Người ta khuyên không nên hút thuốc lá, nhưng không thấy nói tới thuốc lào. Vậy hút thuốc lào có độc hại như hút thuốc lá không? Nhất là khói thuốc đã được lọc qua nước trong điếu cầy?
Cây thuốc lào có tên khoa học là Nicotiana rustica L. họ Cà Solanaceae. Cây thảo mọc hàng năm, cao chừng 1m, thấp hơn cây thuốc lá. Toàn cây có lông dính. Lá mọc so le, có cuống dầy, phiến lá hình trứng đầu nhọn, to và dày hơn lá cây thuốc lá. Cụm hoa là một cờ ở ngọn thân, hay cành. Cánh hoa màu vàng hay lục sẫm dính liền nhau thành ống ở dưới, phía trên chia 5 thuỳ, tròn, ngắn. Quả nang hình trứng hoặc gần hình cầu có đài còn lại bọc ở ngoài, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.
Cây thuốc lào thường trồng tập trung ở một số huyện như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng. Cây thuốc lào không kén đất, đất cát pha hay đất thịt đều trồng được nhưng nó không ưa úng và rợp. Đất làm nhỏ, đánh luống cao, trồng thành hàng, bón phân chuồng hay phân bắc cho thuốc đậm khói. Thuốc lào vị đậm, khói nặng, không dùng làm thuốc lá cuốn mà hút bằng điếu cầy trong có nước hoặc điếu bát.
Tuy việc hút thuốc lào hít khói đã được qua nước điếu, nhưng các chất độc khác do khói thuốc biến hoá ra không phải là vô hại. Thế giới hiện rất quan tâm đến vấn đề này.
Trong cây thuốc lào cũng có các chất độc, chủ yếu là nicotin, hàm lượng thay đổi từ 2 - 10% có thể tới 16%. Trong khói thuốc lào có những yếu tố nguy hiểm dễ gây ra bệnh nhồi máu cơ tim và ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn, hô hấp, đường ruột và hệ thống bài tiết. Khói đó được lọc một phần qua nước ở trong điếu, nhưng chẳng bao lâu nước điếu cầy bão hoà và không giữ được nicotin nữa.
Những chất độc trong khói thuốc như chất nicotin và carbon oxyt dần dần để lại dấu vết trên thành mạch máu, giống như cặn vôi đọng trong ấm đun nước làm cho động mạch hẹp lại, có thể bị tắc, không cung cấp được máu nữa.
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị đứt tay, đứt chân, lấy một ít sợi thuốc lào vê tròn rồi đắp trực tiếp lên chỗ đứt, máu sẽ cầm ngay. Nước điếu lấy ở điếu cầy được bôi chữa hắc lào.
Có thể xử trí ban đầu như sau:
- Chữa rắn cắn: Lấy 1 cục thuốc lào to bằng đầu ngón tay nhai nuốt nước, bã đắp. Nếu không có sẵn sợi thuốc lào, uống 1 chén nước điếu hoặc cạo lấy cao bám trong xe điếu bôi, đắp vào vết cắn.
- Chữa vết thương: Thuốc lào (20%) giã nát đắp. Hoặc thuốc lào (20%), Lá tre non (40%) phơi thật khô, tán thành bột mịn, gạo tẻ (40%) rang giòn, tán thành bột mịn. Trộn đều 2 bột rắc lên vết thương, băng lại. Sau 2 – 3 ngày thay thuốc một lần.
- Chữa sâu quảng: Lá thuốc lào (50g), Quả hồi (50g), Măng tre (100g), Lá chanh (50g). Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, đắp.
Lá thuốc lào giã nát lấy nước bôi chữa bỏng. Nấu nước tắm rửa để chữa ghẻ cho súc vật. Lá thuốc lào tươi, thái nhỏ rải xuống dưới chiếu nằm có tác dụng trừ rệp. Lá thuốc lào sắc lấy nước đặc, phun để diệt sâu hại cây trồng.
- Phòng đỉa cắn: Thuốc lào (10g), Vôi tôi (20g), Bồ hóng (10g) giã nhỏ để bôi
Rất mong các bạn có thói quen hút thuốc lào, sau khi thấy rõ tác hại của việc hút thuốc lào sẽ “chôn điếu đi” mà không “đào điếu lên” nữa. Có thế mới tăng thêm tuổi thọ, gìn giữ được sức khoẻ.
