Nhồi máu cơ tim, một bệnh lý nguy hiểm có thể gây đột tử bất cứ lúc nào. Song, nhồi máu cơ tim có thể phòng tránh nếu biết thay đổi những thói quen có hại.
Biểu hiện của nhồi máu cơ tim
Theo BS.CKI Đinh Gia Chưng, Trưởng khoa ngoại lồng ngực (BVĐK Thống Nhất), nhồi máu cơ tim là tình trạng bị nghẽn mạch, thiếu máu đến nuôi một vùng tim, gây hoại tử cơ tim. Triệu chứng nhồi máu cơ tim là xuất hiện những cơn đau vùng tim, đau kiểu co thắt làm cho bệnh nhân lo lắng bồn chồn; đau lan ra khắp vùng trước ngực, lan ra hai tay, cổ, hàm và lan ra sau lưng; đau kéo dài từ một vài giờ đến vài ngày.
Xử lý cấp cứu một ca bị nhồi máu cơ tim tại Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Đồng Nai
Một số triệu chứng khác cũng xuất hiện đồng thời, như: buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nấc, ợ hơi; rối loạn tim mạch, tụt huyết áp, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi, mặt tím tái; sốt sau khi xuất hiện cơn đau, thân nhiệt cao.
Cũng có trường hợp không hề có triệu chứng (nhồi máu cơ tim thầm lặng) hoặc lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng rối loạn nhịp, ngừng tim hay đột tử... Ở nhiều trường hợp, nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim là do một trong số các động mạch vành nuôi tim bị lấp, tắc do cục máu đông hình thành tại chỗ khiến cho các mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra.
Một số ít trường hợp nhồi máu cơ tim có thể là hậu quả của tình trạng co thắt mạch vành đột ngột, làm ngừng trệ quá mức dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim. Nhồi máu cơ tim nếu không được điều trị, người bệnh có thể bị suy tim cấp, tai biến mạch máu não và tử vong.
Tầm soát bệnh nhồi máu cơ tim
Tỷ lệ nam giới bị mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao hơn nữ giới. Độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 40-65. Những người hút thuốc lá, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc gia đình có người mắc bệnh tim mạch thường có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn những người bình thường.
Tuy nhiên, vẫn có những người trẻ, ở độ tuổi ngoài 30, ở người không hề có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Vì thế, khám sức khỏe định kỳ là việc tầm soát tốt nhất đối với chứng nhồi máu cơ tim.
Do tính chất thường gặp, nguy hiểm đến tính mạng và diễn biến nhanh chóng của bệnh, nên theo bác sĩ Chưng, người bệnh cần nghi ngờ là nhồi máu cơ tim nếu thấy đau hoặc tức nặng ở ngực trái. Lúc đó người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa để làm các biện pháp chẩn đoán, như: siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức, xạ hình tưới máu cơ tim...
Hiện Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện đa khoa Thống Nhất và đã có máy CT Scaner và máy MRI có thể chụp động mạch vành để xác định đoạn động mạch vành tắc do bị huyết khối.
Biến chứng nguy hiểm và những dự phòng
Tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim là khá cao. Với y học tiến bộ, nhồi máu cơ tim có thể được xác định sớm để phòng ngừa những biến chứng. Tuy nhiên, không phải người có bệnh nào cũng được tầm soát và tầm soát đầy đủ. Vì thế, những biến chứng tiềm tàng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đó là tình trạng rối loạn nhịp tim trầm trọng, suy tim tiến triển, sốc tim và ngừng tim... Một số trường hợp, vùng cơ tim bị hoại tử lớn, gây vỡ tim, tử vong nhanh chóng hoặc đòi hỏi phải phẫu thuật cấp cứu.
Để dự phòng bệnh nhồi máu cơ tim, điều chỉnh lối sống thích hợp để ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch. Tránh hút thuốc lá và ngửi khói thuốc. Nên ăn ít chất béo, nhiều rau củ, quả, trái cây; tránh để thừa cân và kiểm soát chặt chẽ huyết áp và đường máu trong giới hạn cho phép. Ngoài ra, cần theo dõi sát, điều chỉnh kịp thời, phát hiện từ sớm và xử trí triệt để cơn đau thắt ngực.
AloBacsi.
Biểu hiện của nhồi máu cơ tim
Theo BS.CKI Đinh Gia Chưng, Trưởng khoa ngoại lồng ngực (BVĐK Thống Nhất), nhồi máu cơ tim là tình trạng bị nghẽn mạch, thiếu máu đến nuôi một vùng tim, gây hoại tử cơ tim. Triệu chứng nhồi máu cơ tim là xuất hiện những cơn đau vùng tim, đau kiểu co thắt làm cho bệnh nhân lo lắng bồn chồn; đau lan ra khắp vùng trước ngực, lan ra hai tay, cổ, hàm và lan ra sau lưng; đau kéo dài từ một vài giờ đến vài ngày.
