Ngâm ngay nước lạnh khi bị bỏng.
Bỏng là một chấn thương đòi hỏi phải điều trị dài ngày, nhiều mặt; chi phí điều trị bỏng tốn hơn nhiều lần so với các chấn thương khác.
Bệnh bỏng gây ra các rối loạn nội tạng kéo dài, di chứng bỏng ảnh hưởng nặng đến khả năng vận động, thẩm mỹ và tâm lý người bị bỏng. Do đó công tác tự cứu và sơ cứu cho người bị bỏng, công tác cứu chữa ban đầu tại tuyến y tế cơ sở được tiến hành đúng và kịp thời sẽ góp phần dự phòng các biến chứng của bệnh bỏng phát sinh.Khi bị bỏng điều đầu tiên phải rất bình tĩnh tìm cách dập ngay lửa, cởi ngay quần áo bị cháy hoặc bị nước sôi ngấm vào. Nếu ở vùng có đám cháy phải tìm cách vượt nhanh khỏi nơi cháy.
Nếu bị bỏng do điện:
phải tìm mọi cách để cắt luồng điện và cứu người ra khỏi luồng điện bằng cách ngắt ngay cầu dao, tháo bỏ cầu chì. Khi cứu người bị điện giật, người cứu phải dùng que gỗ khô gỡ dây điện đang tiếp xúc với người bị và tìm cách kéo người bị nạn ra ngoài vùng nguy hiểm (kéo tóc, kéo quần áo).Sau đó phải làm hô hấp nhân tạo, bóp tim ngoài lồng ngực, thổi ngạt ngay tại chỗ. Tránh mất thời gian mang người bị nạn đi mà không cấp cứu tại chỗ. Nếu có điều kiện tiêm thuốc trợ tim, thuốc kích thích hô hấp. Khi tự thở và tim đập trở lại lúc đó mới nghĩ đến việc băng vết bỏng, giảm đau và chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu bị bỏng trong các đám cháy lớn
có nhiều sản phẩm của chất cháy dưới dạng các khí khói nóng, nhiều khí oxid carbon, phải tìm cách đưa người bị nạn ra ngay chỗ thoáng khí, theo dõi tình trạng thở của nạn nhân, hút sạch đờm tiết, đảm bảo lưu thông khí.
Đối với tổn thương bỏng phải tự xử trí bằng cách ngâm nước lạnh: nếu gần một nguồn nước lạnh thì tốt nhất là ngâm toàn bộ phần bị bỏng xuống dưới nước lạnh để vừa dập lửa, vừa làm cho nhiệt độ dưới da bỏng hạ thấp, giảm đau, giảm phản ứng viêm nề thoát dịch huyết tương. Đó cũng là cách để giảm đau, dự phòng sốc và làm cho tổn thương bỏng không nặng thêm.
Sau khi đã ngâm lạnh cần phải băng ép chặt vừa mức vùng bị bỏng. Băng ép làm hạn chế sự phát triển của nốt phỏng và một phần sự phù nề của chi bị bỏng. Nếu để cho nốt phỏng tự phát triển không được băng ép chặt lại bỏng độ II sẽ thoát dịch thành nốt phỏng 25-50ml; nếu được băng ép chặt, dịch ở nốt phỏng có rất ít, chỉ khoảng 3-10ml (ít hơn nhiều lần).
Kịp thời băng ép vừa mức vùng bị bỏng, hạn chế sự phát triển phù nề của vùng bỏng.
Do đó việc băng ép chặt vừa mức vùng bỏng phải tiến hành sớm, chặt vừa đều trên chi bỏng mới có tác dụng. Không cần băng: vùng mặt, vùng tầng sinh môn, bỏng hoại tử khô, bỏng độ I
.Khi bị bỏng do axít:
Nếu axít dính trên quần áo và giày dép, cần nhanh chóng cởi bỏ quần áo, giày dép. Dùng nước lạnh dội lên vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước để hòa loãng nồng độ axít với thời gian trên 10 -15 phút. Nếu bị bỏng do acid hydrofluohydric thì ngâm rửa nước lạnh phải dài thời gian hơn sau đó dùng thuốc để trung hòa cụ thể:
Bỏng do vôi tôi:
rửa, dùng acid boric 3% rồi dùng amoniclorua 10% rửa sạch các vết vôi còn sót lại. Sau đó băng bằng acid boric 3%.
Khi bị bỏng mắt do hóa chất:
phải rửa ngay mắt bằng nước sạch, rửa nhiều nước, sau đó nên dùng nước muối sinh lý đẳng trương để rửa và tốt nhất là dùng loại dung dịch đệm natri photphat có pH 7,2 là dung dịch trung hòa đối với cả axít và cả bazơ bằng cách phân ly và hóa hợp tạo ra phản ứng đệm.pH của dung dịch đệm này gần với pH của nước mắt người (7,4) và có áp suất thẩm thấu tương đương với áp suất thẩm thấu nước mắt người (295 mosmol).
