Kết quả xét nghiệm và các biện pháp chẩn đoán với sự hỗ trợ của máy móc đã hỗ trợ rất nhiều cho các bác sĩ trong quá trình chữa trị cho bệnh nhân.
Tuy nhiên, hiện nay do có quá nhiều phòng xét nghiệm tư nhân mọc lên kèm theo những lời đồn đại mà nhiều người tự ý đi thực hiện các xét nghiệm đặc biệt là các xét nghiệm không xâm nhập như siêu âm và kể cả X-quang cắt lớp, để rồi từ đó tự bắt bệnh của chính mình.
Thực tế, các biện pháp chẩn đoán chỉ là những phương cách thu nhận các thông tin về tình hình sức khỏe và bệnh lý và những thông tin này cần phối hợp với các thông tin từ bệnh sử, tiền sử gia đình, khám lâm sàng mới có thể đi đến chẩn đoán cuối cùng từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày xưa khi khoa học chưa phát triển, để chẩn đoán bệnh, thầy thuốc chỉ dựa trên sự cảm nhận của mình thông qua thăm khám trực tiếp bệnh nhân hoặc với sự hỗ trợ của một số dụng cụ đơn giản như ống nghe, đèn soi v.v... Đây gọi là hình thức khám lâm sàng (lâm có nghĩa là đến, sàng là giường bệnh).
Tuy nhiên, khi khoa học phát triển thì người thầy thuốc được hỗ trợ thêm các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng (còn gọi là phi lâm sàng) không trực tiếp với bệnh nhân bao gồm các xét nghiệm (XN) và các biện pháp chẩn đoán hình ảnh.
XN bao gồm các thử nghiệm về hóa sinh, huyết học, vi sinh và phân tích mô học vi thể. XN có thể được thực hiện với bệnh phẩm là máu, nước tiểu, nước bọt, dịch tiết từ tổn thương, dịch não tủy... Mục đích của XN có thể là xác định thành phần các chất có trong bệnh phẩm (XN hóa sinh), thành phần tế bào máu (XN huyết học), các vi sinh vật (vi trùng, vi rút, vi nấm, ký sinh trùng...) và cấu trúc tế bào của tổn thương (XN mô học). Về các biện pháp chẩn đoán hình ảnh thì hiện tại có 5 loại phổ biến: nội soi, X-quang, X-quang cắt lớp điện toán (CT scan), siêu âm, cộng hưởng từ hạt nhân.
Ngoài sự phân loại như trên, y học còn phân thành 2 loại: biện pháp chẩn đoán (BPCĐ) xâm nhập và không xâm nhập. BPCĐ xâm nhập là những biện pháp có gây tổn thương cho cơ thể (đâm, cắt vào da thịt) trong đó bao gồm các xét nghiệm lấy bệnh phẩm là máu hoặc mô cơ quan.
BPCĐ không xâm nhập là những BPCĐ còn lại, trong đó có các BPCĐ hình ảnh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đó là một số BPCĐ hình ảnh như X-quang thực tế có tác động đến cơ thể do tia X có tính phóng xạ và đặc biệt BPCĐ X-quang cắt lớp điện toán có lượng tia cao gấp nhiều lần so với X-quang thông thường.
Khi nào cần phải thực hiện các BPCĐ?
Các BPCĐ chỉ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ kể cả các xét nghiệm trong khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, hiện nay do có nhiều phòng xét nghiệm mọc lên và dưới tác dụng của những lời đồn đại mà nhiều người tự ý đi thực hiện các xét nghiệm đặc biệt là các xét nghiệm không xâm nhập như siêu âm và kể cả X-quang cắt lớp.
Thực tế mỗi loại BPCĐ chỉ là những phương cách thu nhận các thông tin về tình hình sức khỏe và bệnh lý và những thông tin này cần phối hợp với các thông tin từ bệnh sử, tiền sử gia đình, khám lâm sàng mới có thể đi đến chẩn đoán cuối cùng. Vì thế ngoại trừ một số xét nghiệm xác định hoặc tầm soát bệnh có thể không cần bác sĩ chỉ định mà chỉ cần có chuyên viên tư vấn/ tham vấn để bệnh nhân tự quyết định thực hiện hay không (xét nghiệm HIV, xét nghiệm nồng độ đường trong máu, xét nghiệm phết tế bào âm đạo tầm soát ung thư cổ tử cung, chụp X-quang nhũ ảnh tầm soát ung thư vú v.v...).
