Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
Sơ cứu đúng cách là điểm bị rắn cắn phải luôn được đặt ở vị trí thấp hơn tim, tuyệt đối không cột garo hay hút nặn nọc độc.
Khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 1, TP HCM, vừa tiếp nhận một bệnh nhi bị rắn lục cắn. Bố bé đã thực hiện sơ cứu không đúng bằng cách bó chặt vết thương rồi nặn máu hút độc khiến vết thương của bé nghiêm trọng hơn.
Tại bệnh viện, kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị rối loạn đông máu, bệnh nhân được truyền huyết thanh kháng nọc rắn và điều trị hỗ trợ. Tình trạng bệnh dần cải thiện, các bác sĩ cho rằng ngoài việc được cấp cứu tích cực và huyết thanh kháng độc còn nhờ người bố chuyển con đến trạm y tế địa phương cấp cứu sớm.
Theo các bác sĩ BV Nhi Đồng 1, khi bị rắn cắn, bệnh nhân cần được trấn an để tránh hoảng loạn tâm lý. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch, sát trùng bằng dung dịch Betadine hay Povidine nếu có.
Nếu rắn cắn ở vị trí chân hoặc tay, người bệnh nên được cố định, bất động chi bị rắn cắn, để chi luôn thấp hơn tim nhằm tránh nọc độc của rắn phát tán nhanh. Tránh hoảng sợ bỏ chạy. Tuyệt đối không nên cột garo, rạch da, cắt lể, nặn máu hút nọc độc của rắn vì sẽ làm tình trạng bệnh nhân nặng hơn, thậm chí có thể gây tử vong. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí phù hợp.
Để phòng ngừa rắn cắn, không nên cho trẻ chơi ở những khu vực rậm rạp như bụi cây, đống lá rụng, gạch vụn, đống đổ nát, rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đình, vì đó là nơi rắn thường cư trú.
AloBacsi.
Sơ cứu đúng cách là điểm bị rắn cắn phải luôn được đặt ở vị trí thấp hơn tim, tuyệt đối không cột garo hay hút nặn nọc độc.
Khoa Cấp cứu BV Nhi Đồng 1, TP HCM, vừa tiếp nhận một bệnh nhi bị rắn lục cắn. Bố bé đã thực hiện sơ cứu không đúng bằng cách bó chặt vết thương rồi nặn máu hút độc khiến vết thương của bé nghiêm trọng hơn.
Tại bệnh viện, kết quả xét nghiệm cho thấy bé bị rối loạn đông máu, bệnh nhân được truyền huyết thanh kháng nọc rắn và điều trị hỗ trợ. Tình trạng bệnh dần cải thiện, các bác sĩ cho rằng ngoài việc được cấp cứu tích cực và huyết thanh kháng độc còn nhờ người bố chuyển con đến trạm y tế địa phương cấp cứu sớm.
Theo các bác sĩ BV Nhi Đồng 1, khi bị rắn cắn, bệnh nhân cần được trấn an để tránh hoảng loạn tâm lý. Rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước sạch, sát trùng bằng dung dịch Betadine hay Povidine nếu có.
Nếu rắn cắn ở vị trí chân hoặc tay, người bệnh nên được cố định, bất động chi bị rắn cắn, để chi luôn thấp hơn tim nhằm tránh nọc độc của rắn phát tán nhanh. Tránh hoảng sợ bỏ chạy. Tuyệt đối không nên cột garo, rạch da, cắt lể, nặn máu hút nọc độc của rắn vì sẽ làm tình trạng bệnh nhân nặng hơn, thậm chí có thể gây tử vong. Đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí phù hợp.
Để phòng ngừa rắn cắn, không nên cho trẻ chơi ở những khu vực rậm rạp như bụi cây, đống lá rụng, gạch vụn, đống đổ nát, rác, tổ mối, nơi nuôi các động vật của gia đình, vì đó là nơi rắn thường cư trú.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Điều Trị Sau khi bị bỏng
- 2
- 2,672
- [Hỏi] về bệnh uốn ván
- 6
- 6,857