(Cây thuốc quý)
Cây thuốc lào có tên khoa học là Nicotiana rustica L. họ Cà Solanaceae. Cây thảo mọc hàng năm, cao chừng 1m, thấp hơn cây thuốc lá. Toàn cây có lông dính. Lá mọc so le, có cuống dầy, phiến lá hình trứng đầu nhọn, to và dày hơn lá cây thuốc lá. Cụm hoa là một cờ ở ngọn thân, hay cành. Cánh hoa màu vàng hay lục sẫm dính liền nhau thành ống ở dưới, phía trên chia 5 thuỳ, tròn, ngắn. Quả nang hình trứng hoặc gần hình cầu có đài còn lại bọc ở ngoài, chứa nhiều hạt nhỏ màu đen.
Cây thuốc lào thường trồng tập trung ở một số huyện như Vĩnh Bảo, Tiên Lãng. Cây thuốc lào không kén đất, đất cát pha hay đất thịt đều trồng được nhưng nó không ưa úng và rợp. Đất làm nhỏ, đánh luống cao, trồng thành hàng, bón phân chuồng hay phân bắc cho thuốc đậm khói. Thuốc lào vị đậm, khói nặng, không dùng làm thuốc lá cuốn mà hút bằng điếu cầy trong có nước hoặc điếu bát.
Tuy việc hút thuốc lào hít khói đã được qua nước điếu, nhưng các chất độc khác do khói thuốc biến hoá ra không phải là vô hại. Thế giới hiện rất quan tâm đến vấn đề này.
Trong cây thuốc lào cũng có các chất độc, chủ yếu là nicotin, hàm lượng thay đổi từ 2 - 10% có thể tới 16%. Trong khói thuốc lào có những yếu tố nguy hiểm dễ gây ra bệnh nhồi máu cơ tim và ảnh hưởng không tốt đến tuần hoàn, hô hấp, đường ruột và hệ thống bài tiết. Khói đó được lọc một phần qua nước ở trong điếu, nhưng chẳng bao lâu nước điếu cầy bão hoà và không giữ được nicotin nữa.
Những chất độc trong khói thuốc như chất nicotin và carbon oxyt dần dần để lại dấu vết trên thành mạch máu, giống như cặn vôi đọng trong ấm đun nước làm cho động mạch hẹp lại, có thể bị tắc, không cung cấp được máu nữa.
Theo kinh nghiệm dân gian, khi bị đứt tay, đứt chân, lấy một ít sợi thuốc lào vê tròn rồi đắp trực tiếp lên chỗ đứt, máu sẽ cầm ngay. Nước điếu lấy ở điếu cầy được bôi chữa hắc lào.
Có thể xử trí ban đầu như sau:
- Chữa rắn cắn: Lấy 1 cục thuốc lào to bằng đầu ngón tay nhai nuốt nước, bã đắp. Nếu không có sẵn sợi thuốc lào, uống 1 chén nước điếu hoặc cạo lấy cao bám trong xe điếu bôi, đắp vào vết cắn.
- Chữa vết thương: Thuốc lào (20%) giã nát đắp. Hoặc thuốc lào (20%), Lá tre non (40%) phơi thật khô, tán thành bột mịn, gạo tẻ (40%) rang giòn, tán thành bột mịn. Trộn đều 2 bột rắc lên vết thương, băng lại. Sau 2 – 3 ngày thay thuốc một lần.
- Chữa sâu quảng: Lá thuốc lào (50g), Quả hồi (50g), Măng tre (100g), Lá chanh (50g). Tất cả rửa sạch, giã nhỏ, đắp.
Lá thuốc lào giã nát lấy nước bôi chữa bỏng. Nấu nước tắm rửa để chữa ghẻ cho súc vật. Lá thuốc lào tươi, thái nhỏ rải xuống dưới chiếu nằm có tác dụng trừ rệp. Lá thuốc lào sắc lấy nước đặc, phun để diệt sâu hại cây trồng.
- Phòng đỉa cắn: Thuốc lào (10g), Vôi tôi (20g), Bồ hóng (10g) giã nhỏ để bôi
Rất mong các bạn có thói quen hút thuốc lào, sau khi thấy rõ tác hại của việc hút thuốc lào sẽ “chôn điếu đi” mà không “đào điếu lên” nữa. Có thế mới tăng thêm tuổi thọ, gìn giữ được sức khoẻ.
(Cây thuốc quý)