Lưu ý việc tham vấn là hết sức cần thiết vì ngoài việc để đảm bảo xét nghiệm được thực hiện đúng đối tượng và tránh các trường hợp tác dụng phụ hoặc chống chỉ định, tham vấn còn giúp chuẩn bị tâm lý cho đối tượng đón nhận kết quả xấu nếu có.
Một ưu tư khác đó là nhiều bệnh nhân được chỉ định nhiều loại xét nghiệm thậm chí có loại mới thực hiện ở nơi khám bệnh trước qua nơi khám sau lại phải làm lại. Thực tế nên hiểu việc này như thế nào? Nếu như trước đây chưa có xét nghiệm hoặc các loại xét nghiệm mới, đắt tiền thì bác sĩ vẫn tiến hành chẩn đoán được. Nếu có làm thêm những xét nghiệm mới, đắt tiền thì thường bác sĩ sẽ có thêm nguồn thông tin giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn.
Nếu xét về phương diện lý tưởng thì càng có nhiều thông tin càng tốt, tuy nhiên cần phải cân nhắc đến yếu tố kinh tế khi mà giá cả của nhiều loại xét nghiệm rất đắt. Trừ những BPCĐ cung cấp các thông tin quyết định cho việc chẩn đoán thì buộc phải làm còn lại nếu nó chỉ góp thêm một phần nhỏ thông tin thì có thể cân nhắc việc thực hiện hay không.
Tóm lại, nhờ vào các xét nghiệm ngày càng đa dạng và hiện đại, y học đã có thể chẩn đoán chính xác hơn các bệnh. Tuy nhiên, việc cân nhắc để có một quyết định đúng trong việc thực hiện các biện pháp chẩn đoán là hết sức cần thiết để phát huy các ưu điểm của chúng và hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
AloBacsi.
Tuy nhiên, hiện nay do có quá nhiều phòng xét nghiệm tư nhân mọc lên kèm theo những lời đồn đại mà nhiều người tự ý đi thực hiện các xét nghiệm đặc biệt là các xét nghiệm không xâm nhập như siêu âm và kể cả X-quang cắt lớp, để rồi từ đó tự bắt bệnh của chính mình.
Thực tế, các biện pháp chẩn đoán chỉ là những phương cách thu nhận các thông tin về tình hình sức khỏe và bệnh lý và những thông tin này cần phối hợp với các thông tin từ bệnh sử, tiền sử gia đình, khám lâm sàng mới có thể đi đến chẩn đoán cuối cùng từ bác sĩ chuyên khoa.
Ngày xưa khi khoa học chưa phát triển, để chẩn đoán bệnh, thầy thuốc chỉ dựa trên sự cảm nhận của mình thông qua thăm khám trực tiếp bệnh nhân hoặc với sự hỗ trợ của một số dụng cụ đơn giản như ống nghe, đèn soi v.v... Đây gọi là hình thức khám lâm sàng (lâm có nghĩa là đến, sàng là giường bệnh).
Tuy nhiên, khi khoa học phát triển thì người thầy thuốc được hỗ trợ thêm các phương tiện chẩn đoán cận lâm sàng (còn gọi là phi lâm sàng) không trực tiếp với bệnh nhân bao gồm các xét nghiệm (XN) và các biện pháp chẩn đoán hình ảnh.
XN bao gồm các thử nghiệm về hóa sinh, huyết học, vi sinh và phân tích mô học vi thể. XN có thể được thực hiện với bệnh phẩm là máu, nước tiểu, nước bọt, dịch tiết từ tổn thương, dịch não tủy... Mục đích của XN có thể là xác định thành phần các chất có trong bệnh phẩm (XN hóa sinh), thành phần tế bào máu (XN huyết học), các vi sinh vật (vi trùng, vi rút, vi nấm, ký sinh trùng...) và cấu trúc tế bào của tổn thương (XN mô học). Về các biện pháp chẩn đoán hình ảnh thì hiện tại có 5 loại phổ biến: nội soi, X-quang, X-quang cắt lớp điện toán (CT scan), siêu âm, cộng hưởng từ hạt nhân.
