Giáo viên sinh con vào kỳ nghỉ hè được nghỉ thai sản như thế nào?


Bác sỹ trực tuyến

Super Moderator
1,025
41
48
Xu
0
Bà Phạm Lan Hương (TP. Hà Nội) là giáo viên tiểu học, hiện đang mang thai, dự kiến sinh vào ngày 21/6/2013. Bà Hương hỏi, bà có được nghỉ gộp cả 2 tháng hè và 4 tháng thai sản không?


Luật sư Trần Văn Toàn, Văn phòng Luật sư Khánh Hưng - Đoàn Luật sư Hà Nội trả lời thắc mắc của bà Hương như sau:


Thời gian nghỉ ngơi trong một năm của giáo viên giảng dạy tại các cơ sở giáo dục phổ thông được quy định tại Khoản 3, Điều 5 Quy định chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông, ban hành kèm theo Thông tư số 28/2009/TT-BGDĐT ngày 21/10/2009 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.


Theo quy định, thời gian nghỉ hằng năm của giáo viên gồm: nghỉ hè, nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ và các ngày nghỉ khác:


- Thời gian nghỉ hè của giáo viên thay cho nghỉ phép hằng năm là 2 tháng, được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có);


- Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;


- Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.


Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hằng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định.


Chế độ thai sản do Bảo hiểm xã hội chi trả


Theo quy định tại điểm a, khoản 1; khoản 4 Điều 31 và Điều 35 Luật Bảo hiểm xã hội thì lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản 4 tháng, nếu làm nghề hoặc công việc trong điều kiện lao động bình thường. Thời gian hưởng chế độ thai sản tính cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc.


Cụ thể vấn đề bà Phạm Lan Hương hỏi: Chế độ nghỉ hè thay cho nghỉ phép đối với giáo viên tại các cơ sở giáo dục phổ thông thường được thực hiện sau khi kết thúc năm học vào khoảng thời gian từ ngày 1/6 đến ngày 31/8 hàng năm.


Nhưng trùng vào thời gian nghỉ hè thay cho nghỉ phép thì bà Hương sinh con và hưởng chế độ thai sản do cơ quan Bảo hiểm xã hội chi trả. Vì vậy bà Hương có thể đề nghị hiệu trưởng nhà trường bố trí cho bà nghỉ phép trước khi nghỉ thai sản hoặc lùi thời gian nghỉ phép sau khi nghỉ thai sản.


Căn cứ quy định tại điểm b, khoản 1 và điểm c khoản 2 Điều 5 Thông tư số 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính, trường hợp bà Hương có đơn xin nghỉ phép trước hoặc sau khi bà nghỉ thai sản, nhưng do yêu cầu công tác giảng dạy mà nhà trường không bố trí được thời gian cho bà Hương nghỉ phép hoặc không bố trí đủ số ngày nghỉ phép năm, thì căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa nghỉ phép năm của bà, Hiệu trưởng sẽ quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho bà.


Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành. Thời gian chi trả được thực hiện một lần trong năm và được quyết toán vào niên độ ngân sách hàng năm.


Luật sư Trần Văn Toàn
VPLS Khánh Hưng – Đoàn Luật sư Hà Nội
 



Các thông tin trên trang web này chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm nào do việc áp dụng các thông tin trên trang web này gây ra.

Mua bán thuốc Mg Tan INJ | Thuốc Rodogyl