Đặc Tính Thảo Mộc:
Sâm thích mọc ở những vùng đồi núi ẩm thấp, dưới bóng rợp của rừng cây um tùm, rậm rạp.Sâm có rễ quanh năm, mỗi năm nẩy chồi mọc thành cọng thân tròn, trơn, cao chừng 1 bộ, tại đỉnh tẽ ra 3 cuống lá. Muỗi cuống có lá kép gồm 3-7 lá nhỏ, thường thường trung bình 5 lá. Hoa nhỏ, xanh xanh, xếp theo hình tán đơn đỡ bởi cuống hoa. Quả gồm những trái nhỏ hình thận màu đỏ son, có chứa 2, đôi khi 3 hột.Rễ dài từ 1-3 inch, mọng thịt, to bằng ngón tay. Thường chẻ hai ở dưới trông giống hai chân người. Đó là lý dó người Trung Hoa gọi là nhân sâm. Tận cùng và dọc theo thân có những rễ phụ gọi là nhân sâm chi (bán trên thị trường dưới tên là nhân sâm bách chi, rễ phụ chia nhánh tới trăm lần vẫn còn được gọi là chi) và những rễ sợi nhỏ dài trông như râu tóc gọi là nhân sâm tu. Những râu nhỏ đâm ngang thân rễ cái gọi là sâm nhị hồng.Khi khô, rễ sâm màu vàng trắng và nhăn nheo ngoài mặt. Những vành nhăn ngang này gọi là hoành văn. Sâm mọc tự nhiên càng có nhiều vành nhăn càng lớn tuổi.
Nhân Sâm Thần Thảo PanaxSâm có 22 giống nhưng chỉ có các giống thuộc họ thần thảo panax mới có dược tính mà thôi, nên chỉ xin nói qua các loại sâm thuộc họ này. Họ sâm thần thảo có bốn loại chính:1. Panax qinquefolius: Nhân sâm Hoa Kỳ, Tây Dương Sâm:Sâm Mỹ mọc ở những vùng đồi núi thuộc các tiểu bang miền bắc, trung và tây Hoa Kỳ.Một số các bộ lạc thổ dân da đỏ có nguồn gốc cổ Á châu vượt eo biển Bering qua Mỹ Châu vốn đã biết dùng và tôn sùng sâm, nên mò tìm ra sâm Hoa Kỳ này. Họ dùng sâm này làm thuốc ái ân, làm thuốc cường dương, bổ thận.Sâm Mỹ có hai loại:a. Panax qinquefolius (năm lá):