Xử lý cấp cứu một ca bị nhồi máu cơ tim tại Trung tâm bảo vệ sức khỏe lao động và môi trường Đồng Nai
Một số triệu chứng khác cũng xuất hiện đồng thời, như: buồn nôn, nôn, đau thượng vị, nấc, ợ hơi; rối loạn tim mạch, tụt huyết áp, lạnh các đầu chi, vã mồ hôi, mặt tím tái; sốt sau khi xuất hiện cơn đau, thân nhiệt cao.
Cũng có trường hợp không hề có triệu chứng (nhồi máu cơ tim thầm lặng) hoặc lại hết sức đột ngột, biểu hiện bằng biến chứng rối loạn nhịp, ngừng tim hay đột tử... Ở nhiều trường hợp, nguyên nhân gây nhồi máu cơ tim là do một trong số các động mạch vành nuôi tim bị lấp, tắc do cục máu đông hình thành tại chỗ khiến cho các mảng xơ vữa bị nứt, vỡ ra.
Một số ít trường hợp nhồi máu cơ tim có thể là hậu quả của tình trạng co thắt mạch vành đột ngột, làm ngừng trệ quá mức dòng máu dẫn đến nuôi cơ tim. Nhồi máu cơ tim nếu không được điều trị, người bệnh có thể bị suy tim cấp, tai biến mạch máu não và tử vong.
Tầm soát bệnh nhồi máu cơ tim
Tỷ lệ nam giới bị mắc bệnh nhồi máu cơ tim cao hơn nữ giới. Độ tuổi mắc bệnh nhiều nhất là từ 40-65. Những người hút thuốc lá, béo phì, rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, đái tháo đường hoặc gia đình có người mắc bệnh tim mạch thường có nguy cơ bị nhồi máu cơ tim nhiều hơn những người bình thường.
Tuy nhiên, vẫn có những người trẻ, ở độ tuổi ngoài 30, ở người không hề có bất kỳ yếu tố nguy cơ nào. Vì thế, khám sức khỏe định kỳ là việc tầm soát tốt nhất đối với chứng nhồi máu cơ tim.
Do tính chất thường gặp, nguy hiểm đến tính mạng và diễn biến nhanh chóng của bệnh, nên theo bác sĩ Chưng, người bệnh cần nghi ngờ là nhồi máu cơ tim nếu thấy đau hoặc tức nặng ở ngực trái. Lúc đó người bệnh đến bệnh viện hoặc cơ sở chuyên khoa để làm các biện pháp chẩn đoán, như: siêu âm tim, nghiệm pháp gắng sức, xạ hình tưới máu cơ tim...
Hiện Bệnh viện đa khoa Đồng Nai và Bệnh viện đa khoa Thống Nhất và đã có máy CT Scaner và máy MRI có thể chụp động mạch vành để xác định đoạn động mạch vành tắc do bị huyết khối.
Biến chứng nguy hiểm và những dự phòng
Tỷ lệ tử vong do nhồi máu cơ tim là khá cao. Với y học tiến bộ, nhồi máu cơ tim có thể được xác định sớm để phòng ngừa những biến chứng. Tuy nhiên, không phải người có bệnh nào cũng được tầm soát và tầm soát đầy đủ. Vì thế, những biến chứng tiềm tàng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, đó là tình trạng rối loạn nhịp tim trầm trọng, suy tim tiến triển, sốc tim và ngừng tim... Một số trường hợp, vùng cơ tim bị hoại tử lớn, gây vỡ tim, tử vong nhanh chóng hoặc đòi hỏi phải phẫu thuật cấp cứu.
Để dự phòng bệnh nhồi máu cơ tim, điều chỉnh lối sống thích hợp để ngăn ngừa nguy cơ xơ vữa động mạch. Tránh hút thuốc lá và ngửi khói thuốc. Nên ăn ít chất béo, nhiều rau củ, quả, trái cây; tránh để thừa cân và kiểm soát chặt chẽ huyết áp và đường máu trong giới hạn cho phép. Ngoài ra, cần theo dõi sát, điều chỉnh kịp thời, phát hiện từ sớm và xử trí triệt để cơn đau thắt ngực.
AloBacsi.
Bài viết cùng chủ đề
- Điều trị suy tim
- 1
- 911