Đà Nẵng đã phát hiện loài muỗi Aedes albopictus truyền bệnh sốt xuất huyết, có đặc điểm sinh sống ngoài nhà và có khả năng truyền virus qua trứng.
Dịch sốt xuất huyết đang gia tăng trên địa bàn Đà Nẵng
Ngày 20/9, Sở Y tế TP Đà Nẵng tổ chức cuộc họp triển khai Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh. Theo thống kê, từ đầu năm đến ngày 16/9, trên địa bàn có 2.772 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại quận Cẩm Lệ. So với cùng kỳ năm 2011, số mắc tăng 6,62 lần. Trong đó có 27 ổ dịch liên quan đến trường học; 154 ổ dịch tại cộng đồng. Đặc biệt, số ca sốt xuất huyết (SXH) tăng mạnh, có 97 trường hợp mắc bệnh SXH, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, có 7 ổ dịch nhỏ tại cộng đồng, tập trung tại quận Hải Châu và Sơn Trà.
Hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng có 5 điểm “nóng” về bệnh SXH là phường Hòa Cường Nam, phường Hòa Cường Bắc, phường Thuận Phước (quận Hải Châu), phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ) và xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang). Đặc biệt, Đà Nẵng đã phát hiện loài muỗi Aedes albopictus - đây là loài muỗi truyền bệnh SXH, có đặc điểm sinh sống ngoài nhà và có khả năng truyền virus qua trứng. Ngoài ra, vệ sinh môi trường tại các khu vực công nhân và sinh viên nhập cư trên địa bàn thành phố đang xuống cấp trầm trọng trong khi mùa mưa đang đến điều này tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh SXH phát triển mạnh.
Trước tình hình đó, ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo các sở, ban, ngành có các phương án cụ thể để chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch SXH. Trung tâm y tế dự phòng thành phố đã thành lập 16 đội phun thuốc hoá chất để diệt muỗi và hiện tại trong kho dự trữ của trung tâm có 500 lít hoá chất đủ để cung cấp cho các quận, huyện. Các cơ sở khám, chữa bệnh của thành phố cũng đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, điều trị, sẵn sàng thu dung điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do SXH.
Ngoài ra, chú trọng công tác tuyên truyền cho người dân và đẩy mạnh chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh môi trường; kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh tại các nhà trẻ, các hộ trông trẻ tại gia đình; kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, buôn bán, giết mổ, cung cấp gia súc, gia cầm; tăng cường công tác giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời, chủ động, sẵn sàng vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch để không xảy ra tử vong do SXH…
AloBacsi.
Dịch sốt xuất huyết đang gia tăng trên địa bàn Đà Nẵng
Ngày 20/9, Sở Y tế TP Đà Nẵng tổ chức cuộc họp triển khai Công điện của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh. Theo thống kê, từ đầu năm đến ngày 16/9, trên địa bàn có 2.772 trường hợp mắc tay chân miệng, trong đó có 1 trường hợp tử vong tại quận Cẩm Lệ. So với cùng kỳ năm 2011, số mắc tăng 6,62 lần. Trong đó có 27 ổ dịch liên quan đến trường học; 154 ổ dịch tại cộng đồng. Đặc biệt, số ca sốt xuất huyết (SXH) tăng mạnh, có 97 trường hợp mắc bệnh SXH, tăng gần 70% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, có 7 ổ dịch nhỏ tại cộng đồng, tập trung tại quận Hải Châu và Sơn Trà.
Hiện trên địa bàn TP Đà Nẵng có 5 điểm “nóng” về bệnh SXH là phường Hòa Cường Nam, phường Hòa Cường Bắc, phường Thuận Phước (quận Hải Châu), phường Khuê Trung (quận Cẩm Lệ) và xã Hòa Tiến (huyện Hòa Vang). Đặc biệt, Đà Nẵng đã phát hiện loài muỗi Aedes albopictus - đây là loài muỗi truyền bệnh SXH, có đặc điểm sinh sống ngoài nhà và có khả năng truyền virus qua trứng. Ngoài ra, vệ sinh môi trường tại các khu vực công nhân và sinh viên nhập cư trên địa bàn thành phố đang xuống cấp trầm trọng trong khi mùa mưa đang đến điều này tạo điều kiện cho muỗi truyền bệnh SXH phát triển mạnh.
Trước tình hình đó, ông Nguyễn Xuân Anh, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo các sở, ban, ngành có các phương án cụ thể để chủ động phòng chống dịch bệnh, đặc biệt là dịch SXH. Trung tâm y tế dự phòng thành phố đã thành lập 16 đội phun thuốc hoá chất để diệt muỗi và hiện tại trong kho dự trữ của trung tâm có 500 lít hoá chất đủ để cung cấp cho các quận, huyện. Các cơ sở khám, chữa bệnh của thành phố cũng đã chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, phương tiện cấp cứu, điều trị, sẵn sàng thu dung điều trị bệnh nhân trong trường hợp xảy ra dịch, hạn chế đến mức thấp nhất tử vong do SXH.
Ngoài ra, chú trọng công tác tuyên truyền cho người dân và đẩy mạnh chiến dịch rửa tay bằng xà phòng, vệ sinh môi trường; kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh tại các nhà trẻ, các hộ trông trẻ tại gia đình; kiểm tra các cơ sở chăn nuôi, buôn bán, giết mổ, cung cấp gia súc, gia cầm; tăng cường công tác giám sát, phát hiện và xử lý kịp thời, chủ động, sẵn sàng vật tư, hóa chất phục vụ cho công tác phòng, chống dịch để không xảy ra tử vong do SXH…
AloBacsi.