Timbacsy.com
Bỏng là một chấn thương đòi hỏi phải điều trị dài ngày, nhiều mặt; chi phí điều trị bỏng tốn hơn nhiều lần so với các chấn thương khác.
Bệnh bỏng gây ra các rối loạn nội tạng kéo dài, di chứng bỏng ảnh hưởng nặng đến khả năng vận động, thẩm mỹ và tâm lý người bị bỏng. Do đó công tác tự cứu và sơ cứu cho người bị bỏng, công tác cứu chữa ban đầu tại tuyến y tế cơ sở được tiến hành đúng và kịp thời sẽ góp phần dự phòng các biến chứng của bệnh bỏng phát sinh.Khi bị bỏng điều đầu tiên phải rất bình tĩnh tìm cách dập ngay lửa, cởi ngay quần áo bị cháy hoặc bị nước sôi ngấm vào. Nếu ở vùng có đám cháy phải tìm cách vượt nhanh khỏi nơi cháy.
Nếu bị bỏng do điện:
phải tìm mọi cách để cắt luồng điện và cứu người ra khỏi luồng điện bằng cách ngắt ngay cầu dao, tháo bỏ cầu chì. Khi cứu người bị điện giật, người cứu phải dùng que gỗ khô gỡ dây điện đang tiếp xúc với người bị và tìm cách kéo người bị nạn ra ngoài vùng nguy hiểm (kéo tóc, kéo quần áo).Sau đó phải làm hô hấp nhân tạo, bóp tim ngoài lồng ngực, thổi ngạt ngay tại chỗ. Tránh mất thời gian mang người bị nạn đi mà không cấp cứu tại chỗ. Nếu có điều kiện tiêm thuốc trợ tim, thuốc kích thích hô hấp. Khi tự thở và tim đập trở lại lúc đó mới nghĩ đến việc băng vết bỏng, giảm đau và chuyển người bị nạn đến cơ sở y tế gần nhất.
Nếu bị bỏng trong các đám cháy lớn
có nhiều sản phẩm của chất cháy dưới dạng các khí khói nóng, nhiều khí oxid carbon, phải tìm cách đưa người bị nạn ra ngay chỗ thoáng khí, theo dõi tình trạng thở của nạn nhân, hút sạch đờm tiết, đảm bảo lưu thông khí.
Đối với tổn thương bỏng phải tự xử trí bằng cách ngâm nước lạnh: nếu gần một nguồn nước lạnh thì tốt nhất là ngâm toàn bộ phần bị bỏng xuống dưới nước lạnh để vừa dập lửa, vừa làm cho nhiệt độ dưới da bỏng hạ thấp, giảm đau, giảm phản ứng viêm nề thoát dịch huyết tương. Đó cũng là cách để giảm đau, dự phòng sốc và làm cho tổn thương bỏng không nặng thêm.
Do đó việc băng ép chặt vừa mức vùng bỏng phải tiến hành sớm, chặt vừa đều trên chi bỏng mới có tác dụng. Không cần băng: vùng mặt, vùng tầng sinh môn, bỏng hoại tử khô, bỏng độ I
.Khi bị bỏng do axít:
Nếu axít dính trên quần áo và giày dép, cần nhanh chóng cởi bỏ quần áo, giày dép. Dùng nước lạnh dội lên vùng bỏng hoặc ngâm vùng bỏng vào nước để hòa loãng nồng độ axít với thời gian trên 10 -15 phút. Nếu bị bỏng do acid hydrofluohydric thì ngâm rửa nước lạnh phải dài thời gian hơn sau đó dùng thuốc để trung hòa cụ thể:
- Do acid hydrofluoric: dùng bột sunfat magnhe rắc vào vết bỏng và tiêm canxi gluconat vào dưới vết bỏng.
- Do acid phenic, phenol: dùng dầu thảo mộc tấm gạc băng lại.
Bỏng do vôi tôi:
rửa, dùng acid boric 3% rồi dùng amoniclorua 10% rửa sạch các vết vôi còn sót lại. Sau đó băng bằng acid boric 3%.
Khi bị bỏng mắt do hóa chất:
phải rửa ngay mắt bằng nước sạch, rửa nhiều nước, sau đó nên dùng nước muối sinh lý đẳng trương để rửa và tốt nhất là dùng loại dung dịch đệm natri photphat có pH 7,2 là dung dịch trung hòa đối với cả axít và cả bazơ bằng cách phân ly và hóa hợp tạo ra phản ứng đệm.pH của dung dịch đệm này gần với pH của nước mắt người (7,4) và có áp suất thẩm thấu tương đương với áp suất thẩm thấu nước mắt người (295 mosmol).
Timbacsy.com
Bài viết cùng chủ đề
- Điều Trị Sau khi bị bỏng
- 2
- 2,672
- [Hỏi] về bệnh uốn ván
- 6
- 6,857