Menu
Trang chủ
Tư Vấn
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Mới!
Bài viết mới
Tài liệu mới
Trạng thái mới
Hoạt động mới nhất
Tài liệu
Latest reviews
Tìm Tài liệu
Thành viên
Thành viên trực tuyến
Trạng thái mới
Tìm trong hồ sơ cá nhân
Chat
0
Tư Vấn
Đăng nhập
Đăng ký
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Bài viết mới
Tìm chủ đề
Tìm kiếm
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Chỉ tìm trong tiêu đề
Bởi:
Menu
Trả lời chủ đề
JavaScript is disabled. For a better experience, please enable JavaScript in your browser before proceeding.
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
BỆNH THƯỜNG GẶP
Tim mạch
Cách phát hiện sớm tăng huyết áp
Nội dung
<p>[QUOTE="blue, post: 8660, member: 2"]</p><p>Huyết áp là áp lực máu lưu thông tác động lên thành mạch. Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) là khi tim bóp tống máu (b/t:120mmHg), huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) khi tim giãn (b/t: 80mmHg).</p><p></p><p></p><p>Tất cả sách giáo khoa và các hướng dẫn điều trị tăng huyết áp (THA) trên thế giới đều chọn ngưỡng gọi là THA đối với người từ 18 tuổi trở lên khi người đó có ít nhất một trong hai số huyết áp sau: huyết áp tối đa lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90mmHg. Ví dụ, nếu con số huyết áp là 150/80, 130/100 hoặc 150/90mmHg sau nhiều lần đo đều được gọi là THA.</p><p></p><p>Một cách đầy đủ, THA là một hội chứng tim mạch tiến triển được khẳng định khi: huyết áp đo tại cơ sở y tế lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg hoặc khi đo tại nhà và khi theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ lớn hơn hoặc bằng 135/85mmHg hoặc chỉ số huyết áp không tăng nhưng có bằng chứng tăng huyết áp như đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có biến chứng như bệnh tim do tăng huyết áp, tai biến mạch máu não. </p><p></p><p style="text-align: center"><img src="http://yhoccotruyenqd.vn/uploads/news/2011_06/xo-vua-dong-mach-dui.jpg" data-url="http://yhoccotruyenqd.vn/uploads/news/2011_06/xo-vua-dong-mach-dui.jpg" class="bbImage " style="" alt="" title="" /></p> <p style="text-align: center">Vữa xơ động mạch</p> <p style="text-align: center"></p><p></p><p>Mảng xơ vữa làm động mạch hẹp là nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp.</p><p></p><p>THA được chia làm hai loại là THA nguyên phát và THA thứ phát, trong đó THA nguyên phát (tăng không rõ nguyên nhân) chiếm 93-95%. Còn THA thứ phát là từ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn do hở van động mạch chủ; u tủy thượng thận; do bệnh thận; cường giáp; do sử dụng thuốc làm giữ muối, nước... Trường hợp THA không rõ nguyên nhân người ta nghĩ đến nhiều yếu tố phối hợp với nhau gây THA như: tuổi tác cao; giới tính (nữ ở độ tuổi sinh đẻ ít mắc bệnh tim mạch hơn nam giới); di truyền (cha mẹ mắc bệnh THA, sẽ có một tỷ lệ con cũng bị THA); béo phì; tiểu đường; hút thuốc lá; ít vận động; stress; thói quen ăn mặn...</p><p></p><p>Điểm khác biệt là THA có nguyên nhân thì chữa triệt để được, ví dụ THA do hẹp động mạch thận thì sau khi nong động mạch hẹp, huyết áp bình thường trở lại, không phải uống thuốc lâu dài.</p><p></p><p>Đo kiểm tra là cách đơn giản nhất, duy nhất để phát hiện sớm THA nhằm điều trị kịp thời. Để đo huyết áp, người được đo cần được nghỉ khoảng 5 phút trước khi đo; không sử dụng các chất kích thích trước đó 2 giờ (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…); không dùng thuốc cường giao cảm (như một số thuốc nhỏ mũi)... Với người lớn, dù trong người thấy bình thường nhưng cũng cần đo huyết áp kiểm tra định kỳ hằng năm.