Ngoài sự phân loại như trên, y học còn phân thành 2 loại: biện pháp chẩn đoán (BPCĐ) xâm nhập và không xâm nhập. BPCĐ xâm nhập là những biện pháp có gây tổn thương cho cơ thể (đâm, cắt vào da thịt) trong đó bao gồm các xét nghiệm lấy bệnh phẩm là máu hoặc mô cơ quan.
BPCĐ không xâm nhập là những BPCĐ còn lại, trong đó có các BPCĐ hình ảnh. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đó là một số BPCĐ hình ảnh như X-quang thực tế có tác động đến cơ thể do tia X có tính phóng xạ và đặc biệt BPCĐ X-quang cắt lớp điện toán có lượng tia cao gấp nhiều lần so với X-quang thông thường.
Khi nào cần phải thực hiện các BPCĐ?
Các BPCĐ chỉ được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ kể cả các xét nghiệm trong khám sức khỏe tổng quát. Tuy nhiên, hiện nay do có nhiều phòng xét nghiệm mọc lên và dưới tác dụng của những lời đồn đại mà nhiều người tự ý đi thực hiện các xét nghiệm đặc biệt là các xét nghiệm không xâm nhập như siêu âm và kể cả X-quang cắt lớp.
Thực tế mỗi loại BPCĐ chỉ là những phương cách thu nhận các thông tin về tình hình sức khỏe và bệnh lý và những thông tin này cần phối hợp với các thông tin từ bệnh sử, tiền sử gia đình, khám lâm sàng mới có thể đi đến chẩn đoán cuối cùng. Vì thế ngoại trừ một số xét nghiệm xác định hoặc tầm soát bệnh có thể không cần bác sĩ chỉ định mà chỉ cần có chuyên viên tư vấn/ tham vấn để bệnh nhân tự quyết định thực hiện hay không (xét nghiệm HIV, xét nghiệm nồng độ đường trong máu, xét nghiệm phết tế bào âm đạo tầm soát ung thư cổ tử cung, chụp X-quang nhũ ảnh tầm soát ung thư vú v.v...).
Lưu ý việc tham vấn là hết sức cần thiết vì ngoài việc để đảm bảo xét nghiệm được thực hiện đúng đối tượng và tránh các trường hợp tác dụng phụ hoặc chống chỉ định, tham vấn còn giúp chuẩn bị tâm lý cho đối tượng đón nhận kết quả xấu nếu có.
Một ưu tư khác đó là nhiều bệnh nhân được chỉ định nhiều loại xét nghiệm thậm chí có loại mới thực hiện ở nơi khám bệnh trước qua nơi khám sau lại phải làm lại. Thực tế nên hiểu việc này như thế nào? Nếu như trước đây chưa có xét nghiệm hoặc các loại xét nghiệm mới, đắt tiền thì bác sĩ vẫn tiến hành chẩn đoán được. Nếu có làm thêm những xét nghiệm mới, đắt tiền thì thường bác sĩ sẽ có thêm nguồn thông tin giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn.
Nếu xét về phương diện lý tưởng thì càng có nhiều thông tin càng tốt, tuy nhiên cần phải cân nhắc đến yếu tố kinh tế khi mà giá cả của nhiều loại xét nghiệm rất đắt. Trừ những BPCĐ cung cấp các thông tin quyết định cho việc chẩn đoán thì buộc phải làm còn lại nếu nó chỉ góp thêm một phần nhỏ thông tin thì có thể cân nhắc việc thực hiện hay không.
Tóm lại, nhờ vào các xét nghiệm ngày càng đa dạng và hiện đại, y học đã có thể chẩn đoán chính xác hơn các bệnh. Tuy nhiên, việc cân nhắc để có một quyết định đúng trong việc thực hiện các biện pháp chẩn đoán là hết sức cần thiết để phát huy các ưu điểm của chúng và hạn chế những ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.
AloBacsi.