Trái cây và giá trị dinh dưỡng


TRÁI CÂY VÀ GIÁ TRỊ DINH DƯỠNG
Trái cây rất giàu giá trị dinh dưỡng, cung cấp nhiều vitamin có lợi cho sức khoẻ nên chúng ta thường được khuyên là "ăn càng nhiều càng tốt..". Tuy nhiên, nếu hiểu đúng giá trị của trái cây, bạn sẽ biết cách sử dụng chúng hiệu quả nhất.

Trái cây sấy khô có ít giá trị dinh dưỡng hơn trái cây tươi?
Sai. Khi so sánh trái cây khô và trái cây tươi, người ta phát hiện hàm lượng dinh dưỡng của loại sấy khô cao hơn loại còn tươi. Lượng polyphenol cũng tăng một cách đáng kể khi trái cây đã được sấy khô. Hơn nữa, loại sấy khô có nhiều chất xơ, các khoáng chất, vitamin, các nguyên tố vi lượng, kali, phức hợp carbonhydrat. Các chất này sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh tật, tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể.
Chuối có tác dụng phòng chống bệnh viêm loét dạ dày?
Đúng. Ngược với những gì ta nghĩ, ăn chuối có tác dụng phòng chống bệnh viêm loét dạ dày, điều này được biết đến từ xa xưa. Những thí nghiệm được tiến hành từ chuột cho thấy, chuối có khả năng phòng tránh đến 75% các viêm loét do dư a-xít gây ra. Theo tiến sĩ Ralph Best thuộc trường Đại học Asto (Birmingham, Anh Quốc), chuối thúc đẩy sự tăng sinh các tế bào và dịch nhầy trong dạ dày, nhờ vậy có tác dụng bảo vệ màng nhầy của cơ quan này chống lại viêm nhiễm. Chuối có tác dụng giảm độ a-xít trong dạ dầy nên giảm được chứng ợ nóng.
Chanh là loại quả có ít đường và nhiều vitamin C nhất?
Sai. Thực tế là lượng đường trong 1 kg chanh còn nhiều hơn trong 1 kg dâu tây, trong khi lượng vitamin C trong chanh lại thấp hơn dâu tây. Tuy nhiên, chanh vẫn được ưa chuộng vì nó còn đặc tính khử trùng, kháng sinh vi vật. Chanh được biết đến như một phương thuốc hữu hiệu để chữa trị các bệnh nhẹ như sốt, cảm cúm, viêm họng, các bệnh dễ viêm nhiễm khác trong khoang miệng.
Bơ tốt cho người ăn kiêng?
Đúng. Trái với những gì trước đây người ta nghĩ về quả bơ, những nghiên cứu gần đây lại cho thấy bơ rất tốt cho người béo phì và những người đang trong giai đoạn kiêng khem. Từ trước tới nay, bơ được xếp vào nhóm chứa nhiều chất béo nên các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên bạn cần phải hạn chế ăn. Nhưng ngược lại, những chất béo trong trái bơ là loại không bão hoà đơn, nên dễ hấp thụ, không gây béo phì. Ngoài ra, bơ còn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất, bổ xung đầy đủ nhu cầu trong giai đoạn ăn kiêng.
Ăn nho không nên bỏ hạt và vỏ?
Đúng. Trong lớp vỏ mỏng của hạt nho, người ta tìm thấy chất resveratrol có cấu trúc hoá học tương đồng với hormone oestrogen ở người. Chúng có tác dụng tốt đối với cholesterol và thành mạch máu trong cơ thể. Trong vỏ quả nho có chứa nhiều chất có khả năng kháng khuẩn.
Qua phương pháp đồng vị phóng xạ, người ta thấy chất này không bị phá hủy bởi dịch tiêu hoá nên có thể tuần hoàn khắp cơ thể và có tác dụng rất tốt đối với toàn thân. Vỏ nho chứa nhiều resveratrol hơn trong thịt quả nho. Chất này có khả năng chống ô-xy hoá mạnh gấp 7 lần vitamin E. Vì vậy khi ăn nho ta nên ăn cả vỏ và hạt.
Nên ăn tráng miệng trái cây ngay sau bữa ăn?
Sai. Thông thường sau bữa ăn, chúng ta có thói quen ăn tráng miệng bằng trái cây. Điều này hoàn toàn không nên. Ta biết rằng thức ăn vào dạ dày thường phải lưu lại từ 1 đến 2 giờ. Nếu sau bữa ăn, ta ăn trái cây ngay sẽ làm tăng thêm sự lưu trệ trong dạ dày. Trái cây có loại đường đơn monosacchant và các loại a-xít tactaric, a-xít citric làm cho dạ dày đầy hơi, gây chướng bụng, khó chịu.
Trong các loại trái cây thường dùng như cam, quýt, nho, lê,... Lại có chất plavon, chất này ở đường ruột bị vi khuẩn phân giải thành a-xít tioxianic gây ức chế công năng của tuyến giáp trạng, gây ra tình trạng bệnh lý của tuyến này. Một số trái cây có hàm lượng vitamin và pectin cao, chúng kết hợp với dịch vị, chất xơ và protein trong thứ ăn, dễ vón thành những hạt rắn khó tiêu. Những hạt này sau đó hình thành sỏi ở dạ dày và ruột. Vì vậy, các chuyên gia khuyên bạn nên ăn hoa quả sau bữa ăn từ 1 đến 3 giờ.
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.


Viết trả lời...
Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl