Đến 60% trong số gần 400 mẫu dược liệu được Bộ Y tế kiểm tra không đảm bảo chất lượng. Có 3 loại nhập từ Trung Quốc bị làm giả rất nhiều, chứa cacbonat, bột xi măng, thậm chí hóa chất gây ung thư.
Đây là kết quả kiểm tra mới nhất của Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế). Số dược liệu này được lấy tại 5 tỉnh, thành là: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương tại 70 cơ sở khám chữa bệnh.
Rất nhiều mẫu dược liệu đang được sử dụng tại các cơ sở y học cổ truyền không đảm bảo chất lượng. Ảnh minh họa: N.P.
Theo đó, 3 loại dược liệu nhập từ Trung Quốc bị làm giả nhiều là: bạch linh, thỏ ty tử và hồng hoa. Kết quả xét nghiệm mẫu bạch linh cho thấy, 80% được làm từ cacbonat, thỏ ty tử có trộn bột xi măng hoặc hóa chất vô cơ và hồng hoa phát hiện chất gây ung thư và có cả hóa chất lạ nhưng chưa phát hiện ra chất gì.
Tiến sĩ Trần Thị Hồng Phương, Phó vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, trước đây phát hiện bạch linh giả bằng cách cho vào nước sẽ tan nhanh chóng, nhưng giờ nó được làm giả rất tinh vi, cho canxi cabonat vào để không tan trong nước. Đối với hồng hoa được nhuộm chất màu, còn một số chất chưa xác định được nhưng dù là chất gì khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan thận.
Ngoài ra, có 20% vị thuốc có sự nhầm lẫn giữa các loại, trộn lẫn hóa chất độc hại và hàm lượng hoạt chất đạt thấp. Một số vị thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp như: Đẳng sâm, hoàng cầm, khương hoạt, hà thủ ô đỏ, hoàng bá, đan sâm, ngưu tất, nhục thung dung..., chủ yếu là các loại được sử dụng thường xuyên và không có ở Việt Nam.
Cũng theo tiến sĩ Phương, việc quản lý chất lượng dược liệu hiện nay khó khăn vì nguồn dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc về chưa kiểm soát được. Việc kiểm soát mới chỉ tập trung chủ yếu ở việc phổ biến kiến thức cho các đơn vị cung ứng và người sử dụng nhận biết thuốc. Các cơ sở khám chữa bệnh cần phải củng cố lại việc nhập thuốc, có kiến thức phân biệt thật giả. Tuy nhiên, hiện có những dược liệu trộn hóa chất, hay trộn những chất mà chính Viện kiểm nghiệm chưa xác nhận là loại gì.
Hiện trong nước đã có một số vị thuốc nam có thể thay thế các vị thuốc nhập khẩu từ Trung Quốc, vì vậy Bộ Y tế khuyến cáo các cơ sở nên xem xét để sử dụng thay thế, tiến sĩ Phương cho biết.
Vụ Y dược cổ truyền đã đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành tiếp tục lấy mẫu các loại dược liệu có nguy cơ không đảm bảo chất lượng để kiểm nghiệm. Vụ cũng tiến hành tập huấn cho các bệnh viện y học cổ truyền nhận biết các loại dược liệu này. Đồng thời đề nghị Giám đốc các Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tăng cường quản lý chất lượng dược liệu, kiểm soát chặt chẽ việc kiểm nhập trước khi nhập kho.
Đối với 4 vị thuốc hồng hoa, bạch linh, thỏ ty tử, hoài sơn, các cơ sở chỉ được sử dụng khi có kết quả kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo từng lô thuốc nhập vào cơ sở khám chữa bệnh. Đối với lượng thuốc hiện có tại kho, các đơn vị niêm phong, tự bảo quản và gửi mẫu kiểm nghiệm, đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được sử dụng…
(Theo VNE)
Đây là kết quả kiểm tra mới nhất của Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế). Số dược liệu này được lấy tại 5 tỉnh, thành là: Hà Nội, TP HCM, Đà Nẵng, Quảng Nam và Hải Dương tại 70 cơ sở khám chữa bệnh.