</p><p></p><p>Thay đổi hành vi, lối sống không có lợi cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu, bia quá độ...; chế độ dinh dưỡng cần giảm muối, bớt mỡ, tăng cường rau, quả, trái cây tươi; vận động thể lực đều đặn... là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh THA.</p><p></p><p>Sức khỏe và đời sống</p><p>[/QUOTE]</p>
[QUOTE="blue, post: 8660, member: 2"] Huyết áp là áp lực máu lưu thông tác động lên thành mạch. Huyết áp tối đa (huyết áp tâm thu) là khi tim bóp tống máu (b/t:120mmHg), huyết áp tối thiểu (huyết áp tâm trương) khi tim giãn (b/t: 80mmHg). Tất cả sách giáo khoa và các hướng dẫn điều trị tăng huyết áp (THA) trên thế giới đều chọn ngưỡng gọi là THA đối với người từ 18 tuổi trở lên khi người đó có ít nhất một trong hai số huyết áp sau: huyết áp tối đa lớn hơn hoặc bằng 140 mmHg và/hoặc huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90mmHg. Ví dụ, nếu con số huyết áp là 150/80, 130/100 hoặc 150/90mmHg sau nhiều lần đo đều được gọi là THA. Một cách đầy đủ, THA là một hội chứng tim mạch tiến triển được khẳng định khi: huyết áp đo tại cơ sở y tế lớn hơn hoặc bằng 140/90mmHg hoặc khi đo tại nhà và khi theo dõi huyết áp lưu động 24 giờ lớn hơn hoặc bằng 135/85mmHg hoặc chỉ số huyết áp không tăng nhưng có bằng chứng tăng huyết áp như đang dùng thuốc hạ huyết áp hoặc có biến chứng như bệnh tim do tăng huyết áp, tai biến mạch máu não. [CENTER][IMG]http://yhoccotruyenqd.vn/uploads/news/2011_06/xo-vua-dong-mach-dui.jpg[/IMG] Vữa xơ động mạch [/CENTER] Mảng xơ vữa làm động mạch hẹp là nguyên nhân gây bệnh tăng huyết áp. THA được chia làm hai loại là THA nguyên phát và THA thứ phát, trong đó THA nguyên phát (tăng không rõ nguyên nhân) chiếm 93-95%. Còn THA thứ phát là từ một nguyên nhân nào đó, chẳng hạn do hở van động mạch chủ; u tủy thượng thận; do bệnh thận; cường giáp; do sử dụng thuốc làm giữ muối, nước... Trường hợp THA không rõ nguyên nhân người ta nghĩ đến nhiều yếu tố phối hợp với nhau gây THA như: tuổi tác cao; giới tính (nữ ở độ tuổi sinh đẻ ít mắc bệnh tim mạch hơn nam giới); di truyền (cha mẹ mắc bệnh THA, sẽ có một tỷ lệ con cũng bị THA); béo phì; tiểu đường; hút thuốc lá; ít vận động; stress; thói quen ăn mặn... Điểm khác biệt là THA có nguyên nhân thì chữa triệt để được, ví dụ THA do hẹp động mạch thận thì sau khi nong động mạch hẹp, huyết áp bình thường trở lại, không phải uống thuốc lâu dài. Đo kiểm tra là cách đơn giản nhất, duy nhất để phát hiện sớm THA nhằm điều trị kịp thời. Để đo huyết áp, người được đo cần được nghỉ khoảng 5 phút trước khi đo; không sử dụng các chất kích thích trước đó 2 giờ (bia, rượu, thuốc lá, cà phê…); không dùng thuốc cường giao cảm (như một số thuốc nhỏ mũi)... Với người lớn, dù trong người thấy bình thường nhưng cũng cần đo huyết áp kiểm tra định kỳ hằng năm. Thay đổi hành vi, lối sống không có lợi cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu, bia quá độ...; chế độ dinh dưỡng cần giảm muối, bớt mỡ, tăng cường rau, quả, trái cây tươi; vận động thể lực đều đặn... là biện pháp hữu hiệu để phòng chống bệnh THA. Sức khỏe và đời sống [/QUOTE]
Xem thử
Tên
Mã xác nhận
Trả lời
Trang chủ
Tư Vấn
BÁC SỸ TRỰC TUYẾN TƯ VẤN
BỆNH THƯỜNG GẶP
Tim mạch
Cách phát hiện sớm tăng huyết áp
Top
Dưới