn chưa thấy xảy ra hiện tượng gì”.
Khi được hỏi chị có biết ăn tiết canh dễ bị nhiễm khuẩn cầu lợn hay không thì chị Nguyên hồn nhiên cho biết “cũng mới chỉ nghe loáng thoáng, mà chắc ở tận quê xa xôi hẻo lánh, chứ Hà Nội này thì nhiễm sao được”.
Bên cạnh đó, việc các cơ quan chức năng vẫn còn xem nhẹ việc xử lý những cửa hàng buôn bán, sử dụng tiết gia cầm, động vật sống trên địa bàn thành phố cũng là nguyên nhân dẫn tới các hàng quán vẫn ngang nhiên buôn bán mặt hàng tiết canh, cho dù đã có lệnh cấm.
AloBacsi.