Rất nhiều mẫu dược liệu đang được sử dụng tại các cơ sở y học cổ truyền không đảm bảo chất lượng. Ảnh minh họa: N.P.
Theo đó, 3 loại dược liệu nhập từ Trung Quốc bị làm giả nhiều là: bạch linh, thỏ ty tử và hồng hoa. Kết quả xét nghiệm mẫu bạch linh cho thấy, 80% được làm từ cacbonat, thỏ ty tử có trộn bột xi măng hoặc hóa chất vô cơ và hồng hoa phát hiện chất gây ung thư và có cả hóa chất lạ nhưng chưa phát hiện ra chất gì.
Tiến sĩ Trần Thị Hồng Phương, Phó vụ trưởng Vụ Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, trước đây phát hiện bạch linh giả bằng cách cho vào nước sẽ tan nhanh chóng, nhưng giờ nó được làm giả rất tinh vi, cho canxi cabonat vào để không tan trong nước. Đối với hồng hoa được nhuộm chất màu, còn một số chất chưa xác định được nhưng dù là chất gì khi vào cơ thể sẽ ảnh hưởng đến chức năng gan thận.
Ngoài ra, có 20% vị thuốc có sự nhầm lẫn giữa các loại, trộn lẫn hóa chất độc hại và hàm lượng hoạt chất đạt thấp. Một số vị thuốc có hàm lượng hoạt chất thấp như: Đẳng sâm, hoàng cầm, khương hoạt, hà thủ ô đỏ, hoàng bá, đan sâm, ngưu tất, nhục thung dung..., chủ yếu là các loại được sử dụng thường xuyên và không có ở Việt Nam.
Cũng theo tiến sĩ Phương, việc quản lý chất lượng dược liệu hiện nay khó khăn vì nguồn dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc về chưa kiểm soát được. Việc kiểm soát mới chỉ tập trung chủ yếu ở việc phổ biến kiến thức cho các đơn vị cung ứng và người sử dụng nhận biết thuốc. Các cơ sở khám chữa bệnh cần phải củng cố lại việc nhập thuốc, có kiến thức phân biệt thật giả. Tuy nhiên, hiện có những dược liệu trộn hóa chất, hay trộn những chất mà chính Viện kiểm nghiệm chưa xác nhận là loại gì.
Hiện trong nước đã có một số vị thuốc nam có thể thay thế các vị thuốc nhập khẩu từ Trung Quốc, vì vậy Bộ Y tế khuyến cáo các cơ sở nên xem xét để sử dụng thay thế, tiến sĩ Phương cho biết.
Vụ Y dược cổ truyền đã đề nghị các Sở Y tế tỉnh, thành tiếp tục lấy mẫu các loại dược liệu có nguy cơ không đảm bảo chất lượng để kiểm nghiệm. Vụ cũng tiến hành tập huấn cho các bệnh viện y học cổ truyền nhận biết các loại dược liệu này. Đồng thời đề nghị Giám đốc các Sở Y tế chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền tăng cường quản lý chất lượng dược liệu, kiểm soát chặt chẽ việc kiểm nhập trước khi nhập kho.
Đối với 4 vị thuốc hồng hoa, bạch linh, thỏ ty tử, hoài sơn, các cơ sở chỉ được sử dụng khi có kết quả kiểm nghiệm đạt tiêu chuẩn chất lượng theo từng lô thuốc nhập vào cơ sở khám chữa bệnh. Đối với lượng thuốc hiện có tại kho, các đơn vị niêm phong, tự bảo quản và gửi mẫu kiểm nghiệm, đạt tiêu chuẩn chất lượng mới được sử dụng…
(Theo VNE)