Nhiều hãng sữa quảng cáo, sữa non công thức có sức đề kháng tốt cho trẻ khiến nhiều bà mẹ cho con uống sữa ngoài mà không biết nó không có tác dụng, thậm chí dễ bị nhiễm khuẩn, con suy dinh dưỡng và tử vong.
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo về tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ, do Viện dinh dưỡng tổ chức vừa tổ chức tại Hà Nội.
Sữa mẹ luôn là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Ông Roger Mathisen, chuyên gia Dinh dưỡng của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2010, các hãng sữa đã chi hơn 10 tỷ đồng để quảng cáo các sản phẩm sữa bột, gấp 2,7 lần so với chi phí quảng cáo trong năm 2009. Nhiều công ty cố tình quảng cáo sữa của họ có thành phần tương đương hoặc tốt như sữa mẹ, quảng cáo quá sự thật về tính chất ưu việt của sữa ngoài mà không có trong sữa mẹ…, thậm chí các thành phần cao gấp 2 – 3 lần sữa mẹ.
Thực tế, chưa hãng nào sản xuất được loại sữa tốt như sữa mẹ. Hơn nữa, dù sữa công thức được coi là an toàn nhưng thực tế tình trạng nhiễm khuẩn trong sữa bột ngày càng gia tăng. Sữa bột không phải là sản phẩm vô trùng. Tại nhà máy, nó có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao.
Theo DS Phan Đức Bình, Phó chủ tịch Hội tiêu dùng TP HCM khẳng định: “Sữa bò rất giàu protein để giúp bò con (bê) đi được ngay, mau lớn và tăng nhanh khối thịt. Ngược lại sữa người rất giàu lactose để giúp trẻ sơ sinh mau lớn và phát triển nhanh não bộ và hệ thần kinh. Riêng về sữa non của người (colostrum), có màu vàng và sánh đặc vì chứa nhiều kháng thể người từ mẹ chuyển qua để giúp trẻ sơ sinh chống lại các mầm bệnh của môi trường ngoài như cảm cúm, tiêu chảy… Còn sữa bò lúc nó mới đẻ cũng chứa colostrum nhưng là các kháng thể chống bệnh của bò chứ không phải kháng thể chống bệnh của trẻ con”.
Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc quốc gia sáng kiến Alive & Thrive cảnh báo, 15% số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong có thể ngăn được nếu nuôi con bằng sữa mẹ. 22% trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh có thể phòng tránh được nếu tất cả trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ sau sinh.
Kết quả điều tra ban đầu của dự án trên 4000 trẻ năm 2010 tại Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Vĩnh Long cho thấy, với trẻ không bú mẹ hoặc bú mẹ có kèm các chất lỏng không phải sữa, tỷ lệ có triệu chứng của bệnh bất kỳ trong vòng 2 tuần lên đến 60%. Trong khi đó, với trẻ chỉ có bú mẹ thì tỷ lệ này chỉ là gần 30%, giảm đến gần một nửa.
Thông tin trên được đưa ra tại hội thảo về tăng cường nuôi con bằng sữa mẹ, do Viện dinh dưỡng tổ chức vừa tổ chức tại Hà Nội.
Sữa mẹ luôn là thực phẩm tốt nhất cho trẻ sơ sinh
Ông Roger Mathisen, chuyên gia Dinh dưỡng của Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc cho biết, chỉ tính riêng trong năm 2010, các hãng sữa đã chi hơn 10 tỷ đồng để quảng cáo các sản phẩm sữa bột, gấp 2,7 lần so với chi phí quảng cáo trong năm 2009. Nhiều công ty cố tình quảng cáo sữa của họ có thành phần tương đương hoặc tốt như sữa mẹ, quảng cáo quá sự thật về tính chất ưu việt của sữa ngoài mà không có trong sữa mẹ…, thậm chí các thành phần cao gấp 2 – 3 lần sữa mẹ.
Thực tế, chưa hãng nào sản xuất được loại sữa tốt như sữa mẹ. Hơn nữa, dù sữa công thức được coi là an toàn nhưng thực tế tình trạng nhiễm khuẩn trong sữa bột ngày càng gia tăng. Sữa bột không phải là sản phẩm vô trùng. Tại nhà máy, nó có thể bị nhiễm các vi khuẩn gây bệnh có khả năng lây nhiễm cao.
Theo DS Phan Đức Bình, Phó chủ tịch Hội tiêu dùng TP HCM khẳng định: “Sữa bò rất giàu protein để giúp bò con (bê) đi được ngay, mau lớn và tăng nhanh khối thịt. Ngược lại sữa người rất giàu lactose để giúp trẻ sơ sinh mau lớn và phát triển nhanh não bộ và hệ thần kinh. Riêng về sữa non của người (colostrum), có màu vàng và sánh đặc vì chứa nhiều kháng thể người từ mẹ chuyển qua để giúp trẻ sơ sinh chống lại các mầm bệnh của môi trường ngoài như cảm cúm, tiêu chảy… Còn sữa bò lúc nó mới đẻ cũng chứa colostrum nhưng là các kháng thể chống bệnh của bò chứ không phải kháng thể chống bệnh của trẻ con”.
Bà Nemat Hajeebhoy, Giám đốc quốc gia sáng kiến Alive & Thrive cảnh báo, 15% số trẻ em dưới 5 tuổi tử vong có thể ngăn được nếu nuôi con bằng sữa mẹ. 22% trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh có thể phòng tránh được nếu tất cả trẻ sơ sinh được bú sữa mẹ sớm trong vòng 1 giờ sau sinh.
Kết quả điều tra ban đầu của dự án trên 4000 trẻ năm 2010 tại Thái Nguyên, Thanh Hóa, Quảng Ngãi, Vĩnh Long cho thấy, với trẻ không bú mẹ hoặc bú mẹ có kèm các chất lỏng không phải sữa, tỷ lệ có triệu chứng của bệnh bất kỳ trong vòng 2 tuần lên đến 60%. Trong khi đó, với trẻ chỉ có bú mẹ thì tỷ lệ này chỉ là gần 30%, giảm đến gần một nửa.
VTC